Trong thời gian từ cuối tháng 2 tới đầu tháng 3/1979, Không quân Nhân dân Việt Nam đã thực hiện một cuộc chuyển quân thần kỳ với việc đưa hơn 8.900 lượt quân cùng 1.000 tấn hàng từ miền Nam ra Bắc. Chỉ tính trong vòng 1 tháng, Trung đoàn Không quân 918 đã vận chuyển số lượng bộ đội và hàng hóa hậu cần gần bằng cả năm... 1978. Nguồn ảnh: QDND.Đầu tiên không thể không kể đến sự giúp đỡ của những người bạn Liên Xô. Phía Liên Xô đã huy động khoảng 12 chiếc An-12 sang Việt Nam để làm nhiệm vụ vận tải chiến lược, giúp ta đưa quân từ mặt trận Tây Nam ra mặt trận biên giới Phía Bắc. Nguồn ảnh: Military-today.An-12 là loại máy bay vận tải hạng trung, có tốc độ cao và đặc biệt là phi công Liên Xô có trình độ rất tốt. Thời gian bay của An-12 từ Tân Sân Nhất tới Nội Bài chỉ mất 2 tiếng và loại máy bay này được sử dụng với công suất tối đa. Nguồn ảnh: Fotop.Với chỉ tổng cộng 2 tiếng cho một lượt bay, mỗi ngày một chiếc An-12 có thể bay tối đa tới 10 lượt Tân Sân Nhất - Hà Nội - Tân Sơn Nhất (bay ra đầy tải, bay rỗng vào ngược TP HCM). Với mỗi lượt chuyển được tối đa 100 binh sĩ cùng vũ khí ra miền Bắc, mỗi ngày một chiếc An-12 có thể chở ra Hà Nội được tối đa tới 500 binh sĩ. Nguồn ảnh: Military-today.Tuy nhiên, không phải toàn bộ các máy bay An-12 đều được sử dụng để chuyển lính, một số lượng lớn An-12 chủ yếu được ta sử dụng để vận chuyển hàng hoá, trong đó có cả việc vận chuyển vũ khí, khí tài ra Nội Bài, sẵn sàng cho hậu cần khi cuộc xung đột leo thang. Nguồn ảnh: Wiki.Tiếp đến phải kể tới loại vận tải cơ C-130 mà không quân của ta thu giữ được sau năm 1979. Biên chế Trung đoàn Không quân 918 lúc đó có 6 chiếc C-130, nhưng chỉ 4 chiếc đủ tiêu chuẩn bay an toàn. Nguồn ảnh: WarMuseum.Bốn chiếc C-130 cùng bốn tổ bay của Trung đoàn 918 được trưng dụng tối đa với sức chở tương đương với An-12 của Liên Xô nhưng tốc độ chậm hơn, mỗi ngày chỉ bay được từ 2 tới 3 chuyến. Nguồn ảnh: Aviation.Tiếp đó là vận tải cơ C-119 cũng là chiến lợi phẩm do ta thu được sau năm 1975. Trong biên chế Trung đoàn 918 có 4 chiếc C-119 nhưng khi đó chỉ sử dụng được hai chiếc và mỗi chiếc chỉ chở được tối đa 50 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị. Nguồn ảnh: Rdyoungphoto.Mặc dù vậy, C-119 có tốc độ bay chậm, từ Tân Sơn Nhất tới Hà Nội mất tối đa bốn tiếng thậm chí hơn nếu điều kiện khí hậu không tốt, mỗi ngày chỉ bay được một chuyến ra Bắc rồi lại quay vào, sáng hôm sau mới bay tiếp được. Nguồn ảnh: Edwards.Một số đơn vị đặc công - lực lượng tinh nhuệ còn di chuyển bằng cả trực thăng UH-1, CH-47, Mi-8, Mi-6 của trung đoàn 917. Trung đoàn 916 chở quân từ các nơi về sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Đà Nẵng. Sau đó, bộ đội hành quân ra Bắc bằng máy bay của trung đoàn không quân 918 và phi đội máy bay An-12 do các phi công Liên Xô điều khiển. Nguồn ảnh: QDND.Tuy nhiên, do CH-47 là máy bay trực thăng nên chỉ chở được tối đa 30 người kèm theo đó là thời gian bay rất chậm, mất tới hơn 5 tiếng mới ra tới Hà Nội chưa kể phải bay lòng vòng tránh thời tiết xấu sẽ lâu hơn nên phía ta không huy động nhiều. Nguồn ảnh: Warhistory.