Vào ngày 18/5, đại diện quân sự của Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNA) Mohamed Gnunu tuyên bố trên trang Twitter của ông, về việc chiếm căn cứ không quân Al-Vatiya của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở phía tây nam thủ đô Tripoli của Libya; tin tức này được xác nhận bởi tuyên bố của Thiếu tướng Osama Guayli, chỉ huy của LNA.Việc Quân đội Quốc gia Libya để mất căn cứ không quân Al-Vatiya làm thay đổi cục diện chiến trường, không có lợi cho Tướng Haftar; vì căn cứ Al-Vatiya nằm cách biên giới với Tunisia chỉ 25 km, và có tầm quan trọng chiến lược, đối với các khu vực phía tây và trung tâm của Libya.Đồng thời Chính phủ Thống nhất Quốc gia, không hề giấu diếm khi tuyên bố, việc họ giành lại được căn cứ Al-Vatiya là được sự trợ giúp đắc lực của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.Đối với phe Quân đội Quốc gia Libya (LNA), căn cứ Al-Vatiya có vai trò hết sức quan trọng, vì đây là căn cứ được sử dụng để lực lượng không quân của LNA xuất kích tiến công thủ đô Tripoli. Ngoài ra, căn cứ Al-Vatiya là sở chỉ huy của LNA ở khu vực phía tây và trung tâm của Libya. Việc LNA để mất căn cứ chiến lược này, khiến họ lâm vào nhiều bất lợi.Việc phe GNA chiếm giữ căn cứ không quân Al-Vatiya, cho phép GNA tập trung lực lượng quét sạch các lực lượng trung thành với tướng Haftar ở phía tây và phía nam Libya. Cũng do mất căn cứ chiến lược Al-Vatiya, Tướng Haftar sẽ phải thay đổi gần như toàn bộ toàn bộ cơ cấu tiếp tế và hỗ trợ hiện có cho quân đội của mình bao vây thủ đô Tripoli.Bây giờ là thời cơ để quân đội của Chính phủ Thống nhất Quốc gia tiến hành một cuộc phản công và tiến về phía Tarkhuna, cứ điểm cuối cùng của Quân đội Quốc gia Libya; việc để mất căn cứ chiến lược Al-Vatiya đồng nghĩa với việc Quân đội Quốc gia Libya không còn sức bao vây thủ đô Tripoli.Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng của Chính phủ Thống nhất Quốc gia Fayez Saraj, đã hoan nghênh việc quân đội của phe này chiếm được căn cứ chiến lược Al-Vatiya từ tay Quân đội Quốc gia Libya. Ông nói: “Chiến thắng hôm nay không đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến, nhưng thay vào đó, nó đưa chúng ta đến gần hơn với ngày chiến thắng vĩ đại, để giải phóng tất cả các thành phố và khu vực đang bị chiếm giữ bởi phe Quân đội Quốc gia Libya”. Ảnh: Thủ tướng Fayez al-Sarraj - người đứng đầu Chính phủ Thống nhất Quốc gia.GNA cũng thông báo về việc họ thu được hệ thống phòng không tầm thấp hiện đại Pantsir-S1 của LNA tại căn cứ không quân Al-Vatiya; những hệ thống phòng không này do Nga sản xuất, nhưng được UAE mua để viện trợ cho LNA làm nhiệm vụ phòng không bảo vệ căn cứ này; ngoài ra còn có cả các loại UAV và máy bay trực thăng cũng bị thu giữ tại đây.Tuy nhiên, theo các nhà quan sát quân sự, việc LNA để mất căn cứ Al-Vatiya cũng chưa thể nói sớm nói về thất bại hoàn toàn của Tướng Haftar; trước đó Quân đội Quốc gia Libya, đã thực hiện tấn công bao vậy thủ đô Tripoli từ tháng 4 năm 2019, nhưng họ không đủ lực để chiếm giữ hoàn toàn thủ đô.Việc phe của Tướng Haftar không thể chiếm được thủ đô Tripoli cho thấy