Tình đến cuối ngày 11/5 (giờ địa phương), số người thiệt mạng được tìm thấy lên tới con số 23. Trong khi đó số người bị thương vẫn là 15. Như vậy, hiện vẫn còn 2 thủy thủ khác trên chiếc tàu bị đánh chìm vẫn đang mất tích. Bởi tại cuộc tập trận, số thủy thủ trên chiếc tàu này là 40 người.Cùng với con số thiệt hại mới được công bố, hải quân Iran cũng công khai hình ảnh chiếc tàu bị trúng đạn đang bốc cháy cho thấy sức công phá khá cực mạnh của loại tên lửa chống hạm được phóng đi. Chiếc tàu gần như bị đứt đôi và đang chìm dần xuống biển.Vụ việc đáng tiếc này xảy ra hôm 10/5 trong cuộc tập trận trên Vịnh Oman khi chiến hạm Jamaran đã bất ngờ phóng một quả tên lửa chống hạm có nguồn gốc từ Trung Quốc trúng tàu hậu cần Konarak đang tham gia cuộc tập trận.Khu trục hạm IRIS Jamaran 76 là tàu khu trục nội địa đầu tiên của Iran cũng là tàu lớp Moudge đầu tiên do Tehran sản xuất. Con tàu này được bàn giao cho Hải quân Iran ngày 19/2/2010, có lượng giãn nước 1.420 tấn, dài 94 m, biên chế thủy thủ đoàn 140 người và tốc độ tối đa 30 hải lý/h.Từ hình ảnh được công bố có thể thấy, tàu lớp Moudge chính là phiên bản nội địa hóa của tàu khu trục hạng nhẹ Vosper Mark 5 do Anh chế tạo và bán cho Iran từ những năm 1960.Theo giải thích từ phía quân đội Iran, Konarak bị đánh chìm do tàu này không kịp rời khỏi vùng nguy hiểm và tên lửa bắn sớm so với dự kiến. Điều đáng chú ý là tàu Konarak bị đánh chìm bằng tên lửa chống hạm Noor, đây là sản phẩm được Iran phát triển dựa trên công nghệ tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc.Tên lửa chống hạm C-802 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa chống hạm YJ-83 nội địa Trung Quốc. Đây là loại tên lửa chống hạm hạng nhẹ thế hệ thứ hai của Trung Quốc, được cải tiến từ tên lửa C-801 được gọi là "Cá bay Trung Quốc".Iran đã mua một số lượng lớn tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc vào giữa những năm 1990 để thay thế những tên lửa chống hạm C-201 lạc hậu.Từ nguyên mẫu công nghệ của tên lửa C-802, các kỹ sư Iran đã cải tiến và tự chế tạo tên lửa chống hạm Noor, đây là loại tên lửa quan trọng để Iran có thể kiểm soát Eo biển Hormuz trước sự "hung hăng của Mỹ".
Tình đến cuối ngày 11/5 (giờ địa phương), số người thiệt mạng được tìm thấy lên tới con số 23. Trong khi đó số người bị thương vẫn là 15. Như vậy, hiện vẫn còn 2 thủy thủ khác trên chiếc tàu bị đánh chìm vẫn đang mất tích. Bởi tại cuộc tập trận, số thủy thủ trên chiếc tàu này là 40 người.
Cùng với con số thiệt hại mới được công bố, hải quân Iran cũng công khai hình ảnh chiếc tàu bị trúng đạn đang bốc cháy cho thấy sức công phá khá cực mạnh của loại tên lửa chống hạm được phóng đi. Chiếc tàu gần như bị đứt đôi và đang chìm dần xuống biển.
Vụ việc đáng tiếc này xảy ra hôm 10/5 trong cuộc tập trận trên Vịnh Oman khi chiến hạm Jamaran đã bất ngờ phóng một quả tên lửa chống hạm có nguồn gốc từ Trung Quốc trúng tàu hậu cần Konarak đang tham gia cuộc tập trận.
Khu trục hạm IRIS Jamaran 76 là tàu khu trục nội địa đầu tiên của Iran cũng là tàu lớp Moudge đầu tiên do Tehran sản xuất. Con tàu này được bàn giao cho Hải quân Iran ngày 19/2/2010, có lượng giãn nước 1.420 tấn, dài 94 m, biên chế thủy thủ đoàn 140 người và tốc độ tối đa 30 hải lý/h.
Từ hình ảnh được công bố có thể thấy, tàu lớp Moudge chính là phiên bản nội địa hóa của tàu khu trục hạng nhẹ Vosper Mark 5 do Anh chế tạo và bán cho Iran từ những năm 1960.
Theo giải thích từ phía quân đội Iran, Konarak bị đánh chìm do tàu này không kịp rời khỏi vùng nguy hiểm và tên lửa bắn sớm so với dự kiến. Điều đáng chú ý là tàu Konarak bị đánh chìm bằng tên lửa chống hạm Noor, đây là sản phẩm được Iran phát triển dựa trên công nghệ tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc.
Tên lửa chống hạm C-802 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa chống hạm YJ-83 nội địa Trung Quốc. Đây là loại tên lửa chống hạm hạng nhẹ thế hệ thứ hai của Trung Quốc, được cải tiến từ tên lửa C-801 được gọi là "Cá bay Trung Quốc".
Iran đã mua một số lượng lớn tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc vào giữa những năm 1990 để thay thế những tên lửa chống hạm C-201 lạc hậu.
Từ nguyên mẫu công nghệ của tên lửa C-802, các kỹ sư Iran đã cải tiến và tự chế tạo tên lửa chống hạm Noor, đây là loại tên lửa quan trọng để Iran có thể kiểm soát Eo biển Hormuz trước sự "hung hăng của Mỹ".