Một trong những loại tiêm kích hai thân được đánh giá là hoàn thiện nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 là kiệt tác Savoia-Marchetti SM.92 do Italia thiết kế và sản xuất trong năm 1943. Nguồn ảnh: Wiki.Dù chỉ được sản xuất duy nhất một mẫu dưới danh nghĩa là bản thử nghiệm, loại máy bay này cũng được đánh giá là cực kỳ có tiềm năng. Ra đời vào năm 1943, SM.92 được trang bị tổng cộng 3 pháo 20mm cùng 5 súng máy cỡ nòng 12,7mm ở hai bên động cơ. Nguồn ảnh: Pinterest.Điểm đặc biệt của SM.92 đó là nó có cả tháp pháo ở phía sau và tháp pháo này thậm chí còn được... điều khiển từ xa, kèm theo đó là khả năng mang theo 2 tấn bom. Với vũ trang như vậy, Không quân Italia đã xếp SM.92 vào loại máy bay chiến đấu hạng nặng. Nguồn ảnh: Pinterest.Tốc độ tối đa mà SM.92 đạt được là 615 km/h, tầm hoạt động 2000 km, trần bay tối đa 12.000 mét và chỉ tốn 7 phút 10 giây để leo lên độ cao 6000 mét. Máy bay bao gồm 2 phi công, và được trang bị 2 động cơ do Đức sản xuất loại Dailer-Benz DB 605 V12 làm mát bằng chất lỏng. Nguồn ảnh: Wiki.Nếu như SM.92 của Italia lại chỉ được sản xuất duy nhất một chiếc, chưa từng được mang ra thực chiến thì người Mỹ lại đã từng có một loại máy bay hai thân được tham chiến thực sự. Đó là loại North American F-82 Twin Mustang. Nguồn ảnh: Wiki.Về cơ bản thì đây là hai chiếc Mustang P-51 được gắn vào nhau, tạo nên thiết kế độc đáo chưa từng có. Ra đời vào ngày 15/6/1945 - khi mà chỉ hơn một tháng sau Phát xít Nhật đầu hàng và chiến tranh chính thức kết thúc, tưởng chừng F-82 sẽ không bao giờ được tham chiến nhưng rồi cuối cùng cơ hội của nó đã tới. Nguồn ảnh: Wiki.Đó là khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, các máy bay F-82 của Mỹ đã được đưa tới Nhật Bản để đối đầu với Không quân Liên Xô khi đó đang hỗ trợ Triều Tiên ở mặt trận này. Kết quả là ngay trong ngày đầu ra quân, ba chiếc F-82 đã bị bắn hạ bởi Yak-11 của Liên Xô mà không hạ được bất cứ máy bay địch nào. F-82 sau đó đã bị cho vào biên chế dự bị và bị loại biên chính thức vào năm 1953. Nguồn ảnh: Wiki.Đức quốc xã cũng không đứng ngoài cuộc đua tiêm kích hai thân trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Cụ thể là phiên bản Messerschmitt Me 609, loại máy bay hai thân được ghép lại từ hai chiếc Me 309. Nguồn ảnh: Aviation.Phiên bản máy bay hai thân này của Phát xít đức được trang bị tổng cộng tới 6 khẩu pháo 30mm và khả năng mang theo 1 tấn bom. Nó được trang bị 2 động cơ Daimler-Benz DB 603, có khả năng bay với tốc độ tối đa lên tới 760 km/h. Tuy nhiên, Me 609 cũng chỉ dừng lại ở bản thử nghiệm. Nguồn ảnh: Aviation.Cuối cùng là thủy phi cơ ba động cơ hai thân của Quân đội Italia. Loại máy bay này tên Savoia Marchetti S.66. Loại thủy phi cơ này của Italia thậm chí còn ra đời từ những năm 30 của thế kỷ trước, nghĩa là trước Chiến tranh Thế giới thứ hai hàng chục năm. Nguồn ảnh: Fiat.Tổng cộng đã có khoảng 24 chiếc thủy phi cơ hai thân này từng được sản xuất, chuyên phục vụ vào mục đích vận tải để lợi dụng địa thế giáp biển của Italia. Với ba động cơ Fiat A.24R V12 công suất 750 sức ngựa mỗi động cơ, chiếc thủy phi cơ này có thể cất cánh được với trọng lượng tối đa 10.900 kg. Nguồn ảnh: Wiki.Với khả năng mang theo được tối đa 22 hành khách, S.66 ban đầu được sử dụng nhiều vào nhiệm vụ vận tải người. Tuy nhiên khi chiến tranh nổ ra, nó đã được trưng dụng làm máy bay vận tải hàng hóa tới năm 1943 thì bị loại biên hết. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Loại máy bay tiêm kích thành công nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Một trong những loại tiêm kích hai thân được đánh giá là hoàn thiện nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 là kiệt tác Savoia-Marchetti SM.92 do Italia thiết kế và sản xuất trong năm 1943. Nguồn ảnh: Wiki.
