Trong trường hợp Chiến tranh Lạnh diễn ra, Liên Xô đã lên kế hoạch, tiêu diệt các hạm đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ; Liên Xô xếp tàu sân bay Mỹ là những căn cứ nổi di động, có thể hỗ trợ từ các chiến dịch trên bộ, cho đến phát động các cuộc tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Liên Xô.Hải quân và Không quân Liên Xô đã chế tạo các tàu tuần dương, tuần dương hạm, tàu ngầm và máy bay ném bom, trang bị tên lửa chống hạm cực mạnh, để tiêu diệt các biên đội tàu sân bay của Mỹ và đảm bảo chiến thắng ở Tây Âu khi cuộc chiến nổ ra.Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ duy trì một hạm đội tàu sân bay rất lớn. Năm 1984, Hải quân Mỹ có 13 tàu sân bay, gồm cả tàu chạy bằng năng lượng thông thường và năng lượng hạt nhân; trung bình số máy bay trên một chiếc tàu sân bay của Mỹ là 85 chiếc.Những tiêm kích hạm khi đó đều là máy bay chiến đấu hiện đại, bao gồm máy bay đánh chặn F-14 Tomcat, máy bay chiến đấu đa năng F/A-18 Hornet, máy bay ném bom A-6 Intruder, máy bay tấn công A-7 Corsair; cùng nhiều loại máy bay chống ngầm, trinh sát và vận tải.Một trong những mối đe dọa mà Liên Xô lo sợ nhất, là một cuộc tấn công của nhiều tàu sân bay của Mỹ và đồng minh vào Biển Na Uy, nơi chúng có thể uy hiếp các căn cứ không quân và hải quân của Liên Xô và thực hiện các cuộc không kích, nhằm vào các mục tiêu quân sự trên khắp khu vực Tây Bắc Liên Xô…Ngoài ra, các cụm tàu sân bay của Mỹ có thể tấn công các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Liên Xô, đang hoạt động trong "pháo đài" ở Biển Barents. Không những vậy, các tàu ngầm mang tên lửa của Liên Xô, tập trung trong vũng lãnh hải Liên Xô, sẽ bị săn lùng và tiêu diệt.Nhưng có lẽ mối đe dọa lớn nhất, theo quan điểm của Moscow là số vũ khí hạt nhân thường xuyên chứa trên các tàu sân bay của Mỹ. Viễn cảnh một hoặc nhiều tàu sân bay của Mỹ, hoạt động ngoài khơi Liên Xô, liên tục di chuyển và mỗi chiếc có tới 10 máy bay ném bom hạt nhân trên boong, thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Liên Xô.Các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, đã trở thành mục tiêu quan trọng nhất phải tiêu diệt. Vì vậy, Liên Xô đã sử dụng cả tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, máy bay ném bom tầm xa và cả vũ khí hạt nhân, để có thể tiêu diệt các tàu sân bay của Mỹ một cách nhanh chóng, tạo điều kiện cho tàu ngầm Liên Xô cô lập Tây Âu.Để chuẩn bị cho cuộc chiến tổng lực với tàu sân bay Mỹ, Hải quân Liên Xô trang bị một lực lượng hùng mạnh, gồm các tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường. Ba tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Slava, dài 186,4 mét, lượng choán nước 12.000 tấn và có khả năng đạt tốc độ lên tới 32 hải lý/giờ; sẽ là những phương tiện "săn" tàu sân bay, chạy bằng năng lượng hạt nhân.Một tuần dương hạm lớp Slava, được trang bị 16 tên lửa chống hạm P-500 Bazalt, có kích thước bằng một chiếc máy bay nhỏ. Tên lửa P-500 có tốc độ Mach 2,5; tầm bắn hiệu quả tối đa là 550 km. Để có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ, tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân 350 kiloton hoặc đầu đạn nổ năng lượng cao nặng 1.000 kg.Một loại tàu mặt nước chính khác, sẽ bám theo các tàu sân bay Mỹ, đó là các tàu tuần dương lớp Kirov. Đây là loại tàu chiến cực lớn, chỉ đứng sau tàu sân bay; tàu có chiều dài 252 mét, lượng giãn nước đầy tải 28.000 tấn và chạy bằng năng lượng hạt nhân. Kirovs mang 20 tên lửa P-700 Granit, có tầm bắn xa nhất 620 km, đầu đạn 