Theo ghi nhận, một số xe tăng T-62M đã được quân kháng chiến sử dụng tại khu vực đèo Salang và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đẩy lui những trận tấn công của các tay súng Taliban.Xe tăng chủ lực T-62M hiện nay là cỗ chiến xa mạnh nhất và tin cậy nhất trong thành phần tác chiến của Liên minh phương Bắc, nó thậm chí còn tỏ ra hiệu quả hơn những chiếc T-72 cồng kềnh, nặng nề khi hoạt động tại địa hình núi cao.Điều thú vị là hầu hết thiết bị quân sự từ thời Liên Xô trên lãnh thổ Afghanistan, dưới áp lực của Mỹ, đã được rút khỏi biên chế quân đội quốc gia và các lực lượng dân quân khác, chúng tập trung tại những cơ sở lưu trữ và sau này biến thành những bãi phế liệu khổng lồ.Tại đây chúng ta có thể thấy T-34-85 cũ; T-54, T-55, T-62 mới hơn, bao gồm cả phiên bản hiện đại hóa; hàng trăm đơn vị xe bọc thép chở quân BTR-152, BTR-60PB, BTR-70, BTR -80 và BRDM-2, cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và BMP-2.Tuy vậy vẫn có một số lượng nhất định xe tăng hạng trung T-62M được lực lượng vũ trang của Liên minh phương Bắc (cũ) lưu trữ tại chiến khu Panjshir nhằm đề phòng tình huống bất trắc. Sự lo xa của những vị chỉ huy kỳ cựu đã giúp ích rất nhiều cho quân kháng chiến ngày nay.Giới chuyên môn tin rằng T-62M được tạo ra dựa trên kinh nghiệm chiến đấu mà Quân đội Liên Xô có được ở đất nước này. Đặc biệt, lớp giáp của phần trước tháp pháo, thân và gầm được tăng cường, xuất hiện các tấm chắn bên, bao phủ khung gầm.Hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến, thiết bị nhìn đêm cũng như đèn hồng ngoại tích hợp đã giúp tăng độ chính xác khi bắn của pháo chính nòng trơn U-5TS cỡ 115 mm và súng máy 7,62 mm đồng trục của xe tăng T-62M.Bên cạnh đó, một động cơ mạnh hơn giúp T-62M có thể duy trì các đặc tính cơ động đã có trước đây của chiếc xe, vốn nặng hơn gần 4 tấn rưỡi sau khi tiến hành lắp đặt những tấm giáp phụ bổ sung.Không có số liệu chính xác về số lượng T-62M được quân đoàn 40 Quân đội Liên Xô bàn giao cho phía Afghanistan, có thể là khoảng vài chục chiếc, chỉ một số nhỏ còn tồn tại cho đến ngày nay.Trên chiến trường Syria, xe tăng T-62M do Nga cung cấp cho quân đội chính phủ nhằm bù đắp cấp tốc lượng thiếu hụt đã cho thấy sự hiệu quả của mình, thậm chí không hề thua kém so với những chiếc T-72 phiên bản xuất khẩu.Hỏa lực pháo nòng trơn 115 mm mặc dù thua kém pháo 125 mm của T-72 hay T-90 nhưng vẫn đủ xuyên thủng hầu hết chiến xa của kẻ địch, chưa kể đến việc T-62M còn đứng vững trước cuộc tấn công của tên lửa chống tăng TOW, trong khi T-72 bị loại ATGM này diệt rất nhiều.Nhận thấy sự hiệu quả của T-62M trong chiến tranh hiện đại, chính Quân đội Nga đã đưa ra yêu cầu phải nâng cấp những cỗ chiến xa loại này, cũng như phát triển thêm một số loại đạn chuyên dụng mới cho chúng.Tại Diễn đàn Kỹ thuật - Quân sự quốc tế Army 2021 tổ chức tại Nga, một chiếc T-62M nâng cấp sâu với giáp phản ứng nổ Kontakt-1 bên hông và nhất là cột thiết bị trinh sát quang điện tử tích hợp đã thu hút sự quan tâm sâu sắc từ báo chí.Trạm trinh sát quang điện tử nói trên gồm 4 kênh: truyền hình, ảnh nhiệt hồng ngoại gần, ảnh nhiệt hồng ngoại trung bình và máy đo xa laser. Cột ăng ten có thể nâng lên tới độ cao 5 m, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về chiến trường.Thiết bị như vậy cho phép trinh sát hiệu quả trong mọi thời tiết đối với các vật thể di động cỡ nhỏ trên mặt đất, giúp tăng đáng kể khả năng của tổ lái trong việc phối hợp theo biên đội.Ngoài ra thay vì kính ngắm TPN-1 cũ, loại 1PN-96MT-02 hiện đại đã được sử dụng, có tầm nhìn ban đêm lên đến 2.000 mét và phạm vi đo xa từ 100 đến 5.000 mét. Những khí tài trên hoàn toàn có thể được Nga cung cấp cho quân kháng chiến trong tương lai.