rằng, LNA không đủ sức mạnh để chiếm thủ đô; bên cạnh đó, phe Chính phủ Thống nhất Quốc gia đã nhận được sự hỗ trợ tối đa về vũ khí, trang thiết bị quân sự từ Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều lính đánh thuê tại Syria để sang giúp GNA.Tất nhiên, nói về sự thất bại hoàn toàn của Tướng Haftar tại thủ đô Tripoli là quá sớm, có thể phe của ông không đủ lực để chiếm hoàn toàn thủ đô, nhưng phe GNA cũng không thể đẩy lùi phe của ông về Cyrenaica, khu vực phía đông của Libya.Do đó, rất có thể trong tương lai gần, các trận chiến ở thủ đô Tripoli sẽ ngày càng ác liệt, nhưng việc thành công của bất kỳ phe nào, đều phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các quốc gia bên ngoài.Phía Thổ Nhĩ Kỳ công khai cáo buộc Pháp, Hy Lạp, Síp, UAE, Ai Cập và Nga ủng hộ Quân đội Quốc gia Libya, do Tướng Haftar lãnh đạo; đồng thời tố cáo LNA sử dụng lính đánh thuê ở Sudan và các nước châu Phi khác, thậm chí cả các chuyên gia quân sự Nga từ các công ty quân sự tư nhân. Ảnh: Lính đánh thuê của công ty tư nhân Nga.Cuộc chiến tại Libya bùng nổ vào năm 2018, khi Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNA) được Liên hợp quốc công nhận, chống lại Quân đội Quốc gia Libya (LNA), do Nguyên soái Khalifa Haftar lãnh đạo; kéo theo sự can thiệp của nhiều quốc gia, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ quân sự cho Chính phủ Thống nhất Quốc gia, vì những lợi ích của họ tại Libya. Ảnh: Nguyên soái Khalifa Haftar, lãnh đạo của LNA. Video Quả đắng từ nền dân chủ phương Tây cho người dân Libya - Nguồn: QPVN
Vào ngày 18/5, đại diện quân sự của Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNA) Mohamed Gnunu tuyên bố trên trang Twitter của ông, về việc chiếm căn cứ không quân Al-Vatiya của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở phía tây nam thủ đô Tripoli của Libya; tin tức này được xác nhận bởi tuyên bố của Thiếu tướng Osama Guayli, chỉ huy của LNA.
Việc Quân đội Quốc gia Libya để mất căn cứ không quân Al-Vatiya làm thay đổi cục diện chiến trường, không có lợi cho Tướng Haftar; vì căn cứ Al-Vatiya nằm cách biên giới với Tunisia chỉ 25 km, và có tầm quan trọng chiến lược, đối với các khu vực phía tây và trung tâm của Libya.
Đồng thời Chính phủ Thống nhất Quốc gia, không hề giấu diếm khi tuyên bố, việc họ giành lại được căn cứ Al-Vatiya là được sự trợ giúp đắc lực của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Đối với phe Quân đội Quốc gia Libya (LNA), căn cứ Al-Vatiya có vai trò hết sức quan trọng, vì đây là căn cứ được sử dụng để lực lượng không quân của LNA xuất kích tiến công thủ đô Tripoli. Ngoài ra, căn cứ Al-Vatiya là sở chỉ huy của LNA ở khu vực phía tây và trung tâm của Libya. Việc LNA để mất căn cứ chiến lược này, khiến họ lâm vào nhiều bất lợi.
Việc phe GNA chiếm giữ căn cứ không quân Al-Vatiya, cho phép GNA tập trung lực lượng quét sạch các lực lượng trung thành với tướng Haftar ở phía tây và phía nam Libya. Cũng do mất căn cứ chiến lược Al-Vatiya, Tướng Haftar sẽ phải thay đổi gần như toàn bộ toàn bộ cơ cấu tiếp tế và hỗ trợ hiện có cho quân đội của mình bao vây thủ đô Tripoli.
