Như chúng ta đã biết, để một máy bay có thể bắn hạ máy bay khác trên không, trong lịch sử ngoài súng máy, pháo cao tốc, thì tên lửa không đối không có điều khiển gần như là vũ khí số 1 kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Ngay cả bây giờ cũng vậy, các quốc gia trên thế giới vẫn tích cực phát triển nâng cao tính năng của các loại tên lửa không đối không. Ngay từ những năm 1970-1980 đã xuất hiện các tên lửa có tầm phóng 200-300km, hiện nay Nga đã có loại đạn bắn xa đến 400km. Nguồn ảnh: WikipediaTuy vậy, bên cạnh súng-pháo, tên lửa (missile), rocket (đạn lắp động cơ nhưng không có điều khiển) thường sử dụng như vũ khí không đối đất rẻ tiền cũng từng được dùng để tấn công không đối không. Không ít quốc gia trong lịch sử đã thành công với vũ khí này, trong đó có Việt Nam. Nguồn ảnh: WikipediaTheo báo Phòng không – Không quân, ngày 7/7/1966, các mạng ra đa của Quân chủng phát hiện nhiều tốp máy bay của Không quân Mỹ cất cánh từ Thái Lan và hướng bay vào khu vực Thái Nguyên. Sở chỉ huy Quân chủng và Trung đoàn 921 lệnh cho biên đội 2 chiếc tiêm kích MiG- 21 do phi công Nguyễn Nhật Chiêu (mang tên lửa R-3S) và Trần Ngọc Síu (mang rocket) cất cánh đánh địch. Sau khi ổn định độ cao, 2 chiếc MiG-21 được dẫn vào khu chờ bay tuần tiễu trên đỉnh sân bay. Nguồn ảnh: VNAĐúng như nhận định ban đầu, các máy bay F-105D từ Thái Lan sang đã bay ngang dãy Tam Đảo, ngang qua Sân bay Nội Bài. Lập tức từ khu chờ, 2 chiếc MiG- 21 của ta lao tới bất ngờ tấn công. Nguồn ảnh: VNASố 2 phát hiện tốp F-105D đang bay hướng 340 độ, bên trái phía sau, lập tức thông báo cho số 1 và ép độ nghiêng vòng phải gấp, cắt vào phía sau hai chiếc F-105D. Các máy bay F-105 bị bất ngờ, vỡ đội hình. Ở vị trí thuận lợi, số 2 Trần Ngọc Síu khéo léo đưa mục tiêu vào vòng ngắm rồi phóng một loạt rocket ở cự ly 500m, sau đó tiếp cận đến cự ly 150m tiếp tục phóng loạt thứ hai. Nguồn ảnh: VNASố 1 Nguyễn Nhật Chiêu nhìn thấy số 2 bắn trúng cánh máy bay F-105D, chiếc F-105D trúng đạn, lao xuống, Đại úy, phi công Tack Harvey Tomes nhảy dù và bị bắt sống. Hai chiếc MiG-21 tăng tốc độ thoát ly khỏi khu vực chiến đấu. Trận chiến diễn ra quá nhanh và bất ngờ khiến tốp tiêm kích F-4 hộ tống không kịp trở tay. Biên đội Nguyễn Nhật Chiêu, Trần Ngọc Síu hạ cánh an toàn tại Sân bay Gia Lâm.Nguồn ảnh: VNAPhía ta ghi nhận Phi công Trần Ngọc Síu là người đầu tiên đã bắn rơi một chiếc F-105D bằng rocket trong trận chiến đấu ngày 7/7/1966. Mặc dù có nhiều tranh luận từ phía đối phương nhưng sau khi nghiên cứu kỹ các tài liệu lưu trữ và phỏng vấn các đồng chí trực tiếp chỉ huy và tham chiến giai đoạn này như các Anh hùng: Trần Hanh, Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Ngọc Độ… thì có thể khẳng định rằng nhận định phi công Trần Ngọc Síu là người đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng rocket là hoàn toàn chính xác. Nguồn ảnh: WikipediaNhìn chung, việc sử dụng rocket để không đối không thường hiệu quả ở cự ly gần, ngoài tầm bắn hiệu quả của pháo một chút (khoảng 500-1.000m). Trong ảnh, trên cánh tiêm kích MiG-21 mang bệ phóng UB-16-57UMP lắp đạn rocket 57mm S-5 có tầm bắn xa nhất 3-4km. Nguồn ảnh: WikipediaTuy hiện nay các máy bay chiến đấu hiện đại được trang bị tên lửa không đối không tiên tiến, thế nhưng trong điều kiện cần thiết máy bay tiêm kích Su-27/30 của KQND Việt Nam hoàn toàn có thể dùng rocket để bắn hạ mục tiêu trên không ở tầm gần. Nguồn ảnh: Báo PK-KQẢnh: Lắp đạn rocket vào tiêm kích Su-30 chuẩn bị diễn tập bắn đạn thật. