Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam được hình thành từ những năm Kháng chiến chống Pháp. Trang bị ban đầu là những khẩu súng máy DShK 12,7 mm do Liên Xô chế tạo. Tuy nhiên, số súng này được Trung Quốc viện trợ. Sự có mặt của súng máy hạng nặng này đã bước đầu ngăn chặn không quân Pháp độc chiếm bầu trời. Nguồn ảnh: Báo PK-KQĐến năm 1951, Trung Quốc tiếp tục viện trợ cho Việt Nam một số pháo phòng không 37 mm góp phần ngăn chặn các cuộc tập kích đường không của Pháp. Ảnh: Báo PK-KQ Ngày 24/1/1959, Cục Không quân được thành lập. Trang bị ban đầu là các máy bay Li-2 (ảnh), Il-14 do Liên Xô sản xuất. Ảnh: AirlinersMáy bay vận tải An-2 giúp thành lập đơn vị vận tải đường không đầu tiên, Trung đoàn 919. Đến ngày 22/10/1963 Quân chủng PK-KQ được thành lập trên cơ sở sát nhập Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Ảnh: Airliners Những năm 1960, các Trung đoàn tiêm kích 921, 923 lần lượt được thành lập. Các máy bay chiến đấu chủ lực là MiG-17 do Liên Xô viện trợ. Ảnh: WikipediaGiai đoạn này, Liên Xô cũng viện trợ cho Việt Nam một số máy bay tiêm kích MiG-15UTI. Số máy bay này chủ yếu dùng cho nhiệm vụ huấn luyện, nhưng cũng có thể chiến đấu khi cần thiết. Trong ảnh, chiếc MiG-15UTI đang bay phía trên. Ảnh: TTXVNĐến năm 1965, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam tiêm kích MiG-21, một trong những chiến đấu cơ hàng đầu thế giới lúc đó. MiG-21 đã góp phần giúp Quân chủng PK-KQ đánh bại các chiến dịch tập kích đường không của Mỹ. Ảnh: WikipediaGiai đoạn những năm 1960, Việt Nam còn được viện trợ máy bay chiến đấu J-6/MiG-19 giúp thành lập Trung đoàn không quân tiêm kích thứ 3, Trung đoàn 925. Ảnh: WikipediaNhững năm Kháng chiến chống Mỹ, quân chủng được viện trợ tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina, một trong những tên lửa phòng không đáng sợ nhất lúc đó. S-75 đã bắn hạ nhiều chiến đấu cơ Mỹ, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ miền Bắc trước chiến dịch tập kích đường không của Mỹ. Ảnh: Báo PK-KQNhững năm cuối Kháng chiến chống Mỹ, quân chủng được tiếp nhận tổ hợp phòng không tầm trung S-125 Neva hiện đại, đáng tiếc S-125 về nước khi các chiến dịch tập kích đường không của Mỹ đã kết thúc. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQNgày nay, quân chủng Phòng không - Không quân sử dụng phiên bản S-125 Pechora hiện đại hơn với 4 đạn tên lửa thay vì 2 trên phiên bản cũ. Hiện tại, S-125 vẫn là một trong những trụ cột của lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam. Ảnh: Báo PK-QKNhững năm 1980, quân chủng PK-KQ được đầu tư trang bị hệ thống tên lửa phòng không di động tầm thấp 9K35 Strela-10 (SA-13 Gopher). Hệ thống này được triển khai xen kẽ để bảo vệ đội hình chiến đấu. Nguồn ảnh: Kiến ThứcNgoài ra, pháo phòng không di động ZSU-23-4 cũng là một sát thủ phòng không tầm thấp đáng nể. Hệ thống được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp như trực thăng, UAV, tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Học viện PKKQNhững năm 1980, Không quân Nhân dân Việt Nam được hiện đại hóa với việc tiếp nhận máy bay cường kích Su-22 do Liên Xô chế tạo. Su-22 đã tham gia chiến dịch CQ-88 bảo vệ chủ quyền vùng biển quần đảo Trường Sa. Hiện nay, các máy bay Su-22 đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn M3/M4 với hiệu suất tác chiến vượt trội. Ảnh: AirlinersĐến đầu những năm 1990, Quân chủng PK-KQ tiếp tục được nâng cấp về sức mạnh không quân với việc mua tiêm kích Su-27 Flanker từ Nga, một trong những chiến đấu cơ hàng đầu thế giới. Ảnh: AirlinersHiện nay, chiến đấu cơ hiện đại nhất của quân chủng là tiêm kích Su-30MK2 do Nga chế tạo. Su-30MK2 được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, hỏa lực mạnh giúp quân chủng xây dựng lực lượng có sức mạnh tác chiến hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Flickr Hiện nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không di động tầm xa S-300PMU. Hệ thống có thể tiêu diệt mục tiêu đường không ở phạm vi tới 150 km.Những năm 2000, quân chủng PK-KQ cùng với quân chủng Hải quân được ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại hóa. Giai đoạn này, ngoài mua sắm tiêm kích Su-30MK2, quân chủng còn mua máy bay vận tải CN-295 do Tây Ban Nha sản xuất. Ảnh: WikipediaNgoài ra, quân chủng còn sở hữu lực lượng trực thăng hùng hậu gồm Mi-8 và Mi-17 dùng cho nhiệm vụ vận tải, chi viện hỏa lực đường không. Ảnh: Wikipedia
Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam được hình thành từ những năm Kháng chiến chống Pháp. Trang bị ban đầu là những khẩu súng máy DShK 12,7 mm do Liên Xô chế tạo. Tuy nhiên, số súng này được Trung Quốc viện trợ. Sự có mặt của súng máy hạng nặng này đã bước đầu ngăn chặn không quân Pháp độc chiếm bầu trời. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Đến năm 1951, Trung Quốc tiếp tục viện trợ cho Việt Nam một số pháo phòng không 37 mm góp phần ngăn chặn các cuộc tập kích đường không của Pháp. Ảnh: Báo PK-KQ
Ngày 24/1/1959, Cục Không quân được thành lập. Trang bị ban đầu là các máy bay Li-2 (ảnh), Il-14 do Liên Xô sản xuất. Ảnh: Airliners
Máy bay vận tải An-2 giúp thành lập đơn vị vận tải đường không đầu tiên, Trung đoàn 919. Đến ngày 22/10/1963 Quân chủng PK-KQ được thành lập trên cơ sở sát nhập Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Ảnh: Airliners
Những năm 1960, các Trung đoàn tiêm kích 921, 923 lần lượt được thành lập. Các máy bay chiến đấu chủ lực là MiG-17 do Liên Xô viện trợ. Ảnh: Wikipedia
Giai đoạn này, Liên Xô cũng viện trợ cho Việt Nam một số máy bay tiêm kích MiG-15UTI. Số máy bay này chủ yếu dùng cho nhiệm vụ huấn luyện, nhưng cũng có thể chiến đấu khi cần thiết. Trong ảnh, chiếc MiG-15UTI đang bay phía trên. Ảnh: TTXVN
Đến năm 1965, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam tiêm kích MiG-21, một trong những chiến đấu cơ hàng đầu thế giới lúc đó. MiG-21 đã góp phần giúp Quân chủng PK-KQ đánh bại các chiến dịch tập kích đường không của Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Giai đoạn những năm 1960, Việt Nam còn được viện trợ máy bay chiến đấu J-6/MiG-19 giúp thành lập Trung đoàn không quân tiêm kích thứ 3, Trung đoàn 925. Ảnh: Wikipedia
Những năm Kháng chiến chống Mỹ, quân chủng được viện trợ tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina, một trong những tên lửa phòng không đáng sợ nhất lúc đó. S-75 đã bắn hạ nhiều chiến đấu cơ Mỹ, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ miền Bắc trước chiến dịch tập kích đường không của Mỹ. Ảnh: Báo PK-KQ
Những năm cuối Kháng chiến chống Mỹ, quân chủng được tiếp nhận tổ hợp phòng không tầm trung S-125 Neva hiện đại, đáng tiếc S-125 về nước khi các chiến dịch tập kích đường không của Mỹ đã kết thúc. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQ
Ngày nay, quân chủng Phòng không - Không quân sử dụng phiên bản S-125 Pechora hiện đại hơn với 4 đạn tên lửa thay vì 2 trên phiên bản cũ. Hiện tại, S-125 vẫn là một trong những trụ cột của lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam. Ảnh: Báo PK-QK
Những năm 1980, quân chủng PK-KQ được đầu tư trang bị hệ thống tên lửa phòng không di động tầm thấp 9K35 Strela-10 (SA-13 Gopher). Hệ thống này được triển khai xen kẽ để bảo vệ đội hình chiến đấu. Nguồn ảnh: Kiến Thức
Ngoài ra, pháo phòng không di động ZSU-23-4 cũng là một sát thủ phòng không tầm thấp đáng nể. Hệ thống được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp như trực thăng, UAV, tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Học viện PKKQ
Những năm 1980, Không quân Nhân dân Việt Nam được hiện đại hóa với việc tiếp nhận máy bay cường kích Su-22 do Liên Xô chế tạo. Su-22 đã tham gia chiến dịch CQ-88 bảo vệ chủ quyền vùng biển quần đảo Trường Sa. Hiện nay, các máy bay Su-22 đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn M3/M4 với hiệu suất tác chiến vượt trội. Ảnh: Airliners
Đến đầu những năm 1990, Quân chủng PK-KQ tiếp tục được nâng cấp về sức mạnh không quân với việc mua tiêm kích Su-27 Flanker từ Nga, một trong những chiến đấu cơ hàng đầu thế giới. Ảnh: Airliners
Hiện nay, chiến đấu cơ hiện đại nhất của quân chủng là tiêm kích Su-30MK2 do Nga chế tạo. Su-30MK2 được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, hỏa lực mạnh giúp quân chủng xây dựng lực lượng có sức mạnh tác chiến hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Flickr
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không di động tầm xa S-300PMU. Hệ thống có thể tiêu diệt mục tiêu đường không ở phạm vi tới 150 km.
Những năm 2000, quân chủng PK-KQ cùng với quân chủng Hải quân được ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại hóa. Giai đoạn này, ngoài mua sắm tiêm kích Su-30MK2, quân chủng còn mua máy bay vận tải CN-295 do Tây Ban Nha sản xuất. Ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, quân chủng còn sở hữu lực lượng trực thăng hùng hậu gồm Mi-8 và Mi-17 dùng cho nhiệm vụ vận tải, chi viện hỏa lực đường không. Ảnh: Wikipedia