Theo hãng thông tấn Ria Novosti, một bảo tàng quân sự ở thành phố Verkhnyaya Pyshma thuộc Nga đã phục chế lại hoàn toàn một chiếc xe tăng hạng nặng T-35 do Liên Xô chế tạo trước đây dựa trên bản vẽ gốc có từ thời Liên Xô của nó. Nguồn ảnh: Ria.Đã có hơn 1.000 bộ phận mới của chiếc xe tăng T-35 đã được Uralelectromed - Công ty Khai thác mỏ và luyện kim Ural (UMMC). chế tạo lại theo bản vẽ gốc của T-35 có từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Ria.Trọng lượng của chiếc T-35 lên tới 45 tấn, chiều dài phần thân lên tới gần 10m, cao 3,5m và nó được trang bị tới 5 tháo pháo, ở thời điểm hiện tại nó đã có thể di chuyển như một chiếc xe tăng thực thụ. Nguồn ảnh: Ria.Xe tăng hạng nặng T-35 được thiết kế tại Kharkiv (Ukraine) vào đầu những năm 1930, với số lượng sản xuất vỏn vẹn chỉ 59 chiếc. Điểm nhấn của T-35 tất nhiên là hệ thống vũ khí gồm 5 tháp pháo của nó và bên cạnh đó còn được trang bị một động cơ diesel có công suất 500 mã lực được Liên Xô sản xuất theo giấy phép của BMW. Nguồn ảnh: Ria.Ở thời điểm T-35 xuất hiện nó được xem là như biểu tượng cho sức mạnh quân sự của Liên Xô, thậm chí người ta còn đặt cho nó cái tên “thiết giáp hạm mặt đất” bởi số tháp pháo mà nó được trang bị. Nguồn ảnh: Ria.Theo đó một chiếc T-35 được trang bị một tháp pháo chính gắn pháo nòng ngắn 76mm model 27/32 và đi kèm súng máy; 2 tháp pháo nhỏ phía dưới lắp pháo 45mm và súng 7,62mm và 2 tháp pháo nhỏ khác lắp súng máy 7,62mm. Nguồn ảnh: Ria.Để vận hành “thiết giáp hạm mặt đất” nặng 45 tấn, dài 9,72m này thì buộc phải cần đến kíp lái 11 người. Họ được bao bọc trong lớp giáp khá tốt với thời kỳ đó dày từ 11-30mm. Dù được trang bị động cơ khá mạnh, nhưng T-35 chỉ có tốc độ di chuyển tối đa khoảng 10-35km/h. Nguồn ảnh: Ria.Do khả năng cơ động hạn chế của chiếc xe tăng này nên chỉ có vài chiếc T-35 được Quân đội Liên Xô đưa vào tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và số còn lại bị phá hủy khi chưa kịp tham chiến. Nguồn ảnh: Ria.Được biết quá trình tạo ra chiếc T-35 mới ở nhà máy của Uralelectromed mất tới hơn 1 năm và được thực hiện từ năm 2016, nhưng mãi cho đến năm 2018 chiếc xe tăng này mới có thể tự di chuyển sau khi được lắp một động cơ disel có công suất 500 mã lực. Nguồn ảnh: Ria.Hiện nay Nga chỉ còn lưu giữ một nguyên mẫu duy nhất trên thế giới của T-35 và chiếc thứ hai chỉ mới được công ty Uralelectromed phục chế lại. Nguồn ảnh: Ria.Cận cảnh tháp pháo 45mm được đặt phía trước của T-35. Nguồn ảnh: Ria.Ở góc nhìn này ta có thể thấy được toàn cảnh 5 tháp pháo của T-35, trông nó không khác gì một pháo đài di động. Nguồn ảnh: Defence.ru.Ngoài nguyên mẫu T-35, nhà máy Uralelectromed còn phục chế hai mẫu xe tăng khác của Liên Xô trước đây gồm IS-2 và T-28 như ta có thể thấy trong hình. Nguồn ảnh: Defence.ru.Mời độc giả xem video: "thiết giáp hạm mặt đất" Liên Xô di chuyển trở lại sau 70 năm qua. (nguồn russia 41)
Theo hãng thông tấn Ria Novosti, một bảo tàng quân sự ở thành phố Verkhnyaya Pyshma thuộc Nga đã phục chế lại hoàn toàn một chiếc xe tăng hạng nặng T-35 do Liên Xô chế tạo trước đây dựa trên bản vẽ gốc có từ thời Liên Xô của nó. Nguồn ảnh: Ria.
