Theo thông tin mới được truyền thông Indonesia đăng tải, trong chuyến thăm của bộ trưởng quốc phòng Pháp tới nước này cách đây ít ngày, một bản nghị định thư giữa hai nước đã được ký kết.Theo đó, Indonesia sẽ có quyền đặt mua tối đa 36 tiêm kích chiến đấu Rafale từ Pháp. Đây là số lượng tiêm kích tương đương với 3 trung đoàn máy bay chiến đấu tiêu chuẩn.Tuy nhiên, truyền thông Indonesia cũng nhấn mạnh, đây chưa phải là hợp đồng mua bán chính thức giữa hai bên. Hợp đồng chính thức được kỳ vọng sẽ ký kết giữa Indonesia và Pháp, trước tháng 12/2022 tới đây.Nếu Indonesia ký hợp đồng mua 36 tiêm kích Rafale thành công từ phía Pháp. Nước này sẽ sở hữu phi đội chiến đấu cơ mạnh bậc nhất khu vực.Truyền thông quốc tế cho biết, quá trình đàm phán giữa Pháp và Indonesia về việc mua bán tiêm kích chiến đấu Rafale, đã được hai nước bắt đầu từ cách đây hai năm.Ban đầu, Indonesia thậm chí còn muốn đặt mua tổng cộng 48 máy bay Rafale, với tổng giá trị hợp đồng có thể lên tới nhiều tỷ USD.Tuy nhiên do giá trị hợp đồng quá lớn, phía Indonesia tỏ ra thận trọng khi nước này khó có thể đảm bảo được các vấn đề tài chính liên quan.Điều này khiến quá trình đàm phán kéo dài, khi quốc gia Đông Nam Á muốn Pháp tạo điều kiện cho một khoản vay tín dụng, giúp cho việc giải ngân trở nên dễ dàng hơn.Ở phía ngược lại, Pháp tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho thương vụ bán tiêm kích Rafale tới Indonesia. Đây là hướng đi khá phổ biến của Pháp thời điểm này, khi mà nước này cũng đã tuyên bố hỗ trợ tài chính cho hợp đồng mua 30 tiêm kích Rafale từ Ai Cập.Nhiều khả năng, các ngân hàng được chính phủ Pháp bảo trợ, sẽ hỗ trợ tới 80% giá trị của hợp đồng mua bán tiêm kích Rafale cho những khách hàng có nhu cầu.Việc Pháp tỏ ra rất "hào phóng" trong việc giải ngân các khoản tín dụng khổng lồ để hỗ trợ nước ngoài mua máy bay chiến đấu Rafale, được cho là có lý do từ việc, đây là loại tiêm kích cực kỳ đắt đỏ.Mới đây nhất, hồi tháng 5/2021 Croatia đã ký hợp đồng mua một trung đoàn tiêm kích Rafale từ Pháp với số lượng tổng cộng 12 chiếc, giá trị hợp đồng lên tới 1,2 tỷ USD - tương đương với khoảng 100 triệu USD cho mỗi chiếc.Giới chuyên gia phân tích cho rằng, giá của mỗi chiếc chiến đấu cơ Rafale tỏ ra cao vượt trội so với các loại máy bay tiêm kích thế hệ 4++ khác, đơn giản là do loại chiến đấu cơ này được bán kèm tên lửa không đối không Meteor.Loại tên lửa hiện đại này của Pháp, có thể cho phép chiến đấu cơ Rafale tấn công mục tiêu từ khoảng cách lên tới 150 km - thay vì chỉ khoảng 100 km như nhiều loại chiến đấu cơ tương đương hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh tiêm kích Rafale đang phục vụ trong lực lượng Không quân Pháp - loại chiến đấu cơ thế hệ 4++ có giá ngang với tiêm kích thế hệ 5. Nguồn: QPVN.
Theo thông tin mới được truyền thông Indonesia đăng tải, trong chuyến thăm của bộ trưởng quốc phòng Pháp tới nước này cách đây ít ngày, một bản nghị định thư giữa hai nước đã được ký kết.
Theo đó, Indonesia sẽ có quyền đặt mua tối đa 36 tiêm kích chiến đấu Rafale từ Pháp. Đây là số lượng tiêm kích tương đương với 3 trung đoàn máy bay chiến đấu tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, truyền thông Indonesia cũng nhấn mạnh, đây chưa phải là hợp đồng mua bán chính thức giữa hai bên. Hợp đồng chính thức được kỳ vọng sẽ ký kết giữa Indonesia và Pháp, trước tháng 12/2022 tới đây.
Nếu Indonesia ký hợp đồng mua 36 tiêm kích Rafale thành công từ phía Pháp. Nước này sẽ sở hữu phi đội chiến đấu cơ mạnh bậc nhất khu vực.
Truyền thông quốc tế cho biết, quá trình đàm phán giữa Pháp và Indonesia về việc mua bán tiêm kích chiến đấu Rafale, đã được hai nước bắt đầu từ cách đây hai năm.
Ban đầu, Indonesia thậm chí còn muốn đặt mua tổng cộng 48 máy bay Rafale, với tổng giá trị hợp đồng có thể lên tới nhiều tỷ USD.
Tuy nhiên do giá trị hợp đồng quá lớn, phía Indonesia tỏ ra thận trọng khi nước này khó có thể đảm bảo được các vấn đề tài chính liên quan.
Điều này khiến quá trình đàm phán kéo dài, khi quốc gia Đông Nam Á muốn Pháp tạo điều kiện cho một khoản vay tín dụng, giúp cho việc giải ngân trở nên dễ dàng hơn.
Ở phía ngược lại, Pháp tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho thương vụ bán tiêm kích Rafale tới Indonesia. Đây là hướng đi khá phổ biến của Pháp thời điểm này, khi mà nước này cũng đã tuyên bố hỗ trợ tài chính cho hợp đồng mua 30 tiêm kích Rafale từ Ai Cập.
Nhiều khả năng, các ngân hàng được chính phủ Pháp bảo trợ, sẽ hỗ trợ tới 80% giá trị của hợp đồng mua bán tiêm kích Rafale cho những khách hàng có nhu cầu.
Việc Pháp tỏ ra rất "hào phóng" trong việc giải ngân các khoản tín dụng khổng lồ để hỗ trợ nước ngoài mua máy bay chiến đấu Rafale, được cho là có lý do từ việc, đây là loại tiêm kích cực kỳ đắt đỏ.
Mới đây nhất, hồi tháng 5/2021 Croatia đã ký hợp đồng mua một trung đoàn tiêm kích Rafale từ Pháp với số lượng tổng cộng 12 chiếc, giá trị hợp đồng lên tới 1,2 tỷ USD - tương đương với khoảng 100 triệu USD cho mỗi chiếc.
Giới chuyên gia phân tích cho rằng, giá của mỗi chiếc chiến đấu cơ Rafale tỏ ra cao vượt trội so với các loại máy bay tiêm kích thế hệ 4++ khác, đơn giản là do loại chiến đấu cơ này được bán kèm tên lửa không đối không Meteor.
Loại tên lửa hiện đại này của Pháp, có thể cho phép chiến đấu cơ Rafale tấn công mục tiêu từ khoảng cách lên tới 150 km - thay vì chỉ khoảng 100 km như nhiều loại chiến đấu cơ tương đương hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh tiêm kích Rafale đang phục vụ trong lực lượng Không quân Pháp - loại chiến đấu cơ thế hệ 4++ có giá ngang với tiêm kích thế hệ 5. Nguồn: QPVN.