Bấy lâu nay, không ít người khi tìm hiểu về lịch sự tham chiến của tiêm kích MiG-21 ở Việt Nam chắc sẽ cho tưởng rằng MiG-21F-13 (phiên bản sản xuất hàng loạt số lượng lớn của MiG-21) là phiên bản đầu tiên được cung cấp cho KQND Việt Nam. Nhưng hóa ra theo các tài liệu mới nhất thì MiG-21F-13 không tới Việt Nam đầu tiên mà là một phiên bản khác, thậm chí là ra sau đời F-13.Theo cuốn “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam: Nhìn từ hai phía”, thì từ cuối năm 1965, Liên Xô bắt đầu cung cấp cho Không quân Nhân dân Việt Nam các máy bay tiêm kích MiG-21 (F-76), sau đó tới tháng 7/1967 thì mới nhận MiG-21F-13.MiG-21 (F-76) là tên gọi khác của phiên bản tiêm kích đánh chặn MiG-21PF (Izdeliye 76, NATO định danh là Fishbed-D). Đây là một chiếc tiêm kích đánh chặn trong mọi điều kiện thời tiết, là đại diện cho thế hệ 2 của dòng máy bay tiêm kích MiG-21 huyền thoại. Thế hệ MiG-21PF và các phiên bản cải tiến nhỏ trên cơ sở mẫu thiết kế này được phát triển suốt từ năm 1961-1966.Rất tiếc là không có thông tin chi tiết số lượng tiêm kích MiG-21PF mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam. Chỉ biết rằng, chúng đã giúp phi công anh hùng của KQND Việt Nam lập được nhiều chiến công hiển hách.Một trong những chiếc MiG-21PF nổi bật nhất trong suốt những năm tháng chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ là 4324. Nó được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam vào năm 1967, ngày 9/1 cùng năm nó được biên chế cho Trung đoàn 921 Sao Đỏ. MiG-21 4324 đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần. Chỉ trong năm 1967, 9 phi công của Trung đoàn không quân 921 đã thay nhau trực ban chiến đấu và lần lượt cùng chiếc 4324 xuất kích chiến đấu, bắn rơi 14 máy bay các loại.So với thế hệ đầu MiG-21F-13, MiG-21PF được cải tiến mạnh về động cơ, đặc biệt là hệ thống điện tử gồm cả hệ thống điều khiển hỏa lực và vũ khí. Ảnh: MiG-21PF được Mỹ mua của các nước Đông Âu đưa về bảo tàng sơn cờ hiệu KQND Việt Nam.MiG-21PF có trọng lượng khoảng 7,8 tấn, dài 14,5m (gồm cả ống không tốc), sải cánh 7,154m, cao 4,125m.MiG-21PF được trang bị động cơ tuốc bin phản lực R11F2-300 cho phép đạt tốc độ tối đa đến 2.175km/h (Mach 2,05), tầm bay 1.670km, trần bay 19.000m.Cận cảnh buồng lái của máy bay tiêm kích MiG-21PF với nắp kính mở về phía trước thay vì phía sau hay là sang phải – trái. Phiên bản này được trang bị radar điều khiển hỏa lực RP-21 thế hệ mới, nhưng chỉ xuất hiện ở loạt sản xuất thứ 7 trở đi, 6 đợt sản xuất trước chỉ dùng loại radar RP-9-21 trên MiG-21F-13. Radar RP-21 trên MiG-21PF có khả năng phát hiện mục tiêu tiêm kích khoảng 20km, khóa mục tiêu ở cự ly 10km.Hệ thống radar mới cho phép tiêm kích MiG-21PF mang được tên lửa dẫn đường radar RS-2US (K-5) bên cạnh mẫu tên lửa tầm nhiệt K-13.Tuy nhiên, thực tiễn chiến trường ở Việt Nam cho thấy tên lửa không đối không K-13 vẫn là loại hiệu quả nhất trong không chiến, RS-2US từng được sử dụng nhưng đánh không hiệu quả.
