Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1942, M8 “Scott” là một trong nhiều mẫu pháo tự hành được Quân đội Mỹ chế tạo và sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, sau đó là các cuộc chiến khác như Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.Khi xuất hiện lần đầu tiên ở chiến trường Việt Nam, M8 được sử dụng bởi người Pháp và quân đội tay sai của họ trong Chiến tranh Đông Dương và sau đó là Chiến tranh Việt Nam trong biên chế quân đội Sài Gòn. Tuy nhiên hầu hết số M8 mà thực dân Pháp bỏ lại Việt Nam sau năm 1954 hầu hết đều trong tình trạng hoạt động cầm chừng. Trong ảnh là một đơn vị thiết giáp Pháp được trang bị M8 và xe tăng M4 trong Chiến tranh Đông Dương. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.Xét ở một mặt nào đó pháo tự hành M8 “Scott” là vũ khí tiêu biểu cho học thuyết chiến tranh của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, vai trò của nó trên chiến trường là hỗ trợ hỏa lực tầm gần cho bộ binh bên cạnh một số mẫu xe thiết giáp khác. Dù vậy khả năng chiến đấu của M8 không được đánh giá cao giữa một "rừng" pháo tự hành trong CTTG 2. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.Quay lại thiết kế của M8, nó được phát triển dựa trên khung gầm xe thiết giáp M5 Stuart VI - một trong mẫu xe thiết giáp phổ biến của Quân đội Mỹ trong CTTG 2. Kết hợp với M5 là hỏa lực pháo 75mm từ mẫu lựu pháo M116, có thể thấy M8 là sản phẩm chắp vá từ những vũ khí dư thừa mà người Mỹ có sẵn. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.Mặc dù vậy, M8 vẫn có những ưu điểm nhất định của mình mà một trong số đó là khả năng cơ động, có thể nói với kích thước nhỏ gọn dài chưa tới 5m, bề ngang 2.3m và cao 2.7m giúp mẫu pháo tự hành này có thể "chui rúc" trong mọi loại địa hình, nhất là ở môi trường tác chiến đô thị. Đây cũng là mẫu pháo tự hành có kích thước nhỏ nhất từng được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.Với khả năng cơ động cộng với sức mạnh từ pháo 75mm, M8 là thứ vũ khí hỗ trợ hỏa lực tầm gần tuyệt vời mà bất cứ đơn vị bộ binh nào cũng cần tới. Tầm bắn của pháo M116 có lên đến gần 9.000m, tốc độ bắn có thể đạt là 6 phát/phút. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.Tuy nhiên khả năng cơ động của M8 lại mang đến cho nó một nhược điểm đó là giáp bảo vệ của mẫu pháo này quá mỏng. Theo đó để có được trọng lượng hơn 15 tấn, người ta chỉ trang bị cho M8 lớp giáp dày chưa tới 10mm ở xung quanh tháp pháo, còn phần thân tối đa cũng 44mm. Với lớp giáp này M8 dễ dàng trở thành mồi ngon cho các loại vũ khí chống tăng cùng thời hay thậm chí là đạn pháo của đối phương. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.So với các mẫu pháo tự hành cùng cỡ nòng, M8 được đánh giá nhỏ gọn và dễ triển khai hơn, nhưng để vận hành cỗ máy này lại cần tới 4 người gồm xạ thủ, nạp đạn, lái xe và chỉ huy kiêm xạ thủ súng máy. Điều này khiến không gian bên trong xe khá chật hẹp và thiếu tiện nghi. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.Do có kích thước quá nhỏ, nên mọi biện pháp phòng vệ trên M8 đều bị cắt bỏ trong đó có cả lớp giáp bảo vệ khoang chứa đạn trên xe. Trong ảnh có thể thấy khoang đạn của M8 khá sơ sài và nó có thể mang theo tối đa 46 đạn pháo 75mm. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.Ở một khía cạnh khác, việc sử dụng nòng pháo ngắn (cắt bớt từ pháo M116) cũng khiến các phát bắn của M8 không thực sự chính xác kể cả ở tầm gần. Chính vì điều này mà pháo binh Mỹ chẳng mấy mặn mà với M8. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.Gần cuối cuộc chiến Quân đội Mỹ cố gắng cải tiến M8 với biến thể M8A1 với nòng pháo dài hơn nhưng kết quả mang lại cũng chẳng khá hơn là bao. Cuối cùng chỉ có hơn 1.700 chiếc M8 được Mỹ sản xuất trong giai đoạn từ năm 1942 cho đến 1944. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, M8 cũng dần bị loại biên khỏi Quân đội Mỹ và được viện trợ cho các quốc gia đồng minh xây dựng lai quân đội, trong đó có cả Pháp. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.Pháo tự hành M8 cùng nhiều loại xe tăng khác của Mỹ nhanh chóng được người Pháp mang sang Việt Nam để chuẩn bị cho âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Tuy nhiên sau đó chúng cũng bị bộ đội ta đánh bại dễ dàng bởi các loại vũ khí chống tăng "Made in Việt Nam". Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.Hiện tại số lượng M8 trên thế giới còn khá ít và chỉ xuất hiện trong các viện bảo tàng quân sự hoặc các bộ sưu tập vũ khí tư nhân. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.Mời độc giả xem video: Pháo tự hành M8 chiến đấu trên Mặt trận Thái Bình Dương. (nguồn CriticalPast)
Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1942, M8 “Scott” là một trong nhiều mẫu pháo tự hành được Quân đội Mỹ chế tạo và sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, sau đó là các cuộc chiến khác như Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
Khi xuất hiện lần đầu tiên ở chiến trường Việt Nam, M8 được sử dụng bởi người Pháp và quân đội tay sai của họ trong Chiến tranh Đông Dương và sau đó là Chiến tranh Việt Nam trong biên chế quân đội Sài Gòn. Tuy nhiên hầu hết số M8 mà thực dân Pháp bỏ lại Việt Nam sau năm 1954 hầu hết đều trong tình trạng hoạt động cầm chừng. Trong ảnh là một đơn vị thiết giáp Pháp được trang bị M8 và xe tăng M4 trong Chiến tranh Đông Dương. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
Xét ở một mặt nào đó pháo tự hành M8 “Scott” là vũ khí tiêu biểu cho học thuyết chiến tranh của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, vai trò của nó trên chiến trường là hỗ trợ hỏa lực tầm gần cho bộ binh bên cạnh một số mẫu xe thiết giáp khác. Dù vậy khả năng chiến đấu của M8 không được đánh giá cao giữa một "rừng" pháo tự hành trong CTTG 2. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
Quay lại thiết kế của M8, nó được phát triển dựa trên khung gầm xe thiết giáp M5 Stuart VI - một trong mẫu xe thiết giáp phổ biến của Quân đội Mỹ trong CTTG 2. Kết hợp với M5 là hỏa lực pháo 75mm từ mẫu lựu pháo M116, có thể thấy M8 là sản phẩm chắp vá từ những vũ khí dư thừa mà người Mỹ có sẵn. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
Mặc dù vậy, M8 vẫn có những ưu điểm nhất định của mình mà một trong số đó là khả năng cơ động, có thể nói với kích thước nhỏ gọn dài chưa tới 5m, bề ngang 2.3m và cao 2.7m giúp mẫu pháo tự hành này có thể "chui rúc" trong mọi loại địa hình, nhất là ở môi trường tác chiến đô thị. Đây cũng là mẫu pháo tự hành có kích thước nhỏ nhất từng được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
Với khả năng cơ động cộng với sức mạnh từ pháo 75mm, M8 là thứ vũ khí hỗ trợ hỏa lực tầm gần tuyệt vời mà bất cứ đơn vị bộ binh nào cũng cần tới. Tầm bắn của pháo M116 có lên đến gần 9.000m, tốc độ bắn có thể đạt là 6 phát/phút. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
Tuy nhiên khả năng cơ động của M8 lại mang đến cho nó một nhược điểm đó là giáp bảo vệ của mẫu pháo này quá mỏng. Theo đó để có được trọng lượng hơn 15 tấn, người ta chỉ trang bị cho M8 lớp giáp dày chưa tới 10mm ở xung quanh tháp pháo, còn phần thân tối đa cũng 44mm. Với lớp giáp này M8 dễ dàng trở thành mồi ngon cho các loại vũ khí chống tăng cùng thời hay thậm chí là đạn pháo của đối phương. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
So với các mẫu pháo tự hành cùng cỡ nòng, M8 được đánh giá nhỏ gọn và dễ triển khai hơn, nhưng để vận hành cỗ máy này lại cần tới 4 người gồm xạ thủ, nạp đạn, lái xe và chỉ huy kiêm xạ thủ súng máy. Điều này khiến không gian bên trong xe khá chật hẹp và thiếu tiện nghi. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
Do có kích thước quá nhỏ, nên mọi biện pháp phòng vệ trên M8 đều bị cắt bỏ trong đó có cả lớp giáp bảo vệ khoang chứa đạn trên xe. Trong ảnh có thể thấy khoang đạn của M8 khá sơ sài và nó có thể mang theo tối đa 46 đạn pháo 75mm. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
Ở một khía cạnh khác, việc sử dụng nòng pháo ngắn (cắt bớt từ pháo M116) cũng khiến các phát bắn của M8 không thực sự chính xác kể cả ở tầm gần. Chính vì điều này mà pháo binh Mỹ chẳng mấy mặn mà với M8. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
Gần cuối cuộc chiến Quân đội Mỹ cố gắng cải tiến M8 với biến thể M8A1 với nòng pháo dài hơn nhưng kết quả mang lại cũng chẳng khá hơn là bao. Cuối cùng chỉ có hơn 1.700 chiếc M8 được Mỹ sản xuất trong giai đoạn từ năm 1942 cho đến 1944. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, M8 cũng dần bị loại biên khỏi Quân đội Mỹ và được viện trợ cho các quốc gia đồng minh xây dựng lai quân đội, trong đó có cả Pháp. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
Pháo tự hành M8 cùng nhiều loại xe tăng khác của Mỹ nhanh chóng được người Pháp mang sang Việt Nam để chuẩn bị cho âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Tuy nhiên sau đó chúng cũng bị bộ đội ta đánh bại dễ dàng bởi các loại vũ khí chống tăng "Made in Việt Nam". Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
Hiện tại số lượng M8 trên thế giới còn khá ít và chỉ xuất hiện trong các viện bảo tàng quân sự hoặc các bộ sưu tập vũ khí tư nhân. Nguồn ảnh: tanks-encyclopedia.
Mời độc giả xem video: Pháo tự hành M8 chiến đấu trên Mặt trận Thái Bình Dương. (nguồn CriticalPast)