Chiến tranh Thế giới thứ hai là cuộc chiến có quy mô lớn nhất lịch sử nhân loại, và cũng là giai đoạn lịch sử có nhiều quốc gia phát lệnh tổng động viên bậc nhất.Thực tế, lệnh tổng động viên là khái niệm mới chỉ được ra đời từ giữa thế kỷ 19. Trước đó, do phương thức liên lạc thô sơ, khiến các cuộc xung đột không thể phát triển lên một quy mô quá lớn, do đó không cần quá nhiều binh lính tham chiến.Sự ra đời của máy điện tín được cho là đã tạo tiền đề về mặt công nghệ, cho phép các đội quân phát triển mạnh về quân số, mà vẫn đảm bảo chỉ huy nắm được tình hình trên chiến trường nhanh, rõ ràng.Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, mọi cường quốc tham chiến đều ít nhất một lần phát lệnh tổng động viên. Có thể kể tới một vài cái tên như Mỹ, Liên Xô, Đức, Anh,...Không chỉ là mệnh lệnh yêu cầu nam công dân đăng ký nhập ngũ phục vụ quân đội. Lệnh tổng động viên còn đi kèm với nhiều sắc lệnh về kinh tế, qua đó huy động gần như toàn bộ nền kinh tế sản xuất vào việc phục vụ nhu cầu quốc phòng.Sự ảnh hưởng của lệnh tổng động viên trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, có thể dễ dàng nhận thấy ngay trong các nhà máy, xí nghiệp, khi công nhân có một tỷ lệ lớn là nữ giới - thay thế cho nam giới đã nhập ngũ.Tuy nhiên, ngay khi lệnh tổng động viên được ban hành, nhà cầm quyền cũng không chắc rằng cuộc chiến sẽ kéo dài trong bao lâu, nên không phải mọi nam giới đều được gọi nhập ngũ ngay lập tức.Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp được miễn nhập ngũ theo lệnh tổng động viên, phần lớn là do vấn đề sức khỏe, tôn giáo hay thậm chí là do vấn đề lý lịch.Tại Mỹ, ước tính trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã có hàng trăm nghìn nam giới Mỹ gốc Nhật, bị từ chối đơn xin nhập ngũ, dù họ được sinh ra trên đất Mỹ, và được yêu cầu đưa tới chiến đấu ở mặt trận châu Âu.Trong khi đó tại Nhật, nam giới ở độ tuổi nhập ngũ cần ghi danh với chính quyền địa phương, có thể bị gọi đi tòng quân bất cứ lúc nào.Ước tính trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, phe Đồng minh đã huy động 80 triệu lính tham chiến. Trong khi đó con số này với phe Phát xít vào khoảng 35 triệu.Để có thể trang bị vũ khí và đáp ứng được đòi hỏi hậu cần cho số lượng binh lính lớn khổng lồ kể trên, phần lớn nam giới vẫn phải tham gia hoạt động sản xuất - thay vì nhập ngũ.Ước tính, trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã có khoảng 24 triệu người lính thiệt mạng trên chiến trường, số lượng dân thường thiệt mạng thậm chí còn gấp đôi con số đó (không bao gồm thiệt hại nhân mạng của Trung Quốc).
Chiến tranh Thế giới thứ hai là cuộc chiến có quy mô lớn nhất lịch sử nhân loại, và cũng là giai đoạn lịch sử có nhiều quốc gia phát lệnh tổng động viên bậc nhất.
Thực tế, lệnh tổng động viên là khái niệm mới chỉ được ra đời từ giữa thế kỷ 19. Trước đó, do phương thức liên lạc thô sơ, khiến các cuộc xung đột không thể phát triển lên một quy mô quá lớn, do đó không cần quá nhiều binh lính tham chiến.
Sự ra đời của máy điện tín được cho là đã tạo tiền đề về mặt công nghệ, cho phép các đội quân phát triển mạnh về quân số, mà vẫn đảm bảo chỉ huy nắm được tình hình trên chiến trường nhanh, rõ ràng.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, mọi cường quốc tham chiến đều ít nhất một lần phát lệnh tổng động viên. Có thể kể tới một vài cái tên như Mỹ, Liên Xô, Đức, Anh,...
Không chỉ là mệnh lệnh yêu cầu nam công dân đăng ký nhập ngũ phục vụ quân đội. Lệnh tổng động viên còn đi kèm với nhiều sắc lệnh về kinh tế, qua đó huy động gần như toàn bộ nền kinh tế sản xuất vào việc phục vụ nhu cầu quốc phòng.
Sự ảnh hưởng của lệnh tổng động viên trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, có thể dễ dàng nhận thấy ngay trong các nhà máy, xí nghiệp, khi công nhân có một tỷ lệ lớn là nữ giới - thay thế cho nam giới đã nhập ngũ.
Tuy nhiên, ngay khi lệnh tổng động viên được ban hành, nhà cầm quyền cũng không chắc rằng cuộc chiến sẽ kéo dài trong bao lâu, nên không phải mọi nam giới đều được gọi nhập ngũ ngay lập tức.
Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp được miễn nhập ngũ theo lệnh tổng động viên, phần lớn là do vấn đề sức khỏe, tôn giáo hay thậm chí là do vấn đề lý lịch.
Tại Mỹ, ước tính trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã có hàng trăm nghìn nam giới Mỹ gốc Nhật, bị từ chối đơn xin nhập ngũ, dù họ được sinh ra trên đất Mỹ, và được yêu cầu đưa tới chiến đấu ở mặt trận châu Âu.
Trong khi đó tại Nhật, nam giới ở độ tuổi nhập ngũ cần ghi danh với chính quyền địa phương, có thể bị gọi đi tòng quân bất cứ lúc nào.
Ước tính trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, phe Đồng minh đã huy động 80 triệu lính tham chiến. Trong khi đó con số này với phe Phát xít vào khoảng 35 triệu.
Để có thể trang bị vũ khí và đáp ứng được đòi hỏi hậu cần cho số lượng binh lính lớn khổng lồ kể trên, phần lớn nam giới vẫn phải tham gia hoạt động sản xuất - thay vì nhập ngũ.
Ước tính, trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã có khoảng 24 triệu người lính thiệt mạng trên chiến trường, số lượng dân thường thiệt mạng thậm chí còn gấp đôi con số đó (không bao gồm thiệt hại nhân mạng của Trung Quốc).