Dù chỉ được sản xuất duy nhất một mẫu dưới danh nghĩa là bản thử nghiệm, loại máy bay này cũng được đánh giá là cực kỳ có tiềm năng. Ra đời vào năm 1943, SM.92 được trang bị tổng cộng 3 pháo 20mm cùng 5 súng máy cỡ nòng 12,7mm ở hai bên động cơ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điểm đặc biệt của SM.92 đó là nó có cả tháp pháo ở phía sau và tháp pháo này thậm chí còn được... điều khiển từ xa, kèm theo đó là khả năng mang theo 2 tấn bom. Với vũ trang như vậy, Không quân Italia đã xếp SM.92 vào loại máy bay chiến đấu hạng nặng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tốc độ tối đa mà SM.92 đạt được là 615 km/h, tầm hoạt động 2000 km, trần bay tối đa 12.000 mét và chỉ tốn 7 phút 10 giây để leo lên độ cao 6000 mét. Máy bay bao gồm 2 phi công, và được trang bị 2 động cơ do Đức sản xuất loại Dailer-Benz DB 605 V12 làm mát bằng chất lỏng. Nguồn ảnh: Wiki.
Nếu như SM.92 của Italia lại chỉ được sản xuất duy nhất một chiếc, chưa từng được mang ra thực chiến thì người Mỹ lại đã từng có một loại máy bay hai thân được tham chiến thực sự. Đó là loại North American F-82 Twin Mustang. Nguồn ảnh: Wiki.
Về cơ bản thì đây là hai chiếc Mustang P-51 được gắn vào nhau, tạo nên thiết kế độc đáo chưa từng có. Ra đời vào ngày 15/6/1945 - khi mà chỉ hơn một tháng sau Phát xít Nhật đầu hàng và chiến tranh chính thức kết thúc, tưởng chừng F-82 sẽ không bao giờ được tham chiến nhưng rồi cuối cùng cơ hội của nó đã tới. Nguồn ảnh: Wiki.
Đó là khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, các máy bay F-82 của Mỹ đã được đưa tới Nhật Bản để đối đầu với Không quân Liên Xô khi đó đang hỗ trợ Triều Tiên ở mặt trận này. Kết quả là ngay trong ngày đầu ra quân, ba chiếc F-82 đã bị bắn hạ bởi Yak-11 của Liên Xô mà không hạ được bất cứ máy bay địch nào. F-82 sau đó đã bị cho vào biên chế dự bị và bị loại biên chính thức vào năm 1953. Nguồn ảnh: Wiki.
Đức quốc xã cũng không đứng ngoài cuộc đua tiêm kích hai thân trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Cụ thể là phiên bản Messerschmitt Me 609, loại máy bay hai thân được ghép lại từ hai chiếc Me 309. Nguồn ảnh: Aviation.
Phiên bản máy bay hai thân này của Phát xít đức được trang bị tổng cộng tới 6 khẩu pháo 30mm và khả năng mang theo 1 tấn bom. Nó được trang bị 2 động cơ Daimler-Benz DB 603, có khả năng bay với tốc độ tối đa lên tới 760 km/h. Tuy nhiên, Me 609 cũng chỉ dừng lại ở bản thử nghiệm. Nguồn ảnh: Aviation.
Cuối cùng là thủy phi cơ ba động cơ hai thân của Quân đội Italia. Loại máy bay này tên Savoia Marchetti S.66. Loại thủy phi cơ này của Italia thậm chí còn ra đời từ những năm 30 của thế kỷ trước, nghĩa là trước Chiến tranh Thế giới thứ hai hàng chục năm. Nguồn ảnh: Fiat.
Tổng cộng đã có khoảng 24 chiếc thủy phi cơ hai thân này từng được sản xuất, chuyên phục vụ vào mục đích vận tải để lợi dụng địa thế giáp biển của Italia. Với ba động cơ Fiat A.24R V12 công suất 750 sức ngựa mỗi động cơ, chiếc thủy phi cơ này có thể cất cánh được với trọng lượng tối đa 10.900 kg. Nguồn ảnh: Wiki.
Với khả năng mang theo được tối đa 22 hành khách, S.66 ban đầu được sử dụng nhiều vào nhiệm vụ vận tải người. Tuy nhiên khi chiến tranh nổ ra, nó đã được trưng dụng làm máy bay vận tải hàng hóa tới năm 1943 thì bị loại biên hết. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Loại máy bay tiêm kích thành công nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai.