Không quân Iran vẫn đang duy trì phi đội chiến đấu cơ hạng nặng F-14 Tomcat với khoảng 40 chiếc. Được biết những chiếc máy bay gốc Mỹ này đã được nâng cấp với động cơ từ Nga và hệ thống điện tử của Trung Quốc.Hiện không quân Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới còn sở hữu loại chiến đấu cơ nổi tiếng này sau khi Mỹ cho chúng ngừng hoạt động vào năm 2006.Thời kỳ còn quan hệ nồng ấm, Mỹ từng bán 79 chiếc tiêm kích hạng nặng F-14 Tomcat cùng tên lửa tối tân AIM-54 cho Iran.Phi đội tiêm kích hạng nặng này đã chứng minh tính hiệu quả chiến đấu của không quân Iran.Trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq (1980-1988), một trận không chiến vô tiền khoáng hậu đã xảy ra vào ngày 07/01/1981, được coi là trận đánh kinh điển, lập kỷ lục thế giới.Phi công Iran có tên Asadullah Adeli và đồng đội Mohammed Masbough làm nhiệm vụ hoa tiêu được lệnh xuất kích khi tình báo trên không cho biết có các máy bay lạ đang hướng tới khu vực đảo Kharg Island trên Vịnh Péc-Xích.Phi công F-14 Iran đã xác định những kẻ xâm nhập chính là 3 chiếc tiêm kích MiG-23 khi cúng đang tiến tới một giếng dầu ở gần hòn đảo này.Radar mặt đất Iran không thể xác định đó là 3 chiếc MiG-23 đang bay rất sát nhau, tuy nhiên sở chỉ huy đã cho phép Adeli và Masbough vào công kích bằng mọi giá."Những chiếc MiG-23 bay rất thấp", phi công Adeli nhớ lại. “Thậm chí khi đó là đang đêm, chúng bay theo đội hình ở độ cao chỉ khoảng 600m”.Phi công Asadullah Adeli (ảnh) và đồng đội Mohammed Masbough thông báo sẽ ngắm bắn vào chiếc MiG-23 bay giữa với hy vọng là tiêu diệt nó và thậm chí có thể diệt cùng lúc luôn 2 chiếc bay bên cạnh.Và họ đã làm được đúng điều mình muốn. Đầu nổ khủng khiếp của quả tên lửa Phoenix quá mạnh, đã hạ gục luôn cùng lúc cả 3 máy bay đối phương.Ngày hôm sau, xác của cả 3 chiếc MiG-23 Không quân Iraq được tìm thấy trên đảo Kharg.Hiện đây vẫn là một kỷ lục của tiêm kích F-14 trong tay không quân Iran mà chưa có bất kỳ loại chiến đấu cơ nào có thể làm được cho tới thời điểm hiện tại.F-14 Tomcat là sản phẩm của tập đoàn Grumman (nay là Northrop Grumman) phát triển cho Hải quân Mỹ.Máy bay cất cánh lần đầu vào năm 1970, được đưa vào sử dụng trong Hải quân Mỹ từ năm 1974. Phiên bản được sản xuất đầu tiên là F-14A sử dụng động cơ TF-30, được đánh giá có lực đẩy yếu và độ tin cậy thấp.Từ phiên bản F-14B và D, nhà sản xuất lắp động cơ GE F-110 mới có lực đẩy mạnh hơn. Phi công có thể cất cánh mà không cần sử dụng đến buồng đốt 2 lần giúp đảm bảo an toàn hơn.F-14 phiên bản A và B được trang bị radar xung Doppler AWG-9. Đây là loại radar được đánh giá là ít năng lực. Sau đó Mỹ đã phát triển radar APG-71 với năng lực vượt trội để trang bị cho dòng tiêm kích hạm chủ lực này.F-14 Tomcat được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe, 25% lực nâng của F-14 đến từ khu vực rộng lớn giữa 2 cánh.F-14 Tomcat không có khả năng cơ động ấn tượng như F-16, nhưng nó có khả năng ổn định ngang rất tốt đưa nó trở thành một trong những máy bay không chiến đáng sợ trên bầu trời.