Thật vậy, Quân đội Mỹ vừa tung ra gói hợp đồng tìm các nhà thầu cung cấp đạn cho súng tiểu liên huyền thoại Thompson được sản xuất từ sau chiến tranh thế giới thứ 1 nhưng nổi tiếng ở cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Chúng thường được gọi là "Tommy" hoặc "máy đánh chữ Chicago". Nguồn ảnh: WikipediaThompson hay có định danh đầy đủ là M1928A1 do John T. Thompson thiết kế và đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1921. Thompson là tiểu liên chính của cảnh sát Mỹ trong khoảng thời gian sau vài năm nó được tạo ra, nó cũng xuất hiện với vai trò là súng tiểu liên chính của quân đội Mỹ trong Thế chiến hai, đồng thời cũng được trang bị cho nhiều nước đồng minh khác. Nguồn ảnh: WikipediaKhẩu súng này có nhiều ưu điểm: tốc độ bắn nhanh, thay đạn dễ dàng, bắn khá chính xác. Nhiều loại súng hiện đại thời nay vẫn dựa trên mẫu tiểu liên Thompson để sản xuất vì cơ cấu chốt khóa cơ bản của Thompson làm cho súng tản nhiệt nhanh, cò súng ít khi bị kẹt nhưng cũng bộc lộ nhược điểm: súng khá nặng. Nguồn ảnh: WikipediaƯớc tính 1,7 triệu khẩu Thompson đã được sản xuất liên tục từ 1921-1940. Những khẩu súng này tồn tại tới tận đầu những năm 1960 khi M16 và AR-15 ra đời mới kết thúc sứ mệnh. Thậm chí, một số lượng nhỏ Thompson còn được dùng ở Mỹ tới tận những năm 1980 trong lực lượng cảnh sát. Đáng chú ý, trong kháng chiến chống Pháp, Việt Nam cũng có một ít khẩu súng này thu được của Pháp và sử dụng với tên gọi “Tôm Sông”. Nguồn ảnh: WikipediaThompson có trọng lượng 4,9kg, dài 851m, sử dụng đạn .45ACP với tốc độ bắn 600-800 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150m. Nguồn ảnh: WikipediaKhẩu súng dùng hộp tiếp đạn dạng thanh 20 viên hoặc dạng tang trống 50-100 viên. Nguồn ảnh: WikipediaDù có nhiều ưu điểm, nhưng không thể phủ nhận Thompson không thể so sánh với tiểu liên hiện đại. Tuy nhiên, lạ là Quân đội Mỹ đứng ra tìm nhà thầu cung cấp hợp đồng mua đạn .45ACP, theo các nguồn tin việc này để phục vụ huấn luyện và cung cấp cho các sự kiện. Nguồn ảnh: WikipediaCó khả năng các sự kiện cần dùng tới tiểu liên Thompson là những trận đánh giả kỷ niệm các chiến dịch lớn, đáng nhớ của Mỹ trong CTTG 2. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài 1.500 viên đạn .45ACP cho tiểu liên Thompson, Quân đội Mỹ còn yêu cầu nhà thầu cung cấp nhiều loại đạn "lạ" khác gồm: đạn 7,92x57mm cho khẩu Kara98K của Đức, 7,62x39mm của súng AK-47. Nguồn ảnh: WikipediaCận cảnh bắn tiểu liên Thompson với băng đạn tang trống. Nguồn: Youtube
Thật vậy, Quân đội Mỹ vừa tung ra gói hợp đồng tìm các nhà thầu cung cấp đạn cho súng tiểu liên huyền thoại Thompson được sản xuất từ sau chiến tranh thế giới thứ 1 nhưng nổi tiếng ở cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Chúng thường được gọi là "Tommy" hoặc "máy đánh chữ Chicago". Nguồn ảnh: Wikipedia
Thompson hay có định danh đầy đủ là M1928A1 do John T. Thompson thiết kế và đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1921. Thompson là tiểu liên chính của cảnh sát Mỹ trong khoảng thời gian sau vài năm nó được tạo ra, nó cũng xuất hiện với vai trò là súng tiểu liên chính của quân đội Mỹ trong Thế chiến hai, đồng thời cũng được trang bị cho nhiều nước đồng minh khác. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khẩu súng này có nhiều ưu điểm: tốc độ bắn nhanh, thay đạn dễ dàng, bắn khá chính xác. Nhiều loại súng hiện đại thời nay vẫn dựa trên mẫu tiểu liên Thompson để sản xuất vì cơ cấu chốt khóa cơ bản của Thompson làm cho súng tản nhiệt nhanh, cò súng ít khi bị kẹt nhưng cũng bộc lộ nhược điểm: súng khá nặng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ước tính 1,7 triệu khẩu Thompson đã được sản xuất liên tục từ 1921-1940. Những khẩu súng này tồn tại tới tận đầu những năm 1960 khi M16 và AR-15 ra đời mới kết thúc sứ mệnh. Thậm chí, một số lượng nhỏ Thompson còn được dùng ở Mỹ tới tận những năm 1980 trong lực lượng cảnh sát. Đáng chú ý, trong kháng chiến chống Pháp, Việt Nam cũng có một ít khẩu súng này thu được của Pháp và sử dụng với tên gọi “Tôm Sông”. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thompson có trọng lượng 4,9kg, dài 851m, sử dụng đạn .45ACP với tốc độ bắn 600-800 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khẩu súng dùng hộp tiếp đạn dạng thanh 20 viên hoặc dạng tang trống 50-100 viên. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù có nhiều ưu điểm, nhưng không thể phủ nhận Thompson không thể so sánh với tiểu liên hiện đại. Tuy nhiên, lạ là Quân đội Mỹ đứng ra tìm nhà thầu cung cấp hợp đồng mua đạn .45ACP, theo các nguồn tin việc này để phục vụ huấn luyện và cung cấp cho các sự kiện. Nguồn ảnh: Wikipedia
Có khả năng các sự kiện cần dùng tới tiểu liên Thompson là những trận đánh giả kỷ niệm các chiến dịch lớn, đáng nhớ của Mỹ trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài 1.500 viên đạn .45ACP cho tiểu liên Thompson, Quân đội Mỹ còn yêu cầu nhà thầu cung cấp nhiều loại đạn "lạ" khác gồm: đạn 7,92x57mm cho khẩu Kara98K của Đức, 7,62x39mm của súng AK-47. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cận cảnh bắn tiểu liên Thompson với băng đạn tang trống. Nguồn: Youtube