Chiến dịch Libelle (con chuồn chuồn trong tiếng Đức) là một hoạt động sơ tán của lực lượng vũ trang Đức diễn ra vào ngày 14/3/1997 tại thủ đô Tirana của Albania.Trong cùng thời gian đó, lực lượng quân đội Mỹ, Anh và Ý cũng tiến hành sơ tán công dân của họ khỏi Albania. Chiến dịch Libelle là lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai, bộ binh Đức nổ súng trong chiến đấu.Đầu năm 1997, bạo loạn lan rộng khắp đất nước Albania sau sự sụp đổ của mô hình đa cấp kim tự tháp (mô hình Ponzi) đã đẩy quốc gia này vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội nghiêm trọng, mà đỉnh điểm là cuộc Nội chiến Albania.Sau khi vũ khí của quân đội và cảnh sát bị quân nổi dậy, tội phạm và dân thường cướp phá, phần lớn đất nước rơi vào hỗn loạn và bạo lực. Vào ngày 11/3, tất cả các công dân nước ngoài được hướng dẫn rời khỏi Albania.Quân đội Italia và Mỹ đã tiến hành các hoạt động sơ tán ban đầu. Vào giữa ngày 13/3, tình trạng hỗn loạn lan rộng khiến việc rời khỏi đất nước bằng các phương tiện thông thường gần như là không thể. Không còn nơi nào để đi, hàng chục người còn sót lại chạy đến đại sứ quán Đức, nơi vẫn chưa sơ tán.Ngày 13/3, vào đêm trước của chiến dịch, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Volker Rühe, đã quyết định giảm thời gian phản ứng của lực lượng Đức trong trường hợp khẩn cấp ở Albania và ra lệnh cho khinh hạm Niedersachsen đi vào vùng biển của Albania.Ngày 14/3, năm trực thăng vận tải hạng nặng CH-53G với 89 binh sĩ thuộc lực lượng SFOR (Lực lượng ổn định ở Bosnia và Herzegovina) của Đức đi từ Bosnia đến Dubrovnik, Croatia.Cùng lúc đó tại Đức, ba máy bay vận tải C-160 đã được tổ chức sẵn sàng bay đến khu vực Balkan. Tàu Niedersachsen đã sẵn sàng chờ đợi ở cảng Durrës, Albania. 11h30, chính phủ Đức dưới thời Thủ tướng Helmut Kohl quyết định triển khai lực lượng vũ trang Đức để di tản khỏi đại sứ quán.Vì quân đội Đức không thể hoạt động ở nước ngoài nếu không được Quốc hội Đức cho phép, Chính phủ áp dụng các quy tắc khẩn cấp và chỉ thông báo cho các nhà lãnh đạo của quốc hội và Ủy ban Quốc phòng về kế hoạch hoạt động.Những chiếc C-160 đã bay đến thị trấn Podgorica của Montenegro. Lực lượng đặc nhiệm, bao gồm những chiếc trực thăng CH-53 và binh sĩ từ các đơn vị chiến đấu, hỗ trợ và y tế, đã lên đường đến thủ đô Tirana của Albania.3h39 chiều, mặc dù lực lượng Mỹ đã hủy bỏ một hoạt động sơ tán riêng biệt ở Tirana sau khi một máy bay trực thăng Blackhawk bị trúng đạn, Đại tướng Henning Glawatz vẫn quyết định tiếp tục cuộc di tản.Chiếc CH-53 đầu tiên hạ cánh xuống một sân bay bỏ hoang gần ngoại ô Tirana. An ninh vành đai được thiết lập và thường dân bắt đầu lên trực thăng. Lực lượng nổi dậy trên xe bọc thép tiếp cận khu vực này và tấn công những thường dân đang chạy trốn.Khi các đơn vị Đức bắn trả, các tay súng nổi dậy đến tiếp viện đã nổ súng đáp trả. Ít nhất 188 viên đạn đã được bắn vào lực lượng di tản và một trực thăng CH-53 bị trúng đạn khiến nó hư hỏng nhẹ. Ít nhất có một người Albania bị thương.4h09 chiều, chiếc trực thăng cuối cùng rời Tirana. Các trực thăng trở về Montenegro cùng với những người tị nạn sau khi kết thúc thành công chiến dịch; sau đó họ được không vận đến Đức.Có 98 người đến từ 22 quốc gia đã di tản thành công: Đức: 21 người, Hungary: 14, Nhật: 13, Áo: 11, CH Séc: 5, Đan Mạch, Peru, Thụy Sĩ: 3, Ai Cập, Albania, Bosnia and Herzegovina, Hà Lan, Ba Lan, Hàn Quốc: 2, Argentina, Bỉ, Phần Lan, Italia, Luxembourg, Philippines, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha: mỗi nước một công dân. Nguồn ảnh: History. Những hình ảnh cực hiếm trong những cuộc giao tranh tầm gần ở Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: TheArchive.