Đã có hơn 1.000 bộ phận mới của chiếc xe tăng T-35 đã được Uralelectromed - Công ty Khai thác mỏ và luyện kim Ural (UMMC). chế tạo lại theo bản vẽ gốc của T-35 có từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Ria.
Trọng lượng của chiếc T-35 lên tới 45 tấn, chiều dài phần thân lên tới gần 10m, cao 3,5m và nó được trang bị tới 5 tháo pháo, ở thời điểm hiện tại nó đã có thể di chuyển như một chiếc xe tăng thực thụ. Nguồn ảnh: Ria.
Xe tăng hạng nặng T-35 được thiết kế tại Kharkiv (Ukraine) vào đầu những năm 1930, với số lượng sản xuất vỏn vẹn chỉ 59 chiếc. Điểm nhấn của T-35 tất nhiên là hệ thống vũ khí gồm 5 tháp pháo của nó và bên cạnh đó còn được trang bị một động cơ diesel có công suất 500 mã lực được Liên Xô sản xuất theo giấy phép của BMW. Nguồn ảnh: Ria.
Ở thời điểm T-35 xuất hiện nó được xem là như biểu tượng cho sức mạnh quân sự của Liên Xô, thậm chí người ta còn đặt cho nó cái tên “thiết giáp hạm mặt đất” bởi số tháp pháo mà nó được trang bị. Nguồn ảnh: Ria.
Theo đó một chiếc T-35 được trang bị một tháp pháo chính gắn pháo nòng ngắn 76mm model 27/32 và đi kèm súng máy; 2 tháp pháo nhỏ phía dưới lắp pháo 45mm và súng 7,62mm và 2 tháp pháo nhỏ khác lắp súng máy 7,62mm. Nguồn ảnh: Ria.
Để vận hành “thiết giáp hạm mặt đất” nặng 45 tấn, dài 9,72m này thì buộc phải cần đến kíp lái 11 người. Họ được bao bọc trong lớp giáp khá tốt với thời kỳ đó dày từ 11-30mm. Dù được trang bị động cơ khá mạnh, nhưng T-35 chỉ có tốc độ di chuyển tối đa khoảng 10-35km/h. Nguồn ảnh: Ria.
Do khả năng cơ động hạn chế của chiếc xe tăng này nên chỉ có vài chiếc T-35 được Quân đội Liên Xô đưa vào tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và số còn lại bị phá hủy khi chưa kịp tham chiến. Nguồn ảnh: Ria.
Được biết quá trình tạo ra chiếc T-35 mới ở nhà máy của Uralelectromed mất tới hơn 1 năm và được thực hiện từ năm 2016, nhưng mãi cho đến năm 2018 chiếc xe tăng này mới có thể tự di chuyển sau khi được lắp một động cơ disel có công suất 500 mã lực. Nguồn ảnh: Ria.
Hiện nay Nga chỉ còn lưu giữ một nguyên mẫu duy nhất trên thế giới của T-35 và chiếc thứ hai chỉ mới được công ty Uralelectromed phục chế lại. Nguồn ảnh: Ria.
Cận cảnh tháp pháo 45mm được đặt phía trước của T-35. Nguồn ảnh: Ria.
Ở góc nhìn này ta có thể thấy được toàn cảnh 5 tháp pháo của T-35, trông nó không khác gì một pháo đài di động. Nguồn ảnh: Defence.ru.
Ngoài nguyên mẫu T-35, nhà máy Uralelectromed còn phục chế hai mẫu xe tăng khác của Liên Xô trước đây gồm IS-2 và T-28 như ta có thể thấy trong hình. Nguồn ảnh: Defence.ru.
Mời độc giả xem video: "thiết giáp hạm mặt đất" Liên Xô di chuyển trở lại sau 70 năm qua. (nguồn russia 41)