Bây giờ là thời cơ để quân đội của Chính phủ Thống nhất Quốc gia tiến hành một cuộc phản công và tiến về phía Tarkhuna, cứ điểm cuối cùng của Quân đội Quốc gia Libya; việc để mất căn cứ chiến lược Al-Vatiya đồng nghĩa với việc Quân đội Quốc gia Libya không còn sức bao vây thủ đô Tripoli.
Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng của Chính phủ Thống nhất Quốc gia Fayez Saraj, đã hoan nghênh việc quân đội của phe này chiếm được căn cứ chiến lược Al-Vatiya từ tay Quân đội Quốc gia Libya. Ông nói: “Chiến thắng hôm nay không đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến, nhưng thay vào đó, nó đưa chúng ta đến gần hơn với ngày chiến thắng vĩ đại, để giải phóng tất cả các thành phố và khu vực đang bị chiếm giữ bởi phe Quân đội Quốc gia Libya”. Ảnh: Thủ tướng Fayez al-Sarraj - người đứng đầu Chính phủ Thống nhất Quốc gia.
GNA cũng thông báo về việc họ thu được hệ thống phòng không tầm thấp hiện đại Pantsir-S1 của LNA tại căn cứ không quân Al-Vatiya; những hệ thống phòng không này do Nga sản xuất, nhưng được UAE mua để viện trợ cho LNA làm nhiệm vụ phòng không bảo vệ căn cứ này; ngoài ra còn có cả các loại UAV và máy bay trực thăng cũng bị thu giữ tại đây.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát quân sự, việc LNA để mất căn cứ Al-Vatiya cũng chưa thể nói sớm nói về thất bại hoàn toàn của Tướng Haftar; trước đó Quân đội Quốc gia Libya, đã thực hiện tấn công bao vậy thủ đô Tripoli từ tháng 4 năm 2019, nhưng họ không đủ lực để chiếm giữ hoàn toàn thủ đô.
Việc phe của Tướng Haftar không thể chiếm được thủ đô Tripoli cho thấy rằng, LNA không đủ sức mạnh để chiếm thủ đô; bên cạnh đó, phe Chính phủ Thống nhất Quốc gia đã nhận được sự hỗ trợ tối đa về vũ khí, trang thiết bị quân sự từ Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều lính đánh thuê tại Syria để sang giúp GNA.
Tất nhiên, nói về sự thất bại hoàn toàn của Tướng Haftar tại thủ đô Tripoli là quá sớm, có thể phe của ông không đủ lực để chiếm hoàn toàn thủ đô, nhưng phe GNA cũng không thể đẩy lùi phe của ông về Cyrenaica, khu vực phía đông của Libya.
Do đó, rất có thể trong tương lai gần, các trận chiến ở thủ đô Tripoli sẽ ngày càng ác liệt, nhưng việc thành công của bất kỳ phe nào, đều phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các quốc gia bên ngoài.
Phía Thổ Nhĩ Kỳ công khai cáo buộc Pháp, Hy Lạp, Síp, UAE, Ai Cập và Nga ủng hộ Quân đội Quốc gia Libya, do Tướng Haftar lãnh đạo; đồng thời tố cáo LNA sử dụng lính đánh thuê ở Sudan và các nước châu Phi khác, thậm chí cả các chuyên gia quân sự Nga từ các công ty quân sự tư nhân. Ảnh: Lính đánh thuê của công ty tư nhân Nga.
Cuộc chiến tại Libya bùng nổ vào năm 2018, khi Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNA) được Liên hợp quốc công nhận, chống lại Quân đội Quốc gia Libya (LNA), do Nguyên soái Khalifa Haftar lãnh đạo; kéo theo sự can thiệp của nhiều quốc gia, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ quân sự cho Chính phủ Thống nhất Quốc gia, vì những lợi ích của họ tại Libya. Ảnh: Nguyên soái Khalifa Haftar, lãnh đạo của LNA.
Video Quả đắng từ nền dân chủ phương Tây cho người dân Libya - Nguồn: QPVN