Trang Military Watch của Mỹ, dẫn nguồn tin từ cơ quan tình báo nước này cho biết, Ả Rập Xê Út và Trung Quốc được cho là đang đàm phán về khả năng về hợp đồng mua bán máy bay chiến đấu hạng nhẹ J-10C. Ảnh: Sina.Riyadh được cho là cũng quan tâm đến việc mua các vũ khí khác của Trung Quốc, bao gồm UAV phóng từ xe tải Sky Saker FX80, UAV cất và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) CR500, tên lửa Cruise Dragon 5 và 10; tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-17. Ảnh: MilitaryWatch.Những thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Riyadh tiếp tục tăng cường toàn diện mối quan hệ chiến lược với Bắc Kinh, bao gồm các động thái hướng tới thanh toán tiền bán dầu bằng đồng Nhân dân tệ, sử dụng rộng rãi cơ sở hạ tầng 5G của Huawei trong các mạng viễn thông của Ả Rập Xê Út. Ảnh: DCS.Về hợp tác quốc phòng, Bắc Kinh và Riyadh quyết định phát triển một dự án sản xuất máy bay không người lái để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của Ả Rập Xê Út; đồng thời tiến tới sản xuất nhiều loại vũ khí Trung Quốc ở trên lãnh thổ Ả Rập Xê Út. Ảnh: Sina. Riyadh đang phải đối mặt với các mối đe dọa từ Mỹ và các đối tác phương Tây, trong việc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và áp lực cao phải thay đổi chính sách sản xuất dầu của mình, để bán dầu rẻ hơn cho phương Tây. Các quan chức Ả Rập Xê Út đã liên tục cảnh báo rằng, bất kỳ lệnh cấm vận nào cũng có thể nhanh chóng bị đáp trả bằng việc họ mua vũ khí của Trung Quốc. Ảnh: China Military. Ả Rập Xê Út là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, việc để mất thị trường quan trọng này, có thể là một đòn giáng mạnh vào lợi ích của ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây và là một dấu mốc quan trọng trong quá trình Trung Quốc dần nổi lên, như một nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu. Ảnh: DCS. Trung Quốc ngày càng được kỳ vọng sẽ nhanh chóng mở rộng danh mục xuất khẩu vũ khí của mình, khi nước này trong thập kỷ qua đã thu hẹp đáng kể khoảng cách với Mỹ và Nga về khả năng trang bị quân sự của mình. Đồng thời vũ khí Trung Quốc được coi là một trong những sản phẩm cạnh tranh nhất về giá trên thế giới. Ảnh: Sina.Nền tảng thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, chính là việc nước này tăng chi tiêu cho quốc phòng. Trung Quốc đã mua máy bay chiến đấu cho lực lượng không quân của họ với tốc độ lớn hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia nào khác; trong khi ngân sách quốc phòng của nước này lớn thứ hai chỉ sau Mỹ. Ảnh: Sina.Một dấu mốc quan trọng trong sự nổi lên của Trung Quốc, với tư cách là nhà cung cấp vũ khí chất lượng cao, là việc nước này phát triển thành công máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20, có thể sánh ngang với F-35 của Mỹ. J-20 đã được chuyển giao cho Không quân Trung Quốc vào năm 2016. Ảnh: Sina. Máy bay chiến đấu hạng nhẹ J-10C được đánh giá là máy bay chiến đấu “thế hệ 4+”, đưa vào trang bị từ năm 2018 và đã được sản xuất trên quy mô lớn cho cả nhu cầu của Trung Quốc và từ năm 2021 đã xuất khẩu sang Pakistan. Ảnh: Sina. Phiên bản J-10C được hưởng lợi đáng kể từ các công nghệ được phát triển cho J-20, bao gồm vật liệu tổng hợp, hệ thống điện tử hàng không và khả năng tiếp cận với các loại vũ khí tiên tiến. Ảnh: Xinhua. J-10C được coi là đối thủ cạnh tranh với F-35 cho danh hiệu máy bay chiến đấu một động cơ có khả năng chiến đấu cao nhất thế giới. Mặc dù thiếu khả năng tàng hình tiên tiến như của F-35, nhưng J-10C có những ưu điểm như yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn, độ tin cậy cao hơn và khả năng tiếp cận các loại