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Như chúng ta đã biết, để một máy bay có thể bắn hạ máy bay khác trên không, trong lịch sử ngoài súng máy, pháo cao tốc, thì tên lửa không đối không có điều khiển gần như là vũ khí số 1 kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Ngay cả bây giờ cũng vậy, các quốc gia trên thế giới vẫn tích cực phát triển nâng cao tính năng của các loại tên lửa không đối không. Ngay từ những năm 1970-1980 đã xuất hiện các tên lửa có tầm phóng 200-300km, hiện nay Nga đã có loại đạn bắn xa đến 400km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy vậy, bên cạnh súng-pháo, tên lửa (missile), rocket (đạn lắp động cơ nhưng không có điều khiển) thường sử dụng như vũ khí không đối đất rẻ tiền cũng từng được dùng để tấn công không đối không. Không ít quốc gia trong lịch sử đã thành công với vũ khí này, trong đó có Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo báo Phòng không – Không quân, ngày 7/7/1966, các mạng ra đa của Quân chủng phát hiện nhiều tốp máy bay của Không quân Mỹ cất cánh từ Thái Lan và hướng bay vào khu vực Thái Nguyên. Sở chỉ huy Quân chủng và Trung đoàn 921 lệnh cho biên đội 2 chiếc tiêm kích MiG- 21 do phi công Nguyễn Nhật Chiêu (mang tên lửa R-3S) và Trần Ngọc Síu (mang rocket) cất cánh đánh địch. Sau khi ổn định độ cao, 2 chiếc MiG-21 được dẫn vào khu chờ bay tuần tiễu trên đỉnh sân bay. Nguồn ảnh: VNA
Đúng như nhận định ban đầu, các máy bay F-105D từ Thái Lan sang đã bay ngang dãy Tam Đảo, ngang qua Sân bay Nội Bài. Lập tức từ khu chờ, 2 chiếc MiG- 21 của ta lao tới bất ngờ tấn công. Nguồn ảnh: VNA
Số 2 phát hiện tốp F-105D đang bay hướng 340 độ, bên trái phía sau, lập tức thông báo cho số 1 và ép độ nghiêng vòng phải gấp, cắt vào phía sau hai chiếc F-105D. Các máy bay F-105 bị bất ngờ, vỡ đội hình. Ở vị trí thuận lợi, số 2 Trần Ngọc Síu khéo léo đưa mục tiêu vào vòng ngắm rồi phóng một loạt rocket ở cự ly 500m, sau đó tiếp cận đến cự ly 150m tiếp tục phóng loạt thứ hai. Nguồn ảnh: VNA
Số 1 Nguyễn Nhật Chiêu nhìn thấy số 2 bắn trúng cánh máy bay F-105D, chiếc F-105D trúng đạn, lao xuống, Đại úy, phi công Tack Harvey Tomes nhảy dù và bị bắt sống. Hai chiếc MiG-21 tăng tốc độ thoát ly khỏi khu vực chiến đấu. Trận chiến diễn ra quá nhanh và bất ngờ khiến tốp tiêm kích F-4 hộ tống không kịp trở tay. Biên đội Nguyễn Nhật Chiêu, Trần Ngọc Síu hạ cánh an toàn tại Sân bay Gia Lâm.Nguồn ảnh: VNA
Phía ta ghi nhận Phi công Trần Ngọc Síu là người đầu tiên đã bắn rơi một chiếc F-105D bằng rocket trong trận chiến đấu ngày 7/7/1966. Mặc dù có nhiều tranh luận từ phía đối phương nhưng sau khi nghiên cứu kỹ các tài liệu lưu trữ và phỏng vấn các đồng chí trực tiếp chỉ huy và tham chiến giai đoạn này như các Anh hùng: Trần Hanh, Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Ngọc Độ… thì có thể khẳng định rằng nhận định phi công Trần Ngọc Síu là người đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng rocket là hoàn toàn chính xác. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhìn chung, việc sử dụng rocket để không đối không thường hiệu quả ở cự ly gần, ngoài tầm bắn hiệu quả của pháo một chút (khoảng 500-1.000m). Trong ảnh, trên cánh tiêm kích MiG-21 mang bệ phóng UB-16-57UMP lắp đạn rocket 57mm S-5 có tầm bắn xa nhất 3-4km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy hiện nay các máy bay chiến đấu hiện đại được trang bị tên lửa không đối không tiên tiến, thế nhưng trong điều kiện cần thiết máy bay tiêm kích Su-27/30 của KQND Việt Nam hoàn toàn có thể dùng rocket để bắn hạ mục tiêu trên không ở tầm gần. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Ảnh: Lắp đạn rocket vào tiêm kích Su-30 chuẩn bị diễn tập bắn đạn thật. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