Đặc biệt, phải kể đến kỳ tích tháo ghế máy bay Boeing 707 để chở quân. Đây là loại máy bay chở khách sức chứa lớn nhất thời bấy giờ, về lý thuyết có thể chở theo 181 hành khách cùng tổ bay. Nguồn ảnh: Wiki.Không quân ta đã táo bạo, tháo bỏ 50 ghế ở phía trước, giữa và cuối máy bay để chở được gần... 300 quân cùng đầy đủ trang bị súng đạn, vũ khí mà vẫn đảm bảo được độ cân bằng của máy bay. Boeing 707 cũng là loại máy bay duy nhất làm nhiệm vụ bay đêm khi làm nhiệm vụ vận tải và chỉ có duy nhất một tổ bay làm việc liên tục, không có tổ bay dự bị. Nguồn ảnh: Boeing.Ngoài Boeing 707, một loại máy bay dân dụng khác cũng được huy động cho nhiệm vụ chuyển quân đó là Tu-134 nhưng không thực hiện chuyển quân từ Tân Sơn Nhất ra Hà Nội mà là chuyển quân từ Phnom Penh về sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn ảnh: Airliners.Trên lý thuyết thì Tu-134 có thể chở được 80 người, phi công của ta đã khéo léo tính toán, tháo bớt ghế và chở được tối đa tới 100 quân, thực hiện an toàn các chặng bay từ Phnom Penh về Tân Sơn Nhất để sau đó chuyển quân, đổi máy bay sẵn sàng được không vận tiếp ra Hà Nội. Nguồn ảnh: Airliners.Tổng cộng, từ ngày 22/2/1979 tới ngày 3/3/1979, toàn bộ phi đội 10 máy bay tiêm kích F-5 của Trung đoàn Không quân 935, 10 máy bay cường kích A-37 của Trung đoàn Không quân 937 cùng với 8.900 bộ đội và 1.000 tấn hàng đã được vận chuyển an toàn ra Hà Nội với tổng cộng... 805 chuyến bay vận tải quân sự - một tần suất bay khổng lồ trong lịch sử quân sự Việt Nam. Nguồn ảnh: QDND. Mời độc giả xem Video: Siêu trực thăng vận tải CH-47 được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.
Trong thời gian từ cuối tháng 2 tới đầu tháng 3/1979, Không quân Nhân dân Việt Nam đã thực hiện một cuộc chuyển quân thần kỳ với việc đưa hơn 8.900 lượt quân cùng 1.000 tấn hàng từ miền Nam ra Bắc. Chỉ tính trong vòng 1 tháng, Trung đoàn Không quân 918 đã vận chuyển số lượng bộ đội và hàng hóa hậu cần gần bằng cả năm... 1978. Nguồn ảnh: QDND.
Đầu tiên không thể không kể đến sự giúp đỡ của những người bạn Liên Xô. Phía Liên Xô đã huy động khoảng 12 chiếc An-12 sang Việt Nam để làm nhiệm vụ vận tải chiến lược, giúp ta đưa quân từ mặt trận Tây Nam ra mặt trận biên giới Phía Bắc. Nguồn ảnh: Military-today.
An-12 là loại máy bay vận tải hạng trung, có tốc độ cao và đặc biệt là phi công Liên Xô có trình độ rất tốt. Thời gian bay của An-12 từ Tân Sân Nhất tới Nội Bài chỉ mất 2 tiếng và loại máy bay này được sử dụng với công suất tối đa. Nguồn ảnh: Fotop.
Với chỉ tổng cộng 2 tiếng cho một lượt bay, mỗi ngày một chiếc An-12 có thể bay tối đa tới 10 lượt Tân Sân Nhất - Hà Nội - Tân Sơn Nhất (bay ra đầy tải, bay rỗng vào ngược TP HCM). Với mỗi lượt chuyển được tối đa 100 binh sĩ cùng vũ khí ra miền Bắc, mỗi ngày một chiếc An-12 có thể chở ra Hà Nội được tối đa tới 500 binh sĩ. Nguồn ảnh: Military-today.
Tuy nhiên, không phải toàn bộ các máy bay An-12 đều được sử dụng để chuyển lính, một số lượng lớn An-12 chủ yếu được ta sử dụng để vận chuyển hàng hoá, trong đó có cả việc vận chuyển vũ khí, khí tài ra Nội Bài, sẵn sàng cho hậu cần khi cuộc xung đột leo thang. Nguồn ảnh: Wiki.