Chiến dịch Libelle (con chuồn chuồn trong tiếng Đức) là một hoạt động sơ tán của lực lượng vũ trang Đức diễn ra vào ngày 14/3/1997 tại thủ đô Tirana của Albania.
Trong cùng thời gian đó, lực lượng quân đội Mỹ, Anh và Ý cũng tiến hành sơ tán công dân của họ khỏi Albania. Chiến dịch Libelle là lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai, bộ binh Đức nổ súng trong chiến đấu.
Đầu năm 1997, bạo loạn lan rộng khắp đất nước Albania sau sự sụp đổ của mô hình đa cấp kim tự tháp (mô hình Ponzi) đã đẩy quốc gia này vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội nghiêm trọng, mà đỉnh điểm là cuộc Nội chiến Albania.
Sau khi vũ khí của quân đội và cảnh sát bị quân nổi dậy, tội phạm và dân thường cướp phá, phần lớn đất nước rơi vào hỗn loạn và bạo lực. Vào ngày 11/3, tất cả các công dân nước ngoài được hướng dẫn rời khỏi Albania.
Quân đội Italia và Mỹ đã tiến hành các hoạt động sơ tán ban đầu. Vào giữa ngày 13/3, tình trạng hỗn loạn lan rộng khiến việc rời khỏi đất nước bằng các phương tiện thông thường gần như là không thể. Không còn nơi nào để đi, hàng chục người còn sót lại chạy đến đại sứ quán Đức, nơi vẫn chưa sơ tán.
Ngày 13/3, vào đêm trước của chiến dịch, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Volker Rühe, đã quyết định giảm thời gian phản ứng của lực lượng Đức trong trường hợp khẩn cấp ở Albania và ra lệnh cho khinh hạm Niedersachsen đi vào vùng biển của Albania.
Ngày 14/3, năm trực thăng vận tải hạng nặng CH-53G với 89 binh sĩ thuộc lực lượng SFOR (Lực lượng ổn định ở Bosnia và Herzegovina) của Đức đi từ Bosnia đến Dubrovnik, Croatia.
Cùng lúc đó tại Đức, ba máy bay vận tải C-160 đã được tổ chức sẵn sàng bay đến khu vực Balkan. Tàu Niedersachsen đã sẵn sàng chờ đợi ở cảng Durrës, Albania. 11h30, chính phủ Đức dưới thời Thủ tướng Helmut Kohl quyết định triển khai lực lượng vũ trang Đức để di tản khỏi đại sứ quán.
Vì quân đội Đức không thể hoạt động ở nước ngoài nếu không được Quốc hội Đức cho phép, Chính phủ áp dụng các quy tắc khẩn cấp và chỉ thông báo cho các nhà lãnh đạo của quốc hội và Ủy ban Quốc phòng về kế hoạch hoạt động.
Những chiếc C-160 đã bay đến thị trấn Podgorica của Montenegro. Lực lượng đặc nhiệm, bao gồm những chiếc trực thăng CH-53 và binh sĩ từ các đơn vị chiến đấu, hỗ trợ và y tế, đã lên đường đến thủ đô Tirana của Albania.
3h39 chiều, mặc dù lực lượng Mỹ đã hủy bỏ một hoạt động sơ tán riêng biệt ở Tirana sau khi một máy bay trực thăng Blackhawk bị trúng đạn, Đại tướng Henning Glawatz vẫn quyết định tiếp tục cuộc di tản.
Chiếc CH-53 đầu tiên hạ cánh xuống một sân bay bỏ hoang gần ngoại ô Tirana. An ninh vành đai được thiết lập và thường dân bắt đầu lên trực thăng. Lực lượng nổi dậy trên xe bọc thép tiếp cận khu vực này và tấn công những thường dân đang chạy trốn.
Khi các đơn vị Đức bắn trả, các tay súng nổi dậy đến tiếp viện đã nổ súng đáp trả. Ít nhất 188 viên đạn đã được bắn vào lực lượng di tản và một trực thăng CH-53 bị trúng đạn khiến nó hư hỏng nhẹ. Ít nhất có một người Albania bị thương.
4h09 chiều, chiếc trực thăng cuối cùng rời Tirana. Các trực thăng trở về Montenegro cùng với những người tị nạn sau khi kết thúc thành công chiến dịch; sau đó họ được không vận đến Đức.
Có 98 người đến từ 22 quốc gia đã di tản thành công: Đức: 21 người, Hungary: 14, Nhật: 13, Áo: 11, CH Séc: 5, Đan Mạch, Peru, Thụy Sĩ: 3, Ai Cập, Albania, Bosnia and Herzegovina, Hà Lan, Ba Lan, Hàn Quốc: 2, Argentina, Bỉ, Phần Lan, Italia, Luxembourg, Philippines, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha: mỗi nước một công dân. Nguồn ảnh: History.
Những hình ảnh cực hiếm trong những cuộc giao tranh tầm gần ở Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: TheArchive.