Đặc biệt với kiểu cánh cụp, cánh xòe giúp F-14 bay ổn định ở tốc độ thấp.Vũ khí chính của Tomcat là 6 tên lửa AIM 54 Phoenix tầm bắn tới 190 km. Đây là tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất của Mỹ.Ngoài ra chúng vẫn trang bị một khẩu pháo 20mm tiêu chuẩn và các tên lửa không đối không AIM-7 và AIM-9.F-14 Tomcat mang được phần lớn các loại bom hiện có trong không quân Mỹ, tổng trọng lượng vũ khí đạt khoảng 6 tấn. Lớn hơn một chút so với đối thủ Su-33 của Nga.F-14 Tomcat có sải cánh rộng đến 19 m, do đó phi công phải giữ thăng bằng tốt khi hạ cánh.Kích thước của F-14 Tomcat khá ấn tượng với chiều dài máy bay là 18,6m, sải cánh khi xòe là 19m, trong khi gập là 11,4m.Trọng lượng rỗng là 19.000kg, trong khi trọng lượng cất cánh tối đa là 32.805kg.Máy bay được trang bị cặp động cơ F110-GE-400 với lực đẩy khô là 72kN, trong khi tăng lực là 126kN.Cặp động cơ cực khỏe này giúp F-14 Tomcat đạt vận tốc tối đa Mach 2.34, phạm vi hoạt động gần 1.000km, trần bay đạt 16.000m.Tổng cộng đã có 712 chiếc được sản xuất từ 1969 - 1991. Giá thành của F-14 Tomcat là 38 triệu USD (1998). Mỹ đã loại biên và tăng cường các biện pháp an ninh để tránh phụ tùng của chúng lọt vào tay Iran.
Không quân Iran vẫn đang duy trì phi đội chiến đấu cơ hạng nặng F-14 Tomcat với khoảng 40 chiếc. Được biết những chiếc máy bay gốc Mỹ này đã được nâng cấp với động cơ từ Nga và hệ thống điện tử của Trung Quốc.
Hiện không quân Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới còn sở hữu loại chiến đấu cơ nổi tiếng này sau khi Mỹ cho chúng ngừng hoạt động vào năm 2006.
Thời kỳ còn quan hệ nồng ấm, Mỹ từng bán 79 chiếc tiêm kích hạng nặng F-14 Tomcat cùng tên lửa tối tân AIM-54 cho Iran.
Phi đội tiêm kích hạng nặng này đã chứng minh tính hiệu quả chiến đấu của không quân Iran.
Trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq (1980-1988), một trận không chiến vô tiền khoáng hậu đã xảy ra vào ngày 07/01/1981, được coi là trận đánh kinh điển, lập kỷ lục thế giới.
Phi công Iran có tên Asadullah Adeli và đồng đội Mohammed Masbough làm nhiệm vụ hoa tiêu được lệnh xuất kích khi tình báo trên không cho biết có các máy bay lạ đang hướng tới khu vực đảo Kharg Island trên Vịnh Péc-Xích.
Phi công F-14 Iran đã xác định những kẻ xâm nhập chính là 3 chiếc tiêm kích MiG-23 khi cúng đang tiến tới một giếng dầu ở gần hòn đảo này.
Radar mặt đất Iran không thể xác định đó là 3 chiếc MiG-23 đang bay rất sát nhau, tuy nhiên sở chỉ huy đã cho phép Adeli và Masbough vào công kích bằng mọi giá.
"Những chiếc MiG-23 bay rất thấp", phi công Adeli nhớ lại. “Thậm chí khi đó là đang đêm, chúng bay theo đội hình ở độ cao chỉ khoảng 600m”.
