Nhằm giúp đỡ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại sự xâm lược của Đế quốc Mỹ, từ năm 1964, Liên Xô đã bắt đầu viện trợ súng chống tăng RPG-2 nhằm giúp cho quân Giải phóng miền Nam đối phó lại lực lượng tăng – thiết giáp của Mỹ - VNCH đang chiếm ưu thế lớn. Khi sang Việt Nam, RPG-2 đã được bộ đội ta định danh lại là súng chống tăng B40. Hầu như ở nước ta hiện nay, khi nhắc tới B40 người ta biết đến nhiều hơn là “họ tên” RPG-2.Súng chống tăng RPG-2 (tiếng Nga là ручной противотанковый гранатомёт, dịch ra là "súng phóng lựu chống tăng phản lực") được Liên Xô thiết kế từ năm 1947 cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, chống lô cốt, bộ binh địch... Theo một số đánh giá thì khẩu RPG-2 được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu khẩu Panzerfaust 44 của phát xít Đức mà Hồng quân Liên Xô thu giữ được.Ngoài Việt Nam, RPG-2 còn được Liên Xô xuất khẩu tới 20 quốc gia khác nhau trên thế giới, thậm chí nhiều nước còn chế tạo lại. Trong ảnh là khẩu RPG-2 do Triều Tiên sản xuất.Súng chống tăng B40 có kết cấu rất đơn giản, nó gồm một ống mỏng nhẹ dài 1,2m, bên trong mài nhẵn đường kính 40mm, nặng 2,83kg.Phía trên ống có thước ngắm và đầu ruồi gập lại được, đỡ vướng khi vận chuyển, dựng lên khí ngắm bắn. Thước ngắm chỉ có 3 mức, xa nhất 150 mét, các mức thước ngắm là các thanh ngang đặt cố định như chiếc thang.Loại đạn của B40 được định danh là PG-2 nặng 1,84kg, dài 67cm, đường kính lớn nhất 80mm, tốc độ bay tối đa 84m/s, tầm bắn hiệu quả 150m.Đạn của B40 được kết cấu 2 phần gồm: đầu đạn và liều phóng. Trong đó, đầu đạn B40 là kiểu liều nổ lõm góc mở rộng hội tụ sóng xung kích vào tiêu điểm ở tâm trục đầu đạn. Người ta lót một tấm kim loại nặng ở mặt lõm, tấm này gọi là tấm tích năng lượng, nó tăng tốc độ đến vài km/s xuyên qua giáp, ở B40 làm bằng đồng, sức xuyên 180 mm thép cán.Trước khi lắp đạn vào súng, xạ thủ phải lắp liều phóng vào đạn. Sau khi lắp liều vào đầu đạn, vuốt các cánh đàn hồi cho cuộn quanh ống đuôi, nhét đạn vào súng, quay cho đúng vị trí đinh khớp, đến đây đạn nằm chặt trong súng. Khi quay đầu đạn trong nòng phải quay theo chiều kim đồng hồ, nếu ngược lại các cánh đuôi giãn ra rất chặt.Đầu đạn được kích nổ bằng ngòi chạm nổ quán tính, ngòi đặt ở phần cổ đạn. Khi đạn đập vào mục tiêu dừng lại, thì khối nặng của ngòi lao vào hạt nổ. Với sức xuyên 180mm thép cán, xe thiết giáp M113 mới nhất của Mỹ khi đó, hay kể cả xe tăng M48 khó lòng chống đỡ. Và thực vậy, các chiến dịch lớn được quân giải phóng miền Nam thực hiện sau khi nhận súng chống tăng B40 đã khiến cho thiết giáp quân xâm lược khiếp đảm.Không chỉ tiêu diệt xe tăng - xe thiết giáp, trong kháng chiến chống Mỹ, đã ghi nhận trường hợp quân ta sử dụng B40 tiêu diệt thành công cả máy bay trực thăng của Mỹ. Theo báo Quân đội Nhân dân Online, trưa ngày 11/11/1971, Trung đội du kích xã Kỳ Nơi, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện cuộc tấn công tiêu diệt gọn cả một trung đột biệt kích đổ bộ bằng trực thăng xuống địa bàn. Đặc biệt, trong trận này, tổ chiến đấu sử dụng súng B40 đã bắn hạ cả trực thăng.Cụ thể, 12h5 phút ngày 11/11/1971, trung đội du kích quân ta tiếp cận áp sát điểm cao A (có tầm