Theo truyền thông Nga, hôm 1/4, phái đoàn quân sự cấp cao của Quân đội Hoàng gia Campuchia đã có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và thực hiện một số hoạt động, trong đó có tới thăm một căn cứ tăng - thiết giáp.Đáng chú ý, dẫn đầu phái đoàn quân sự Campuchia là Trung tướng Hun Manet - Tư lệnh Lục quân Hoàng gia Campuchia. Và nơi ông này tới thăm hóa ra là Sư đoàn tăng Kantermirovskaya bảo vệ thủ đô Moscow.Tại đây, các sĩ quan Nga đã giới thiệu chi tiết về tính năng kỹ chiến thuật của các xe tăng chủ lực T-80U mà sư đoàn đang sử dụng.Tuy phía Campuchia không đưa ra bất kỳ một tuyên bố rõ ràng nào liên quan tới việc mua sắm vũ khí sau chuyến thăm, nhưng việc tới một sư đoàn xe tăng bảo vệ Moscow cho thấy mối quan tâm lớn của quân đội nước này với xe tăng Nga.Theo giới phân tích, không loại trừ khả năng Campuchia có thể sẽ đặt hàng xe tăng T-80U hoặc có thể là một loại xe tăng nào khác của Nga trong tương lai gần.Dù cho T-80U không còn sản xuất, nhưng trong kho vũ khí Quân đội Nga còn tới hàng nghìn chiếc T-80U hay T-80B không sử dụng hết. Chúng vẫn còn rất tốt và hoàn toàn đáp ứng được nhiệm vụ chiến đấu khi cần, tất nhiên là phải trải qua sửa chữa nâng cấp trước khi đưa vào sử dụng. Nguồn ảnh: WikipediaT-80U là phiên bản nâng cấp năm 1985 của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 do Liên Xô sản xuất. Dẫu vậy, chúng được đánh giá là tương đương với T-90A được sản xuất sau này cả về giáp bảo vệ, hỏa lực và tính cơ động. Thậm chí, ở một số điểm nó còn được đánh giá hơn hẳn mà phải qua nhiều đợt nâng cấp T-90A mới đạt ngang ngửa. Nguồn ảnh: WikipediaCụ thể, giáp bảo vệ, ngoài giáp composite, T-80U cũng được trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-5. Dòng xe tăng này hoàn toàn có thể tích hợp hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 tùy theo yêu cầu của khách hàng. Nguồn ảnh: WikipediaHỏa lực của T-80U cũng là khẩu pháo nòng trơn 125mm 2A46M với hệ thống điều khiển hỏa lực 1A46 (gồm laser đo xa, máy tính đường đạn, kính ngắm hồng ngoại...) cho phép nó bắn chính xác mục tiêu ngay phát đạn đầu cách xa tới 5km. Nguồn ảnh: WikipediaTốc độ bắn của pháo cũng rất cao đạt 7-8 phát/phút với hệ thống nạp đạn tự động đáng tin cậy. Ngoài ra, pháo T-80 có thể bắn tên lửa choogns tăng qua nòng 9M119 Refleks với tầm bắn 5km. Nguồn ảnh: WikipediaVề tính cơ động, T-80U trang bị động cơ tuabin khí GTD-1250 cho phép chiếc xe đạt tốc độ tối đa lên tới 70km/h - tốc độ đó khiến nó được thế giới đặt biệt danh là "xe tăng bay". Nguồn ảnh: WikipediaTuy nhiên, loại động cơ này ngốn nhiên liệu cực kỳ khủng khiếp khiến dự trữ hành trình giảm xuống chỉ còn 335-415km tùy lương nhiên liệu phụ có mang theo hay không. Nói chung, nếu mua T-80U, Campuchia phải xác định một điều họ phải chuẩn bị một kho nhiên liệu ngay cạnh căn cứ T-80U. Nguồn ảnh: WikipediaMục kích xe tăng T-80U tác chiến. Nguồn: Youtube
Theo truyền thông Nga, hôm 1/4, phái đoàn quân sự cấp cao của Quân đội Hoàng gia Campuchia đã có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và thực hiện một số hoạt động, trong đó có tới thăm một căn cứ tăng - thiết giáp.
Đáng chú ý, dẫn đầu phái đoàn quân sự Campuchia là Trung tướng Hun Manet - Tư lệnh Lục quân Hoàng gia Campuchia. Và nơi ông này tới thăm hóa ra là Sư đoàn tăng Kantermirovskaya bảo vệ thủ đô Moscow.
Tại đây, các sĩ quan Nga đã giới thiệu chi tiết về tính năng kỹ chiến thuật của các xe tăng chủ lực T-80U mà sư đoàn đang sử dụng.
Tuy phía Campuchia không đưa ra bất kỳ một tuyên bố rõ ràng nào liên quan tới việc mua sắm vũ khí sau chuyến thăm, nhưng việc tới một sư đoàn xe tăng bảo vệ Moscow cho thấy mối quan tâm lớn của quân đội nước này với xe tăng Nga.
Theo giới phân tích, không loại trừ khả năng Campuchia có thể sẽ đặt hàng xe tăng T-80U hoặc có thể là một loại xe tăng nào khác của Nga trong tương lai gần.
Dù cho T-80U không còn sản xuất, nhưng trong kho vũ khí Quân đội Nga còn tới hàng nghìn chiếc T-80U hay T-80B không sử dụng hết. Chúng vẫn còn rất tốt và hoàn toàn đáp ứng được nhiệm vụ chiến đấu khi cần, tất nhiên là phải trải qua sửa chữa nâng cấp trước khi đưa vào sử dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia
T-80U là phiên bản nâng cấp năm 1985 của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 do Liên Xô sản xuất. Dẫu vậy, chúng được đánh giá là tương đương với T-90A được sản xuất sau này cả về giáp bảo vệ, hỏa lực và tính cơ động. Thậm chí, ở một số điểm nó còn được đánh giá hơn hẳn mà phải qua nhiều đợt nâng cấp T-90A mới đạt ngang ngửa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cụ thể, giáp bảo vệ, ngoài giáp composite, T-80U cũng được trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-5. Dòng xe tăng này hoàn toàn có thể tích hợp hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 tùy theo yêu cầu của khách hàng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hỏa lực của T-80U cũng là khẩu pháo nòng trơn 125mm 2A46M với hệ thống điều khiển hỏa lực 1A46 (gồm laser đo xa, máy tính đường đạn, kính ngắm hồng ngoại...) cho phép nó bắn chính xác mục tiêu ngay phát đạn đầu cách xa tới 5km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tốc độ bắn của pháo cũng rất cao đạt 7-8 phát/phút với hệ thống nạp đạn tự động đáng tin cậy. Ngoài ra, pháo T-80 có thể bắn tên lửa choogns tăng qua nòng 9M119 Refleks với tầm bắn 5km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về tính cơ động, T-80U trang bị động cơ tuabin khí GTD-1250 cho phép chiếc xe đạt tốc độ tối đa lên tới 70km/h - tốc độ đó khiến nó được thế giới đặt biệt danh là "xe tăng bay". Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, loại động cơ này ngốn nhiên liệu cực kỳ khủng khiếp khiến dự trữ hành trình giảm xuống chỉ còn 335-415km tùy lương nhiên liệu phụ có mang theo hay không. Nói chung, nếu mua T-80U, Campuchia phải xác định một điều họ phải chuẩn bị một kho nhiên liệu ngay cạnh căn cứ T-80U. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mục kích xe tăng T-80U tác chiến. Nguồn: Youtube