Theo ghi nhận, một số xe tăng T-62M đã được quân kháng chiến sử dụng tại khu vực đèo Salang và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đẩy lui những trận tấn công của các tay súng Taliban.
Xe tăng chủ lực T-62M hiện nay là cỗ chiến xa mạnh nhất và tin cậy nhất trong thành phần tác chiến của Liên minh phương Bắc, nó thậm chí còn tỏ ra hiệu quả hơn những chiếc T-72 cồng kềnh, nặng nề khi hoạt động tại địa hình núi cao.
Điều thú vị là hầu hết thiết bị quân sự từ thời Liên Xô trên lãnh thổ Afghanistan, dưới áp lực của Mỹ, đã được rút khỏi biên chế quân đội quốc gia và các lực lượng dân quân khác, chúng tập trung tại những cơ sở lưu trữ và sau này biến thành những bãi phế liệu khổng lồ.
Tại đây chúng ta có thể thấy T-34-85 cũ; T-54, T-55, T-62 mới hơn, bao gồm cả phiên bản hiện đại hóa; hàng trăm đơn vị xe bọc thép chở quân BTR-152, BTR-60PB, BTR-70, BTR -80 và BRDM-2, cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và BMP-2.
Tuy vậy vẫn có một số lượng nhất định xe tăng hạng trung T-62M được lực lượng vũ trang của Liên minh phương Bắc (cũ) lưu trữ tại chiến khu Panjshir nhằm đề phòng tình huống bất trắc. Sự lo xa của những vị chỉ huy kỳ cựu đã giúp ích rất nhiều cho quân kháng chiến ngày nay.
Giới chuyên môn tin rằng T-62M được tạo ra dựa trên kinh nghiệm chiến đấu mà Quân đội Liên Xô có được ở đất nước này. Đặc biệt, lớp giáp của phần trước tháp pháo, thân và gầm được tăng cường, xuất hiện các tấm chắn bên, bao phủ khung gầm.
Hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến, thiết bị nhìn đêm cũng như đèn hồng ngoại tích hợp đã giúp tăng độ chính xác khi bắn của pháo chính nòng trơn U-5TS cỡ 115 mm và súng máy 7,62 mm đồng trục của xe tăng T-62M.
Bên cạnh đó, một động cơ mạnh hơn giúp T-62M có thể duy trì các đặc tính cơ động đã có trước đây của chiếc xe, vốn nặng hơn gần 4 tấn rưỡi sau khi tiến hành lắp đặt những tấm giáp phụ bổ sung.
Không có số liệu chính xác về số lượng T-62M được quân đoàn 40 Quân đội Liên Xô bàn giao cho phía Afghanistan, có thể là khoảng vài chục chiếc, chỉ một số nhỏ còn tồn tại cho đến ngày nay.
Trên chiến trường Syria, xe tăng T-62M do Nga cung cấp cho quân đội chính phủ nhằm bù đắp cấp tốc lượng thiếu hụt đã cho thấy sự hiệu quả của mình, thậm chí không hề thua kém so với những chiếc T-72 phiên bản xuất khẩu.
Hỏa lực pháo nòng trơn 115 mm mặc dù thua kém pháo 125 mm của T-72 hay T-90 nhưng vẫn đủ xuyên thủng hầu hết chiến xa của kẻ địch, chưa kể đến việc T-62M còn đứng vững trước cuộc tấn công của tên lửa chống tăng TOW, trong khi T-72 bị loại ATGM này diệt rất nhiều.
Nhận thấy sự hiệu quả của T-62M trong chiến tranh hiện đại, chính Quân đội Nga đã đưa ra yêu cầu phải nâng cấp những cỗ chiến xa loại này, cũng như phát triển thêm một số loại đạn chuyên dụng mới cho chúng.
Tại Diễn đàn Kỹ thuật - Quân sự quốc tế Army 2021 tổ chức tại Nga, một chiếc T-62M nâng cấp sâu với giáp phản ứng nổ Kontakt-1 bên hông và nhất là cột thiết bị trinh sát quang điện tử tích hợp đã thu hút sự quan tâm sâu sắc từ báo chí.
Trạm trinh sát quang điện tử nói trên gồm 4 kênh: truyền hình, ảnh nhiệt hồng ngoại gần, ảnh nhiệt hồng ngoại trung bình và máy đo xa laser. Cột ăng ten có thể nâng lên tới độ cao 5 m, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về chiến trường.
Thiết bị như vậy cho phép trinh sát hiệu quả trong mọi thời tiết đối với các vật thể di động cỡ nhỏ trên mặt đất, giúp tăng đáng kể khả năng của tổ lái trong việc phối hợp theo biên đội.
Ngoài ra thay vì kính ngắm TPN-1 cũ, loại 1PN-96MT-02 hiện đại đã được sử dụng, có tầm nhìn ban đêm lên đến 2.000 mét và phạm vi đo xa từ 100 đến 5.000 mét. Những khí tài trên hoàn toàn có thể được Nga cung cấp cho quân kháng chiến trong tương lai.