Bấy lâu nay, không ít người khi tìm hiểu về lịch sự tham chiến của tiêm kích MiG-21 ở Việt Nam chắc sẽ cho tưởng rằng MiG-21F-13 (phiên bản sản xuất hàng loạt số lượng lớn của MiG-21) là phiên bản đầu tiên được cung cấp cho KQND Việt Nam. Nhưng hóa ra theo các tài liệu mới nhất thì MiG-21F-13 không tới Việt Nam đầu tiên mà là một phiên bản khác, thậm chí là ra sau đời F-13.
Theo cuốn “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam: Nhìn từ hai phía”, thì từ cuối năm 1965, Liên Xô bắt đầu cung cấp cho Không quân Nhân dân Việt Nam các máy bay tiêm kích MiG-21 (F-76), sau đó tới tháng 7/1967 thì mới nhận MiG-21F-13.
MiG-21 (F-76) là tên gọi khác của phiên bản tiêm kích đánh chặn MiG-21PF (Izdeliye 76, NATO định danh là Fishbed-D). Đây là một chiếc tiêm kích đánh chặn trong mọi điều kiện thời tiết, là đại diện cho thế hệ 2 của dòng máy bay tiêm kích MiG-21 huyền thoại. Thế hệ MiG-21PF và các phiên bản cải tiến nhỏ trên cơ sở mẫu thiết kế này được phát triển suốt từ năm 1961-1966.
Rất tiếc là không có thông tin chi tiết số lượng tiêm kích MiG-21PF mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam. Chỉ biết rằng, chúng đã giúp phi công anh hùng của KQND Việt Nam lập được nhiều chiến công hiển hách.
Một trong những chiếc MiG-21PF nổi bật nhất trong suốt những năm tháng chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ là 4324. Nó được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam vào năm 1967, ngày 9/1 cùng năm nó được biên chế cho Trung đoàn 921 Sao Đỏ. MiG-21 4324 đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần. Chỉ trong năm 1967, 9 phi công của Trung đoàn không quân 921 đã thay nhau trực ban chiến đấu và lần lượt cùng chiếc 4324 xuất kích chiến đấu, bắn rơi 14 máy bay các loại.
So với thế hệ đầu MiG-21F-13, MiG-21PF được cải tiến mạnh về động cơ, đặc biệt là hệ thống điện tử gồm cả hệ thống điều khiển hỏa lực và vũ khí. Ảnh: MiG-21PF được Mỹ mua của các nước Đông Âu đưa về bảo tàng sơn cờ hiệu KQND Việt Nam.
MiG-21PF có trọng lượng khoảng 7,8 tấn, dài 14,5m (gồm cả ống không tốc), sải cánh 7,154m, cao 4,125m.
MiG-21PF được trang bị động cơ tuốc bin phản lực R11F2-300 cho phép đạt tốc độ tối đa đến 2.175km/h (Mach 2,05), tầm bay 1.670km, trần bay 19.000m.
Cận cảnh buồng lái của máy bay tiêm kích MiG-21PF với nắp kính mở về phía trước thay vì phía sau hay là sang phải – trái. Phiên bản này được trang bị radar điều khiển hỏa lực RP-21 thế hệ mới, nhưng chỉ xuất hiện ở loạt sản xuất thứ 7 trở đi, 6 đợt sản xuất trước chỉ dùng loại radar RP-9-21 trên MiG-21F-13. Radar RP-21 trên MiG-21PF có khả năng phát hiện mục tiêu tiêm kích khoảng 20km, khóa mục tiêu ở cự ly 10km.
Hệ thống radar mới cho phép tiêm kích MiG-21PF mang được tên lửa dẫn đường radar RS-2US (K-5) bên cạnh mẫu tên lửa tầm nhiệt K-13.
Tuy nhiên, thực tiễn chiến trường ở Việt Nam cho thấy tên lửa không đối không K-13 vẫn là loại hiệu quả nhất trong không chiến, RS-2US từng được sử dụng nhưng đánh không hiệu quả.