quan sát, khống chế rộng lại nằm sát ngã ba sông Sê Pôn là tuyến vận tải thủy quan trọng của ta, nhưng cũng là địa hình thuận lợi cho địch đổ bộ biệt kích bằng máy bay lên thẳng xuống đánh phá), thì phát hiện hai trực thăng của biệt kích Mỹ hạ xuống điểm cao đổ quân rồi nhanh chóng cất cánh. Trung đội trưởng liền ra lệnh nổ súng tấn công, tiêu diệt tốp biệt kích trên điểm cao. Địch nhanh chóng chạy về khu vực yên ngựa, phía tây điểm cao......Cùng lúc, đơn vị phát hiện một máy bay khác đang hạ cánh xuống khu vực này. Theo lệnh của chỉ huy, cả trung đội nhanh chóng cơ động về phía khu vực yên ngựa tiêu diệt địch. Đồng chí giữ súng B40 nhanh chóng lợi dụng địa hình có lợi bắn một phát trúng ngay chiếc máy bay lên thẳng. Các tổ nhanh chóng phối hợp tiêu diệt những tên biệt kích còn lại, đồng thời có kế hoạch tổ chức lực lượng sẵn sàng đánh địch đến ứng cứu... Trong trận đánh này, ngoài thành tích bắn cháy một máy bay địch, Trung đội dân quân xã Kỳ Nơi đã tiêu diệt 29 tên địch và thu được nhiều vũ khí, trang bị, đạt hiệu suất chiến đấu cao, góp phần củng cố thêm lòng tin của nhân dân trên địa bàn.Súng chống tăng B40 sau này vẫn được quân ta sử dụng rộng rãi suốt các chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau 1975. Cho tới hôm nay, thì chúng chỉ xuất hiện trong một số đơn vị quân dự bị, dân quân tự vệ. Vai trò chiến đấu chủ lực nhường chỗ lại cho những khẩu B41 tốt hơn.B40 được cho là tồn tại không ít điểm yếu. Ví dụ như tốc độ bay của đạn thấp, dễ bị chặn bởi vật cản như lưới; thuốc phóng dùng thuốc nổ đen khiến tầm bắn quá ngắn, bắn kém chính xác, dễ làm lộ vị trí; cấu tạo ngòi nổ quán tính đơn giản, không đáng tin cậy.
Nhằm giúp đỡ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại sự xâm lược của Đế quốc Mỹ, từ năm 1964, Liên Xô đã bắt đầu viện trợ súng chống tăng RPG-2 nhằm giúp cho quân Giải phóng miền Nam đối phó lại lực lượng tăng – thiết giáp của Mỹ - VNCH đang chiếm ưu thế lớn. Khi sang Việt Nam, RPG-2 đã được bộ đội ta định danh lại là súng chống tăng B40. Hầu như ở nước ta hiện nay, khi nhắc tới B40 người ta biết đến nhiều hơn là “họ tên” RPG-2.
Súng chống tăng RPG-2 (tiếng Nga là ручной противотанковый гранатомёт, dịch ra là "súng phóng lựu chống tăng phản lực") được Liên Xô thiết kế từ năm 1947 cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, chống lô cốt, bộ binh địch... Theo một số đánh giá thì khẩu RPG-2 được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu khẩu Panzerfaust 44 của phát xít Đức mà Hồng quân Liên Xô thu giữ được.
Ngoài Việt Nam, RPG-2 còn được Liên Xô xuất khẩu tới 20 quốc gia khác nhau trên thế giới, thậm chí nhiều nước còn chế tạo lại. Trong ảnh là khẩu RPG-2 do Triều Tiên sản xuất.
Súng chống tăng B40 có kết cấu rất đơn giản, nó gồm một ống mỏng nhẹ dài 1,2m, bên trong mài nhẵn đường kính 40mm, nặng 2,83kg.
Phía trên ống có thước ngắm và đầu ruồi gập lại được, đỡ vướng khi vận chuyển, dựng lên khí ngắm bắn. Thước ngắm chỉ có 3 mức, xa nhất 150 mét, các mức thước ngắm là các thanh ngang đặt cố định như chiếc thang.
Loại đạn của B40 được định danh là PG-2 nặng 1,84kg, dài 67cm, đường kính lớn nhất 80mm, tốc độ bay tối đa 84m/s, tầm bắn hiệu quả 150m.
