Căn cứ không quân Zeljava của Nam Tư được xây dựng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nằm giữa biên giới Bosnia và Croatia.Dù đã được xây dựng từ cách đây nửa thế kỷ, căn cứ quân sự ngầm này tới nay vẫn được coi là có diện tích lớn nhất thế giới, đủ sức chứa hàng trăm chiếc chiến đấu cơ.Bên trong căn cứ ngầm, không chỉ sân bãi máy bay mà còn có đầy đủ nhà xưởng sửa chữa, phòng nghỉ, phòng sinh hoạt cho phi công và cho mọi nhân viên mặt đất.Được bắt đầu xây dựng từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, căn cứ Zeljava ra đời nhằm che đậy sức mạnh của không quân Nam Tư, khỏi mạng lưới tình báo rộng khắp của Mỹ, và cả các hình ảnh do thám vệ tinh.Cách biệt bên trong căn hầm có diện tích khổng lồ với thế giới bên ngoài, là những cánh cửa hầm được thiết kế đặc biệt, dành riêng cho tiêm kích MiG-21R và MiG-21Bis.Đường băng cất cánh được đặt nối tiếp ngay bên ngoài cửa hầm, cho phép các máy bay chiến đấu cất cánh ngay lập tức khi có yêu cầu.Tới đầu thập niên 90, sự kết thúc của chiến tranh Lạnh cùng hàng loạt biến động ở Nam Tư, đã khiến căn cứ, sân bay quân sự Zeljava bị bỏ hoang tới tận ngày nay.Dù đã không còn được mở rộng và cải tạo suốt hơn 30 năm qua, căn cứ không quân Zeljava vẫn được coi là căn cứ ngầm lớn nhất thế giới từng được hé lộ.Hai cánh cửa hầm với đường nối ra thẳng sân bay, cho phép các máy bay phản lực cất cánh ngay sau khi được kéo ra khỏi cửa hầm.Bên trong căn cứ ngầm là những đường hầm kích thước lớn kéo dài cả cây số, kèm theo đó là nhiều cửa thép chịu lực, giúp cách ly từng đoạn hầm trong trường hợp bị tấn công.Không quân Nam Tư từng sở hữu dàn máy bay chiến đấu có sức mạnh vượt trội, đây cũng từng được coi là lực lượng không quân có sức mạnh bậc nhất châu Âu thời bấy giờ.Tuy nhiên kho vũ khí mạnh khủng khiếp của Nam Tư, sau đó đã được chia ra cho nhiều quốc gia sau khi Nam Tư tan rã, kéo theo sự ly khai của hầu hết các thực thể cộng hòa thuộc Nam Tư cũ.Tới năm 2003, cái tên "Nam Tư" chính thức biến mất khỏi bản đồ thế giới, khi đất nước này đổi tên thành "Liên bang Serbia và Montenegro. Tới năm 2006, hai quốc gia kể trên cũng tách ra, chính thức đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của Nam Tư. Nguồn ảnh: Sljapic. Tiêm kích MiG-21 tới nay vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục sử dụng. Nguồn: Edostuff.
Căn cứ không quân Zeljava của Nam Tư được xây dựng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nằm giữa biên giới Bosnia và Croatia.
Dù đã được xây dựng từ cách đây nửa thế kỷ, căn cứ quân sự ngầm này tới nay vẫn được coi là có diện tích lớn nhất thế giới, đủ sức chứa hàng trăm chiếc chiến đấu cơ.
Bên trong căn cứ ngầm, không chỉ sân bãi máy bay mà còn có đầy đủ nhà xưởng sửa chữa, phòng nghỉ, phòng sinh hoạt cho phi công và cho mọi nhân viên mặt đất.
Được bắt đầu xây dựng từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, căn cứ Zeljava ra đời nhằm che đậy sức mạnh của không quân Nam Tư, khỏi mạng lưới tình báo rộng khắp của Mỹ, và cả các hình ảnh do thám vệ tinh.
Cách biệt bên trong căn hầm có diện tích khổng lồ với thế giới bên ngoài, là những cánh cửa hầm được thiết kế đặc biệt, dành riêng cho tiêm kích MiG-21R và MiG-21Bis.
Đường băng cất cánh được đặt nối tiếp ngay bên ngoài cửa hầm, cho phép các máy bay chiến đấu cất cánh ngay lập tức khi có yêu cầu.
Tới đầu thập niên 90, sự kết thúc của chiến tranh Lạnh cùng hàng loạt biến động ở Nam Tư, đã khiến căn cứ, sân bay quân sự Zeljava bị bỏ hoang tới tận ngày nay.
Dù đã không còn được mở rộng và cải tạo suốt hơn 30 năm qua, căn cứ không quân Zeljava vẫn được coi là căn cứ ngầm lớn nhất thế giới từng được hé lộ.
Hai cánh cửa hầm với đường nối ra thẳng sân bay, cho phép các máy bay phản lực cất cánh ngay sau khi được kéo ra khỏi cửa hầm.
Bên trong căn cứ ngầm là những đường hầm kích thước lớn kéo dài cả cây số, kèm theo đó là nhiều cửa thép chịu lực, giúp cách ly từng đoạn hầm trong trường hợp bị tấn công.
Không quân Nam Tư từng sở hữu dàn máy bay chiến đấu có sức mạnh vượt trội, đây cũng từng được coi là lực lượng không quân có sức mạnh bậc nhất châu Âu thời bấy giờ.
Tuy nhiên kho vũ khí mạnh khủng khiếp của Nam Tư, sau đó đã được chia ra cho nhiều quốc gia sau khi Nam Tư tan rã, kéo theo sự ly khai của hầu hết các thực thể cộng hòa thuộc Nam Tư cũ.
Tới năm 2003, cái tên "Nam Tư" chính thức biến mất khỏi bản đồ thế giới, khi đất nước này đổi tên thành "Liên bang Serbia và Montenegro. Tới năm 2006, hai quốc gia kể trên cũng tách ra, chính thức đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của Nam Tư. Nguồn ảnh: Sljapic.
Tiêm kích MiG-21 tới nay vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục sử dụng. Nguồn: Edostuff.