750 kg hoặc đầu đạn hạt nhân.Không chỉ tàu nổi, Liên Xô còn có những tàu ngầm mang tên lửa chống hạm. Hải quân Liên Xô đã chế tạo 14 tàu ngầm Oscar, có lượng choán nước hơn 14.000 tấn và chạy bằng năng lượng hạt nhân. Mỗi tàu ngầm Oscar mang 24 tên lửa chống hạm P-700.Các tàu ngầm Oscar có đủ số lượng, để được biên chế cho cả Hạm đội Phương Bắc và Thái Bình Dương của Liên Xô, nơi chúng có thể đe dọa các tàu sân bay Mỹ ở cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.Cuối cùng là lực lượng không quân Hải quân, Liên Xô sử dụng một lực lượng lớn máy bay ném bom và máy bay tuần tra hàng hải, nhằm tìm kiếm và sau đó tiêu diệt các biên đội tàu sân bay của Mỹ trên các đại dương, nhưng chủ yếu là gần lãnh hải Liên Xô, do Liên Xô ít các căn cứ quân sự ở nước ngoài.Không quân hải quân Liên Xô được trang bị 120 máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M “Backfire”, 240 máy bay ném bom Tu-16 “Blinder” và 35 máy bay ném bom Tu-22 “Badger”; những máy bay trên được trang bị tên lửa chống hạm AS-2, AS-5 và AS-6.Cả ba lực lượng của hải quân Liên Xô (tàu nổi, tàu ngầm và không quân hải quân) không ngừng săn lùng các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ và tiêu diệt chúng bất cứ khi nào khi tình huống xảy ra. Một cuộc tấn công phủ đầu bất ngờ, bằng tên lửa chống hạm hạt nhân, có thể gây ra thiệt hại khủng khiếp cho hạm đội tàu sân bay của Mỹ.Nếu không sử dụng vũ khí hạt nhân, các lực lượng hải quân Liên Xô có thể phối hợp tổ chức một số cuộc tấn công nhỏ hơn, từ mọi hướng; làm suy yếu các lực lượng phòng thủ và làm tiêu hao vũ khí, đạn dược của biên đội tàu sân bay Mỹ; trước khi tung ra một cuộc tấn công tổng lực cuối cùng. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của hạm đội hải quân Liên Xô trong thập niên 70 của thế kỷ trước.
Trong trường hợp Chiến tranh Lạnh diễn ra, Liên Xô đã lên kế hoạch, tiêu diệt các hạm đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ; Liên Xô xếp tàu sân bay Mỹ là những căn cứ nổi di động, có thể hỗ trợ từ các chiến dịch trên bộ, cho đến phát động các cuộc tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Liên Xô.
Hải quân và Không quân Liên Xô đã chế tạo các tàu tuần dương, tuần dương hạm, tàu ngầm và máy bay ném bom, trang bị tên lửa chống hạm cực mạnh, để tiêu diệt các biên đội tàu sân bay của Mỹ và đảm bảo chiến thắng ở Tây Âu khi cuộc chiến nổ ra.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ duy trì một hạm đội tàu sân bay rất lớn. Năm 1984, Hải quân Mỹ có 13 tàu sân bay, gồm cả tàu chạy bằng năng lượng thông thường và năng lượng hạt nhân; trung bình số máy bay trên một chiếc tàu sân bay của Mỹ là 85 chiếc.
Những tiêm kích hạm khi đó đều là máy bay chiến đấu hiện đại, bao gồm máy bay đánh chặn F-14 Tomcat, máy bay chiến đấu đa năng F/A-18 Hornet, máy bay ném bom A-6 Intruder, máy bay tấn công A-7 Corsair; cùng nhiều loại máy bay chống ngầm, trinh sát và vận tải.
Một trong những mối đe dọa mà Liên Xô lo sợ nhất, là một cuộc tấn công của nhiều tàu sân bay của Mỹ và đồng minh vào Biển Na Uy, nơi chúng có thể uy hiếp các căn cứ không quân và hải quân của Liên Xô và thực hiện các cuộc không kích, nhằm vào các mục tiêu quân sự trên khắp khu vực Tây Bắc Liên Xô…
Ngoài ra, các cụm tàu sân bay của Mỹ có thể tấn công các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Liên Xô, đang hoạt động trong "pháo đài" ở Biển Barents. Không những vậy, các tàu ngầm mang tên lửa của Liên Xô, tập trung trong vũng lãnh hải Liên Xô, sẽ bị săn lùng và tiêu diệt.
