Cuộc giao tranh giành quyền lực giữa quân đội Sudan và lực lượng phản ứng nhanh (RSF) ở Sudan nổ ra từ ngày 15/4, gây ra những thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản. Thậm chí có thể đẩy nước này vào tình trạng chia cắt lâu dài.Thông tin mới nhất, ngày 18/4 lực lượng RSF đã bao vây, chiếm cơ sở và tiêu diệt các chiến đấu cơ MiG-29 trong căn cứ không quân Merowe của quân đội Sudan ở phía Bắc đất nước.Ai Cập đã hỗ trợ đáng kể cho quân đội Sudan, kể từ khi đất nước này rơi vào tình trạng bất ổn vào năm 2019 sau các cuộc bạo loạn quy mô lớn và được phương Tây hậu thuẫn mạnh mẽ dẫn đến lật đổ của chính phủ của tổng thống Omar Al Bashir.Các máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29M của Ai Cập đã được triển khai tại căn cứ không quân Merowe vào tháng 11/2020 để tham gia các cuộc tập trận chung với lực lượng không quân Sudan.Ban lãnh đạo RSF lo ngại rằng những chiếc MiG-29 của Ai Cập có thể hỗ trợ quân đội Sudan trong các cuộc không kích, chính vì vậy, họ đã quyết định phá hủy những chiếc máy bay này, bao gồm cả những chiếc MiG-29 cũ hơn của Sudan.MiG-29M đóng một vai trò quan trọng trong lực lượng không quân Ai Cập mặc dù chỉ có 46 chiếc (Chúng chiếm 3 trong số 16 phi đội máy bay chiến đấu của đất nước).Các máy bay chiến đấu này được đặt hàng từ Nga vào năm 2015 và được trang bị trong các đơn vị của lực lượng không quân Nga. Chúng có thể mang cả tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động R-77 và tên lửa hành trình chống hạm Kh-35.Một tính năng đặc biệt của MiG-29 là chúng được tích hợp radar mảng pha, đây là một trong số ít máy bay chiến đấu trong khu vực được sử dụng loại công nghệ này cùng với F-35 của Israel.MiG-29 có ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các loại máy bay chiến đấu khác trong lực lượng không quân Ai Cập. Các chiến đấu cơ F-16 của Ai Cập chỉ sử dụng radar mảng pha quét cơ học kém tinh vi hơn nhiều, đồng thời còn thiếu khả năng mang vũ khí chống hạm.Tất cả các máy bay chiến đấu phương Tây bán cho Ai Cập được cho là đã xuống cấp nghiêm trọng về hệ thống điện tử hàng không cũng như hạn chế khả năng chiến đấu, một phần do áp lực của Israel đối với các nhà cung cấp.Đáng chú ý là MiG-29M không bị hạn chế hoạt động như các máy bay chiến đấu phương Tây, cho phép không quân Ai Cập triển khai máy bay tới Sudan (mặc dù việc triển khai này mâu thuẫn với lợi ích và bị phương Tây phản đối).Ai Cập và Algeria là những khách hàng duy nhất của MiG-29M, mặc dù trong lực lượng không quân nước này, MiG-29M ở cấp thấp hơn so với các chiến đấu cơ khác.Việc mất khoảng 4-6 chiếc MiG-29M ở Sudan có thể khiến Ai Cập phải mua thêm các máy bay chiến đấu từ Nga. Điều này sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho nhà máy sản xuất máy bay Sokol, nơi sản xuất độc quyền MiG-29M và MiG-35.
Cuộc giao tranh giành quyền lực giữa quân đội Sudan và lực lượng phản ứng nhanh (RSF) ở Sudan nổ ra từ ngày 15/4, gây ra những thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản. Thậm chí có thể đẩy nước này vào tình trạng chia cắt lâu dài.
Thông tin mới nhất, ngày 18/4 lực lượng RSF đã bao vây, chiếm cơ sở và tiêu diệt các chiến đấu cơ MiG-29 trong căn cứ không quân Merowe của quân đội Sudan ở phía Bắc đất nước.
Ai Cập đã hỗ trợ đáng kể cho quân đội Sudan, kể từ khi đất nước này rơi vào tình trạng bất ổn vào năm 2019 sau các cuộc bạo loạn quy mô lớn và được phương Tây hậu thuẫn mạnh mẽ dẫn đến lật đổ của chính phủ của tổng thống Omar Al Bashir.
Các máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29M của Ai Cập đã được triển khai tại căn cứ không quân Merowe vào tháng 11/2020 để tham gia các cuộc tập trận chung với lực lượng không quân Sudan.
Ban lãnh đạo RSF lo ngại rằng những chiếc MiG-29 của Ai Cập có thể hỗ trợ quân đội Sudan trong các cuộc không kích, chính vì vậy, họ đã quyết định phá hủy những chiếc máy bay này, bao gồm cả những chiếc MiG-29 cũ hơn của Sudan.
MiG-29M đóng một vai trò quan trọng trong lực lượng không quân Ai Cập mặc dù chỉ có 46 chiếc (Chúng chiếm 3 trong số 16 phi đội máy bay chiến đấu của đất nước).
Các máy bay chiến đấu này được đặt hàng từ Nga vào năm 2015 và được trang bị trong các đơn vị của lực lượng không quân Nga. Chúng có thể mang cả tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động R-77 và tên lửa hành trình chống hạm Kh-35.
Một tính năng đặc biệt của MiG-29 là chúng được tích hợp radar mảng pha, đây là một trong số ít máy bay chiến đấu trong khu vực được sử dụng loại công nghệ này cùng với F-35 của Israel.
MiG-29 có ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các loại máy bay chiến đấu khác trong lực lượng không quân Ai Cập. Các chiến đấu cơ F-16 của Ai Cập chỉ sử dụng radar mảng pha quét cơ học kém tinh vi hơn nhiều, đồng thời còn thiếu khả năng mang vũ khí chống hạm.
Tất cả các máy bay chiến đấu phương Tây bán cho Ai Cập được cho là đã xuống cấp nghiêm trọng về hệ thống điện tử hàng không cũng như hạn chế khả năng chiến đấu, một phần do áp lực của Israel đối với các nhà cung cấp.
Đáng chú ý là MiG-29M không bị hạn chế hoạt động như các máy bay chiến đấu phương Tây, cho phép không quân Ai Cập triển khai máy bay tới Sudan (mặc dù việc triển khai này mâu thuẫn với lợi ích và bị phương Tây phản đối).
Ai Cập và Algeria là những khách hàng duy nhất của MiG-29M, mặc dù trong lực lượng không quân nước này, MiG-29M ở cấp thấp hơn so với các chiến đấu cơ khác.
Việc mất khoảng 4-6 chiếc MiG-29M ở Sudan có thể khiến Ai Cập phải mua thêm các máy bay chiến đấu từ Nga. Điều này sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho nhà máy sản xuất máy bay Sokol, nơi sản xuất độc quyền MiG-29M và MiG-35.