"Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Karabakh sẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng vì thỏa thuận ngừng bắn tạm thời giữa Armenia và Azerbaijan chỉ là thời gian nghỉ ngơi trước khi xảy ra xung đột", ý kiến trên được chia sẻ bởi chuyên gia Valery Amirov.Thực tế là Armenia sẽ không thể chấp nhận việc mất Karabakh, đồng thời, Azerbaijan sẽ không từ bỏ suy nghĩ rằng họ cần giành lại toàn bộ vùng lãnh thổ đang tranh chấp trong khi đang có lợi thế lớn, ông Amirov nói.Do đó lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga khi triển khai ở đó thì: "tất cả binh sĩ sẽ đứng trước đe dọa gặp phải nguy hiểm nghiêm trọng", ấn bản Reporter trích dẫn ý kiến của vị chuyên gia.Chuyên gia Amirov dẫn chứng cuộc xung đột vũ trang ở Nam Ossetia năm 2008. Khi đó quân đội Gruzia đã bắn vào lãnh thổ của nước cộng hòa này, hậu quả là binh sĩ gìn giữ hòa bình Nga đã phải gánh chịu hậu quả.Đối với thỏa thuận đình chiến mới nhất, đây chỉ là thời gian nghỉ ngơi chứ không phải là chấm dứt các cuộc xung đột trong tương lai, chuyên gia đảm bảo.Thực tế là các trận chiến ác liệt giành lấy Shusha đã diễn ra trên lãnh thổ Karabakh và cả hai bên đều chịu tổn thất lớn, vì vậy các bên xung đột đã phải tạm ngừng bắn để huấn luyện thêm quân dự bị và tập hợp lại lực lượng.Xung đột giữa các cộng đồng ở Karabakh vốn có nguồn gốc lịch sử và văn hóa lâu đời, đã đạt đến một mức độ gay gắt mới trong những năm Perestroika thời Liên Xô, trên nền tảng của sự gia tăng mạnh mẽ các phong trào quốc gia ở Armenia và Azerbaijan.Tuy nhiên tình hình đã thay đổi mạnh mẽ trong những năm 90 của thế kỷ trước, và rồi một đợt giao tranh với mức độ vô cùng trầm trọng đã xảy ra.Tại thời điểm này, các chuyên gia quân sự thừa nhận rằng cuộc xung đột vũ trang vào tháng 9 - 11/2020 là lớn nhất, kéo dài nhất và đẫm máu nhất trong khu vực kể từ khi cuộc chiến Karabakh kết thúc năm 1994.Trong khi đó, Nga với vai trò quốc gia đứng đầu Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể - CSTO đã tích cực thúc giục các bên ngừng gây ra hành động thù địch và ngồi vào bàn đàm phán.Tuy nhiên cả hai phía Armenia và Azerbaijan đều không sẵn sàng lắng nghe lời đề nghị và tiếp tục các hành động quân sự để làm hài lòng lợi ích chính trị của riêng họ.Diễn biến chiến trường trong hơn 1 tháng giao tranh mang lại lợi thế rất lớn cho quân đội Azerbaijan, họ đã kiểm soát được 45% lãnh thổ Karabakh và Armenia gần như đã phải chấp nhận đầu hàng.Khó tin rằng chính quyền Baku với sự hậu thuẫn to lớn từ Thổ Nhĩ Kỳ cùng ưu thế vượt trội cả về kinh tế lẫn quân sự sẽ đồng ý duy trì tình trạng hiện tại trong khoảng thời gian tới 5 năm.Các nhà phân tích cho rằng một chiến dịch quân sự mới sẽ được sớm nối lại với lý do rất mơ hồ về sự vi phạm, khi đó rõ ràng binh sĩ Nga sẽ mắc kẹt trong cuộc giao tranh này và thiệt hại của họ không chỉ có một chiếc Mi-24 cùng hai binh sĩ.
"Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Karabakh sẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng vì thỏa thuận ngừng bắn tạm thời giữa Armenia và Azerbaijan chỉ là thời gian nghỉ ngơi trước khi xảy ra xung đột", ý kiến trên được chia sẻ bởi chuyên gia Valery Amirov.
Thực tế là Armenia sẽ không thể chấp nhận việc mất Karabakh, đồng thời, Azerbaijan sẽ không từ bỏ suy nghĩ rằng họ cần giành lại toàn bộ vùng lãnh thổ đang tranh chấp trong khi đang có lợi thế lớn, ông Amirov nói.
Do đó lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga khi triển khai ở đó thì: "tất cả binh sĩ sẽ đứng trước đe dọa gặp phải nguy hiểm nghiêm trọng", ấn bản Reporter trích dẫn ý kiến của vị chuyên gia.
Chuyên gia Amirov dẫn chứng cuộc xung đột vũ trang ở Nam Ossetia năm 2008. Khi đó quân đội Gruzia đã bắn vào lãnh thổ của nước cộng hòa này, hậu quả là binh sĩ gìn giữ hòa bình Nga đã phải gánh chịu hậu quả.
Đối với thỏa thuận đình chiến mới nhất, đây chỉ là thời gian nghỉ ngơi chứ không phải là chấm dứt các cuộc xung đột trong tương lai, chuyên gia đảm bảo.
Thực tế là các trận chiến ác liệt giành lấy Shusha đã diễn ra trên lãnh thổ Karabakh và cả hai bên đều chịu tổn thất lớn, vì vậy các bên xung đột đã phải tạm ngừng bắn để huấn luyện thêm quân dự bị và tập hợp lại lực lượng.
Xung đột giữa các cộng đồng ở Karabakh vốn có nguồn gốc lịch sử và văn hóa lâu đời, đã đạt đến một mức độ gay gắt mới trong những năm Perestroika thời Liên Xô, trên nền tảng của sự gia tăng mạnh mẽ các phong trào quốc gia ở Armenia và Azerbaijan.
Tuy nhiên tình hình đã thay đổi mạnh mẽ trong những năm 90 của thế kỷ trước, và rồi một đợt giao tranh với mức độ vô cùng trầm trọng đã xảy ra.
Tại thời điểm này, các chuyên gia quân sự thừa nhận rằng cuộc xung đột vũ trang vào tháng 9 - 11/2020 là lớn nhất, kéo dài nhất và đẫm máu nhất trong khu vực kể từ khi cuộc chiến Karabakh kết thúc năm 1994.
Trong khi đó, Nga với vai trò quốc gia đứng đầu Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể - CSTO đã tích cực thúc giục các bên ngừng gây ra hành động thù địch và ngồi vào bàn đàm phán.
Tuy nhiên cả hai phía Armenia và Azerbaijan đều không sẵn sàng lắng nghe lời đề nghị và tiếp tục các hành động quân sự để làm hài lòng lợi ích chính trị của riêng họ.
Diễn biến chiến trường trong hơn 1 tháng giao tranh mang lại lợi thế rất lớn cho quân đội Azerbaijan, họ đã kiểm soát được 45% lãnh thổ Karabakh và Armenia gần như đã phải chấp nhận đầu hàng.
Khó tin rằng chính quyền Baku với sự hậu thuẫn to lớn từ Thổ Nhĩ Kỳ cùng ưu thế vượt trội cả về kinh tế lẫn quân sự sẽ đồng ý duy trì tình trạng hiện tại trong khoảng thời gian tới 5 năm.
Các nhà phân tích cho rằng một chiến dịch quân sự mới sẽ được sớm nối lại với lý do rất mơ hồ về sự vi phạm, khi đó rõ ràng binh sĩ Nga sẽ mắc kẹt trong cuộc giao tranh này và thiệt hại của họ không chỉ có một chiếc Mi-24 cùng hai binh sĩ.