Nhưng có lẽ mối đe dọa lớn nhất, theo quan điểm của Moscow là số vũ khí hạt nhân thường xuyên chứa trên các tàu sân bay của Mỹ. Viễn cảnh một hoặc nhiều tàu sân bay của Mỹ, hoạt động ngoài khơi Liên Xô, liên tục di chuyển và mỗi chiếc có tới 10 máy bay ném bom hạt nhân trên boong, thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Liên Xô.
Các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, đã trở thành mục tiêu quan trọng nhất phải tiêu diệt. Vì vậy, Liên Xô đã sử dụng cả tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, máy bay ném bom tầm xa và cả vũ khí hạt nhân, để có thể tiêu diệt các tàu sân bay của Mỹ một cách nhanh chóng, tạo điều kiện cho tàu ngầm Liên Xô cô lập Tây Âu.
Để chuẩn bị cho cuộc chiến tổng lực với tàu sân bay Mỹ, Hải quân Liên Xô trang bị một lực lượng hùng mạnh, gồm các tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường. Ba tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Slava, dài 186,4 mét, lượng choán nước 12.000 tấn và có khả năng đạt tốc độ lên tới 32 hải lý/giờ; sẽ là những phương tiện "săn" tàu sân bay, chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Một tuần dương hạm lớp Slava, được trang bị 16 tên lửa chống hạm P-500 Bazalt, có kích thước bằng một chiếc máy bay nhỏ. Tên lửa P-500 có tốc độ Mach 2,5; tầm bắn hiệu quả tối đa là 550 km. Để có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ, tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân 350 kiloton hoặc đầu đạn nổ năng lượng cao nặng 1.000 kg.
Một loại tàu mặt nước chính khác, sẽ bám theo các tàu sân bay Mỹ, đó là các tàu tuần dương lớp Kirov. Đây là loại tàu chiến cực lớn, chỉ đứng sau tàu sân bay; tàu có chiều dài 252 mét, lượng giãn nước đầy tải 28.000 tấn và chạy bằng năng lượng hạt nhân. Kirovs mang 20 tên lửa P-700 Granit, có tầm bắn xa nhất 620 km, đầu đạn 750 kg hoặc đầu đạn hạt nhân.
Không chỉ tàu nổi, Liên Xô còn có những tàu ngầm mang tên lửa chống hạm. Hải quân Liên Xô đã chế tạo 14 tàu ngầm Oscar, có lượng choán nước hơn 14.000 tấn và chạy bằng năng lượng hạt nhân. Mỗi tàu ngầm Oscar mang 24 tên lửa chống hạm P-700.
Các tàu ngầm Oscar có đủ số lượng, để được biên chế cho cả Hạm đội Phương Bắc và Thái Bình Dương của Liên Xô, nơi chúng có thể đe dọa các tàu sân bay Mỹ ở cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Cuối cùng là lực lượng không quân Hải quân, Liên Xô sử dụng một lực lượng lớn máy bay ném bom và máy bay tuần tra hàng hải, nhằm tìm kiếm và sau đó tiêu diệt các biên đội tàu sân bay của Mỹ trên các đại dương, nhưng chủ yếu là gần lãnh hải Liên Xô, do Liên Xô ít các căn cứ quân sự ở nước ngoài.
Không quân hải quân Liên Xô được trang bị 120 máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M “Backfire”, 240 máy bay ném bom Tu-16 “Blinder” và 35 máy bay ném bom Tu-22 “Badger”; những máy bay trên được trang bị tên lửa chống hạm AS-2, AS-5 và AS-6.
Cả ba lực lượng của hải quân Liên Xô (tàu nổi, tàu ngầm và không quân hải quân) không ngừng săn lùng các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ và tiêu diệt chúng bất cứ khi nào khi tình huống xảy ra. Một cuộc tấn công phủ đầu bất ngờ, bằng tên lửa chống hạm hạt nhân, có thể gây ra thiệt hại khủng khiếp cho hạm đội tàu sân bay của Mỹ.
Nếu không sử dụng vũ khí hạt nhân, các lực lượng hải quân Liên Xô có thể phối hợp tổ chức một số cuộc tấn công nhỏ hơn, từ mọi hướng; làm suy yếu các lực lượng phòng thủ và làm tiêu hao vũ khí, đạn dược của biên đội tàu sân bay Mỹ; trước khi tung ra một cuộc tấn công tổng lực cuối cùng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của hạm đội hải quân Liên Xô trong thập niên 70 của thế kỷ trước.