Đạn của B40 được kết cấu 2 phần gồm: đầu đạn và liều phóng. Trong đó, đầu đạn B40 là kiểu liều nổ lõm góc mở rộng hội tụ sóng xung kích vào tiêu điểm ở tâm trục đầu đạn. Người ta lót một tấm kim loại nặng ở mặt lõm, tấm này gọi là tấm tích năng lượng, nó tăng tốc độ đến vài km/s xuyên qua giáp, ở B40 làm bằng đồng, sức xuyên 180 mm thép cán.
Trước khi lắp đạn vào súng, xạ thủ phải lắp liều phóng vào đạn. Sau khi lắp liều vào đầu đạn, vuốt các cánh đàn hồi cho cuộn quanh ống đuôi, nhét đạn vào súng, quay cho đúng vị trí đinh khớp, đến đây đạn nằm chặt trong súng. Khi quay đầu đạn trong nòng phải quay theo chiều kim đồng hồ, nếu ngược lại các cánh đuôi giãn ra rất chặt.
Đầu đạn được kích nổ bằng ngòi chạm nổ quán tính, ngòi đặt ở phần cổ đạn. Khi đạn đập vào mục tiêu dừng lại, thì khối nặng của ngòi lao vào hạt nổ. Với sức xuyên 180mm thép cán, xe thiết giáp M113 mới nhất của Mỹ khi đó, hay kể cả xe tăng M48 khó lòng chống đỡ. Và thực vậy, các chiến dịch lớn được quân giải phóng miền Nam thực hiện sau khi nhận súng chống tăng B40 đã khiến cho thiết giáp quân xâm lược khiếp đảm.
Không chỉ tiêu diệt xe tăng - xe thiết giáp, trong kháng chiến chống Mỹ, đã ghi nhận trường hợp quân ta sử dụng B40 tiêu diệt thành công cả máy bay trực thăng của Mỹ. Theo báo Quân đội Nhân dân Online, trưa ngày 11/11/1971, Trung đội du kích xã Kỳ Nơi, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện cuộc tấn công tiêu diệt gọn cả một trung đột biệt kích đổ bộ bằng trực thăng xuống địa bàn. Đặc biệt, trong trận này, tổ chiến đấu sử dụng súng B40 đã bắn hạ cả trực thăng.
Cụ thể, 12h5 phút ngày 11/11/1971, trung đội du kích quân ta tiếp cận áp sát điểm cao A (có tầm quan sát, khống chế rộng lại nằm sát ngã ba sông Sê Pôn là tuyến vận tải thủy quan trọng của ta, nhưng cũng là địa hình thuận lợi cho địch đổ bộ biệt kích bằng máy bay lên thẳng xuống đánh phá), thì phát hiện hai trực thăng của biệt kích Mỹ hạ xuống điểm cao đổ quân rồi nhanh chóng cất cánh. Trung đội trưởng liền ra lệnh nổ súng tấn công, tiêu diệt tốp biệt kích trên điểm cao. Địch nhanh chóng chạy về khu vực yên ngựa, phía tây điểm cao...
...Cùng lúc, đơn vị phát hiện một máy bay khác đang hạ cánh xuống khu vực này. Theo lệnh của chỉ huy, cả trung đội nhanh chóng cơ động về phía khu vực yên ngựa tiêu diệt địch. Đồng chí giữ súng B40 nhanh chóng lợi dụng địa hình có lợi bắn một phát trúng ngay chiếc máy bay lên thẳng. Các tổ nhanh chóng phối hợp tiêu diệt những tên biệt kích còn lại, đồng thời có kế hoạch tổ chức lực lượng sẵn sàng đánh địch đến ứng cứu... Trong trận đánh này, ngoài thành tích bắn cháy một máy bay địch, Trung đội dân quân xã Kỳ Nơi đã tiêu diệt 29 tên địch và thu được nhiều vũ khí, trang bị, đạt hiệu suất chiến đấu cao, góp phần củng cố thêm lòng tin của nhân dân trên địa bàn.
Súng chống tăng B40 sau này vẫn được quân ta sử dụng rộng rãi suốt các chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau 1975. Cho tới hôm nay, thì chúng chỉ xuất hiện trong một số đơn vị quân dự bị, dân quân tự vệ. Vai trò chiến đấu chủ lực nhường chỗ lại cho những khẩu B41 tốt hơn.
B40 được cho là tồn tại không ít điểm yếu. Ví dụ như tốc độ bay của đạn thấp, dễ bị chặn bởi vật cản như lưới; thuốc phóng dùng thuốc nổ đen khiến tầm bắn quá ngắn, bắn kém chính xác, dễ làm lộ vị trí; cấu tạo ngòi nổ quán tính đơn giản, không đáng tin cậy.