Tiếp đến phải kể tới loại vận tải cơ C-130 mà không quân của ta thu giữ được sau năm 1979. Biên chế Trung đoàn Không quân 918 lúc đó có 6 chiếc C-130, nhưng chỉ 4 chiếc đủ tiêu chuẩn bay an toàn. Nguồn ảnh: WarMuseum.
Bốn chiếc C-130 cùng bốn tổ bay của Trung đoàn 918 được trưng dụng tối đa với sức chở tương đương với An-12 của Liên Xô nhưng tốc độ chậm hơn, mỗi ngày chỉ bay được từ 2 tới 3 chuyến. Nguồn ảnh: Aviation.
Tiếp đó là vận tải cơ C-119 cũng là chiến lợi phẩm do ta thu được sau năm 1975. Trong biên chế Trung đoàn 918 có 4 chiếc C-119 nhưng khi đó chỉ sử dụng được hai chiếc và mỗi chiếc chỉ chở được tối đa 50 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị. Nguồn ảnh: Rdyoungphoto.
Mặc dù vậy, C-119 có tốc độ bay chậm, từ Tân Sơn Nhất tới Hà Nội mất tối đa bốn tiếng thậm chí hơn nếu điều kiện khí hậu không tốt, mỗi ngày chỉ bay được một chuyến ra Bắc rồi lại quay vào, sáng hôm sau mới bay tiếp được. Nguồn ảnh: Edwards.
Một số đơn vị đặc công - lực lượng tinh nhuệ còn di chuyển bằng cả trực thăng UH-1, CH-47, Mi-8, Mi-6 của trung đoàn 917. Trung đoàn 916 chở quân từ các nơi về sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Đà Nẵng. Sau đó, bộ đội hành quân ra Bắc bằng máy bay của trung đoàn không quân 918 và phi đội máy bay An-12 do các phi công Liên Xô điều khiển. Nguồn ảnh: QDND.
Tuy nhiên, do CH-47 là máy bay trực thăng nên chỉ chở được tối đa 30 người kèm theo đó là thời gian bay rất chậm, mất tới hơn 5 tiếng mới ra tới Hà Nội chưa kể phải bay lòng vòng tránh thời tiết xấu sẽ lâu hơn nên phía ta không huy động nhiều. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đặc biệt, phải kể đến kỳ tích tháo ghế máy bay Boeing 707 để chở quân. Đây là loại máy bay chở khách sức chứa lớn nhất thời bấy giờ, về lý thuyết có thể chở theo 181 hành khách cùng tổ bay. Nguồn ảnh: Wiki.
Không quân ta đã táo bạo, tháo bỏ 50 ghế ở phía trước, giữa và cuối máy bay để chở được gần... 300 quân cùng đầy đủ trang bị súng đạn, vũ khí mà vẫn đảm bảo được độ cân bằng của máy bay. Boeing 707 cũng là loại máy bay duy nhất làm nhiệm vụ bay đêm khi làm nhiệm vụ vận tải và chỉ có duy nhất một tổ bay làm việc liên tục, không có tổ bay dự bị. Nguồn ảnh: Boeing.
Ngoài Boeing 707, một loại máy bay dân dụng khác cũng được huy động cho nhiệm vụ chuyển quân đó là Tu-134 nhưng không thực hiện chuyển quân từ Tân Sơn Nhất ra Hà Nội mà là chuyển quân từ Phnom Penh về sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn ảnh: Airliners.
Trên lý thuyết thì Tu-134 có thể chở được 80 người, phi công của ta đã khéo léo tính toán, tháo bớt ghế và chở được tối đa tới 100 quân, thực hiện an toàn các chặng bay từ Phnom Penh về Tân Sơn Nhất để sau đó chuyển quân, đổi máy bay sẵn sàng được không vận tiếp ra Hà Nội. Nguồn ảnh: Airliners.
Tổng cộng, từ ngày 22/2/1979 tới ngày 3/3/1979, toàn bộ phi đội 10 máy bay tiêm kích F-5 của Trung đoàn Không quân 935, 10 máy bay cường kích A-37 của Trung đoàn Không quân 937 cùng với 8.900 bộ đội và 1.000 tấn hàng đã được vận chuyển an toàn ra Hà Nội với tổng cộng... 805 chuyến bay vận tải quân sự - một tần suất bay khổng lồ trong lịch sử quân sự Việt Nam. Nguồn ảnh: QDND.
Mời độc giả xem Video: Siêu trực thăng vận tải CH-47 được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.