tên lửa không đối không. Ảnh: HNAPA. Chiến đấu cơ J-10C đã thể hiện rất xuất sắc trong các bài tập đối đầu với những máy bay có kích thước gấp đôi như J-16 và Su-35 của Nga trong các cuộc giao chiến mô phỏng. Và những chiếc J-10C có khả năng thay thế các máy bay Tornado do châu Âu cung cấp cho Ả Rập Xê Út đã lạc hậu; dự kiến sẽ loại biên trước cuối thập kỷ này. Ảnh: Military. Chưa dừng lại ở việc mua chiến đấu J-10C, Ả Rập Xê Út cũng được cho là đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến việc mua máy bay chiến đấu tàng hình FC-31 của Trung Quốc; đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng nhẹ hơn J-20, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào khoảng giữa thập kỷ này và có khả năng bắt đầu thay thế phi đội máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Trung Quốc. Ảnh: Chosul. Những chiếc F-15 do Mỹ cung cấp cho Ả Rập Xê Út vào những năm 1980, cũng được coi là gần hết vòng đời sử dụng. Tuy nhiên khi Riyadh ngỏ lời muốn mua F-35, đã ngay lập tức nhận được cái “lắc đầu” từ Washington; khiến Ả Rập Xê Út tìm đến với Trung Quốc. Ảnh: USAF. Không chỉ có Ả Rập Xê Út quan tâm đến vũ khí Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng bắt đầu mua bay huấn luyện chiến đấu L-15 của Trung Quốc vào năm 2021, đánh dấu sự khởi đầu của việc rời xa sự phụ thuộc vào các nước phương Tây về an ninh, khi các mối quan hệ chiến lược với Bắc Kinh tiếp tục được củng cố. Ảnh: Sina. Giống như những chiếc J-10C được chế tạo cho Pakistan, những chiếc J-10C này có thể được giao trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu hợp đồng như vậy với phương Tây, việc giao hàng phải mất vài năm; do năng lực sản xuất quốc phòng của Trung Quốc, hiện đang ở mức rất cao. Ảnh: Sina.
Trang Military Watch của Mỹ, dẫn nguồn tin từ cơ quan tình báo nước này cho biết, Ả Rập Xê Út và Trung Quốc được cho là đang đàm phán về khả năng về hợp đồng mua bán máy bay chiến đấu hạng nhẹ J-10C. Ảnh: Sina.
Riyadh được cho là cũng quan tâm đến việc mua các vũ khí khác của Trung Quốc, bao gồm UAV phóng từ xe tải Sky Saker FX80, UAV cất và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) CR500, tên lửa Cruise Dragon 5 và 10; tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-17. Ảnh: MilitaryWatch.
Những thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Riyadh tiếp tục tăng cường toàn diện mối quan hệ chiến lược với Bắc Kinh, bao gồm các động thái hướng tới thanh toán tiền bán dầu bằng đồng Nhân dân tệ, sử dụng rộng rãi cơ sở hạ tầng 5G của Huawei trong các mạng viễn thông của Ả Rập Xê Út. Ảnh: DCS.
Về hợp tác quốc phòng, Bắc Kinh và Riyadh quyết định phát triển một dự án sản xuất máy bay không người lái để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của Ả Rập Xê Út; đồng thời tiến tới sản xuất nhiều loại vũ khí Trung Quốc ở trên lãnh thổ Ả Rập Xê Út. Ảnh: Sina.
Riyadh đang phải đối mặt với các mối đe dọa từ Mỹ và các đối tác phương Tây, trong việc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và áp lực cao phải thay đổi chính sách sản xuất dầu của mình, để bán dầu rẻ hơn cho phương Tây. Các quan chức Ả Rập Xê Út đã liên tục cảnh báo rằng, bất kỳ lệnh cấm vận nào cũng có thể nhanh chóng bị đáp trả bằng việc họ mua vũ khí của Trung Quốc. Ảnh: China Military.
Ả Rập Xê Út là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, việc để mất thị trường quan trọng này, có thể là một đòn giáng mạnh vào lợi ích của ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây và là một dấu mốc quan trọng trong quá trình Trung Quốc dần nổi lên, như một nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu. Ảnh: DCS.
Trung Quốc ngày càng được kỳ vọng sẽ nhanh chóng mở rộng danh mục xuất khẩu vũ khí của mình, khi nước này trong thập kỷ qua đã thu hẹp đáng kể khoảng cách với Mỹ và Nga về khả năng trang bị quân sự của mình. Đồng thời vũ khí Trung Quốc được coi là một trong những sản phẩm cạnh tranh nhất về giá trên thế giới. Ảnh: Sina.
Nền tảng thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, chính là việc nước này tăng chi tiêu cho quốc phòng. Trung Quốc đã mua máy bay chiến đấu cho lực lượng không quân của họ với tốc độ lớn hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia nào khác; trong khi ngân sách quốc phòng của nước này lớn thứ hai chỉ sau Mỹ. Ảnh: Sina.
Một dấu mốc quan trọng trong sự nổi lên của Trung Quốc, với tư cách là nhà cung cấp vũ khí chất lượng cao, là việc nước này phát triển thành công máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20, có thể sánh ngang với F-35 của Mỹ. J-20 đã được chuyển giao cho Không quân Trung Quốc vào năm 2016. Ảnh: Sina.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ J-10C được đánh giá là máy bay chiến đấu “thế hệ 4+”, đưa vào trang bị từ năm 2018 và đã được sản xuất trên quy mô lớn cho cả nhu cầu của Trung Quốc và từ năm 2021 đã xuất khẩu sang Pakistan. Ảnh: Sina.
Phiên bản J-10C được hưởng lợi đáng kể từ các công nghệ được phát triển cho J-20, bao gồm vật liệu tổng hợp, hệ thống điện tử hàng không và khả năng tiếp cận với các loại vũ khí tiên tiến. Ảnh: Xinhua.
J-10C được coi là đối thủ cạnh tranh với F-35 cho danh hiệu máy bay chiến đấu một động cơ có khả năng chiến đấu cao nhất thế giới. Mặc dù thiếu khả năng tàng hình tiên tiến như của F-35, nhưng J-10C có những ưu điểm như yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn, độ tin cậy cao hơn và khả năng tiếp cận các loại tên lửa không đối không. Ảnh: HNAPA.
Chiến đấu cơ J-10C đã thể hiện rất xuất sắc trong các bài tập đối đầu với những máy bay có kích thước gấp đôi như J-16 và Su-35 của Nga trong các cuộc giao chiến mô phỏng. Và những chiếc J-10C có khả năng thay thế các máy bay Tornado do châu Âu cung cấp cho Ả Rập Xê Út đã lạc hậu; dự kiến sẽ loại biên trước cuối thập kỷ này. Ảnh: Military.
Chưa dừng lại ở việc mua chiến đấu J-10C, Ả Rập Xê Út cũng được cho là đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến việc mua máy bay chiến đấu tàng hình FC-31 của Trung Quốc; đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng nhẹ hơn J-20, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào khoảng giữa thập kỷ này và có khả năng bắt đầu thay thế phi đội máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Trung Quốc. Ảnh: Chosul.
Những chiếc F-15 do Mỹ cung cấp cho Ả Rập Xê Út vào những năm 1980, cũng được coi là gần hết vòng đời sử dụng. Tuy nhiên khi Riyadh ngỏ lời muốn mua F-35, đã ngay lập tức nhận được cái “lắc đầu” từ Washington; khiến Ả Rập Xê Út tìm đến với Trung Quốc. Ảnh: USAF.
Không chỉ có Ả Rập Xê Út quan tâm đến vũ khí Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng bắt đầu mua bay huấn luyện chiến đấu L-15 của Trung Quốc vào năm 2021, đánh dấu sự khởi đầu của việc rời xa sự phụ thuộc vào các nước phương Tây về an ninh, khi các mối quan hệ chiến lược với Bắc Kinh tiếp tục được củng cố. Ảnh: Sina.
Giống như những chiếc J-10C được chế tạo cho Pakistan, những chiếc J-10C này có thể được giao trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu hợp đồng như vậy với phương Tây, việc giao hàng phải mất vài năm; do năng lực sản xuất quốc phòng của Trung Quốc, hiện đang ở mức rất cao. Ảnh: Sina.