Phi công Asadullah Adeli (ảnh) và đồng đội Mohammed Masbough thông báo sẽ ngắm bắn vào chiếc MiG-23 bay giữa với hy vọng là tiêu diệt nó và thậm chí có thể diệt cùng lúc luôn 2 chiếc bay bên cạnh.
Và họ đã làm được đúng điều mình muốn. Đầu nổ khủng khiếp của quả tên lửa Phoenix quá mạnh, đã hạ gục luôn cùng lúc cả 3 máy bay đối phương.
Ngày hôm sau, xác của cả 3 chiếc MiG-23 Không quân Iraq được tìm thấy trên đảo Kharg.
Hiện đây vẫn là một kỷ lục của tiêm kích F-14 trong tay không quân Iran mà chưa có bất kỳ loại chiến đấu cơ nào có thể làm được cho tới thời điểm hiện tại.
F-14 Tomcat là sản phẩm của tập đoàn Grumman (nay là Northrop Grumman) phát triển cho Hải quân Mỹ.
Máy bay cất cánh lần đầu vào năm 1970, được đưa vào sử dụng trong Hải quân Mỹ từ năm 1974. Phiên bản được sản xuất đầu tiên là F-14A sử dụng động cơ TF-30, được đánh giá có lực đẩy yếu và độ tin cậy thấp.
Từ phiên bản F-14B và D, nhà sản xuất lắp động cơ GE F-110 mới có lực đẩy mạnh hơn. Phi công có thể cất cánh mà không cần sử dụng đến buồng đốt 2 lần giúp đảm bảo an toàn hơn.
F-14 phiên bản A và B được trang bị radar xung Doppler AWG-9. Đây là loại radar được đánh giá là ít năng lực. Sau đó Mỹ đã phát triển radar APG-71 với năng lực vượt trội để trang bị cho dòng tiêm kích hạm chủ lực này.
F-14 Tomcat được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe, 25% lực nâng của F-14 đến từ khu vực rộng lớn giữa 2 cánh.
F-14 Tomcat không có khả năng cơ động ấn tượng như F-16, nhưng nó có khả năng ổn định ngang rất tốt đưa nó trở thành một trong những máy bay không chiến đáng sợ trên bầu trời.
Đặc biệt với kiểu cánh cụp, cánh xòe giúp F-14 bay ổn định ở tốc độ thấp.
Vũ khí chính của Tomcat là 6 tên lửa AIM 54 Phoenix tầm bắn tới 190 km. Đây là tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất của Mỹ.
Ngoài ra chúng vẫn trang bị một khẩu pháo 20mm tiêu chuẩn và các tên lửa không đối không AIM-7 và AIM-9.
F-14 Tomcat mang được phần lớn các loại bom hiện có trong không quân Mỹ, tổng trọng lượng vũ khí đạt khoảng 6 tấn. Lớn hơn một chút so với đối thủ Su-33 của Nga.
F-14 Tomcat có sải cánh rộng đến 19 m, do đó phi công phải giữ thăng bằng tốt khi hạ cánh.
Kích thước của F-14 Tomcat khá ấn tượng với chiều dài máy bay là 18,6m, sải cánh khi xòe là 19m, trong khi gập là 11,4m.
Trọng lượng rỗng là 19.000kg, trong khi trọng lượng cất cánh tối đa là 32.805kg.
Máy bay được trang bị cặp động cơ F110-GE-400 với lực đẩy khô là 72kN, trong khi tăng lực là 126kN.
Cặp động cơ cực khỏe này giúp F-14 Tomcat đạt vận tốc tối đa Mach 2.34, phạm vi hoạt động gần 1.000km, trần bay đạt 16.000m.
Tổng cộng đã có 712 chiếc được sản xuất từ 1969 - 1991. Giá thành của F-14 Tomcat là 38 triệu USD (1998). Mỹ đã loại biên và tăng cường các biện pháp an ninh để tránh phụ tùng của chúng lọt vào tay Iran.