Cách hiệu quả nhất để phát hiện máy bay chiến đấu địch vào thời điểm trước khi radar ra đời chính là sử dụng những chiếc tai nghe khổng lồ hướng lên trời như thế này. Nguồn ảnh: Rare.Cũng có những thiết kế nhỏ hơn để tăng tính cơ động cho người lính tuy nhiên chúng không thể hiệu quả bằng những dàn khuếch đại âm thanh khổng lồ được đặt dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Rare.Cơ cấu hoạt động của hệ thống này rất đơn giản, người lính sẽ sử dụng đôi tai của mình để nghe các âm thanh mà hệ thống khuếch đại ghi lại được để tìm ra hướng máy bay địch. Nguồn ảnh: Rare.Tùy vào mỗi hệ thống mà khoảng cách phát hiện máy bay địch có thể giao động từ một vài trăm mét cho tới hàng chục km. Nguồn ảnh: Rare.Tuy nhiên thiết bị này chỉ có thể hoạt động được trong thời tiết hoàn hảo, nếu trời có mưa hoặc có gió giật mạnh người lính sẽ không thể "nghe" ra tiếng máy bay của đối phương được do lẫn quá nhiều tạp âm. Ngoài ra sự hiệu quả của hệ thống cũng chịu sự ảnh hưởng từ... thính lực của người sử dụng. Nguồn ảnh: Rare.Mặc dù khá cồng kềnh và phiền phức, có độ tin cậy không cao, tuy nhiên đây là cách duy nhất để phát hiện máy bay địch thời bấy giờ và mọi quân đội lớn trên thế giới thời gian đó (trước năm 1940) đều sử dụng cách này để phát hiện máy bay địch. Nguồn ảnh: Rare.Những dàn loa khuếch đại định vị âm thanh khổng lồ của Phát xít Nhật không khác gì những dàn radar phòng không hiện đại thời nay. Nguồn ảnh: Rare.Một hệ thống phát hiện máy bay khác nhỏ gọn hơn cũng của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Rare.Hệ thống phát hiện máy bay do lực lượng Không quân Hải quân Mỹ phát triển vào năm 1925. Nguồn ảnh: Rare.Hệ thống khuếch đại 4 loa rất phổ biến ở Anh trong giai đoạn thập niên 30 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Rare.Hệ thống khuếch đại âm thanh phát hiện máy bay của Đức năm 1939, đến khi thế chiến thứ 2 bắt đầu người Đức vẫn sử dụng hệ thống này. Nguồn ảnh: Rare.Đến những năm 1940, khi mà hệ thống radar đã được ra đời ở một vài quốc gia thì công nghệ phát hiện máy bay bằng âm thanh cũng đã đạt đến mức giới hạn, một người lính được đào tạo bài bản có thể phát hiện ra máy bay địch ở khoảng cách tối đa lên tới 15 km, sai số tối đa chỉ khoảng 2 độ và thậm chí còn phát hiện được luôn đó là loại máy bay gì, số lượng bao nhiêu chiếc mà chỉ cần "nghe", chưa cần nhìn. Nguồn ảnh: Rare.Dàn định vị âm thanh của Quân đội Thụy Điển trong sử dụng năm 1940. Nguồn ảnh: Rare.
Cách hiệu quả nhất để phát hiện máy bay chiến đấu địch vào thời điểm trước khi radar ra đời chính là sử dụng những chiếc tai nghe khổng lồ hướng lên trời như thế này. Nguồn ảnh: Rare.
Cũng có những thiết kế nhỏ hơn để tăng tính cơ động cho người lính tuy nhiên chúng không thể hiệu quả bằng những dàn khuếch đại âm thanh khổng lồ được đặt dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Rare.
Cơ cấu hoạt động của hệ thống này rất đơn giản, người lính sẽ sử dụng đôi tai của mình để nghe các âm thanh mà hệ thống khuếch đại ghi lại được để tìm ra hướng máy bay địch. Nguồn ảnh: Rare.
Tùy vào mỗi hệ thống mà khoảng cách phát hiện máy bay địch có thể giao động từ một vài trăm mét cho tới hàng chục km. Nguồn ảnh: Rare.
Tuy nhiên thiết bị này chỉ có thể hoạt động được trong thời tiết hoàn hảo, nếu trời có mưa hoặc có gió giật mạnh người lính sẽ không thể "nghe" ra tiếng máy bay của đối phương được do lẫn quá nhiều tạp âm. Ngoài ra sự hiệu quả của hệ thống cũng chịu sự ảnh hưởng từ... thính lực của người sử dụng. Nguồn ảnh: Rare.
Mặc dù khá cồng kềnh và phiền phức, có độ tin cậy không cao, tuy nhiên đây là cách duy nhất để phát hiện máy bay địch thời bấy giờ và mọi quân đội lớn trên thế giới thời gian đó (trước năm 1940) đều sử dụng cách này để phát hiện máy bay địch. Nguồn ảnh: Rare.
Những dàn loa khuếch đại định vị âm thanh khổng lồ của Phát xít Nhật không khác gì những dàn radar phòng không hiện đại thời nay. Nguồn ảnh: Rare.
Một hệ thống phát hiện máy bay khác nhỏ gọn hơn cũng của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Rare.
Hệ thống phát hiện máy bay do lực lượng Không quân Hải quân Mỹ phát triển vào năm 1925. Nguồn ảnh: Rare.
Hệ thống khuếch đại 4 loa rất phổ biến ở Anh trong giai đoạn thập niên 30 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Rare.
Hệ thống khuếch đại âm thanh phát hiện máy bay của Đức năm 1939, đến khi thế chiến thứ 2 bắt đầu người Đức vẫn sử dụng hệ thống này. Nguồn ảnh: Rare.
Đến những năm 1940, khi mà hệ thống radar đã được ra đời ở một vài quốc gia thì công nghệ phát hiện máy bay bằng âm thanh cũng đã đạt đến mức giới hạn, một người lính được đào tạo bài bản có thể phát hiện ra máy bay địch ở khoảng cách tối đa lên tới 15 km, sai số tối đa chỉ khoảng 2 độ và thậm chí còn phát hiện được luôn đó là loại máy bay gì, số lượng bao nhiêu chiếc mà chỉ cần "nghe", chưa cần nhìn. Nguồn ảnh: Rare.
Dàn định vị âm thanh của Quân đội Thụy Điển trong sử dụng năm 1940. Nguồn ảnh: Rare.