Chỉ tính riêng trong 81 ngày đêm ngắn ngủi giao tranh xảy ra ở Quảng Trị, báo chí nước ngoài đã thống kê, Thành cổ Quảng Trị đã hứng chịu 328.000 tấn bom đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirosima và Nagasaki hổi Chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Vntrip.vnTrong trận chiến này, pháo binh của ta cũng chứng tỏ được uy lực và sức mạnh của mình khi sẵn sàng đáp trả và thậm chí còn áp đảo, buộc pháo binh địch phải "câm họng" sau nhiều màn đôi công theo kiểu chiến tranh quy ước cực kỳ ác liệt. Nguồn ảnh: SQPB.Là trận chiến ác liệt nhất trong Chiến dịch Xuân Hè 1972 và cũng là trận chiến ác liệt nhất Chiến tranh Việt Nam, trận Thành cổ Quảng trị đã thay đổi hoàn toàn thế cờ không những trên mặt trận quân sự mà còn trên cả bàn đám phán ở hội đàm Paris. Nguồn ảnh: SGGP.Trước kháng cự quyết liệt của ta, kế hoạch chiếm lại Thành cổ Quảng Trị của quân đội Mỹ - ngụy Sài Gòn đã kéo dài tới 3 tháng... so với mốc thời 2 tuần mà chúng đặt ra. Nguồn ảnh: Pinterest.Tham gia chiến dịch này, các đơn vị của Quân Giải phóng chỉ có khoảng 20.000 quân, trong khi đó địch có xấp xỉ 30.000 lính thiện chiến bậc nhất của quân đội ngụy Sài Gòn lúc bấy giờ, kèm theo đó là hỏa lực được Không quân và Hải quân Mỹ yểm trợ. Nguồn ảnh: QPVN.Mặc dù vậy, kết thúc chiến cuộc, chỉ tính riêng các sư đoàn thủy quân lục chiến thiện chiến bậc nhất của Sài Gòn đã chịu thương vong khoảng 5600 lính, bao gồm 3600 lính tử trận và khoảng 2000 lính bị thương. Nguồn ảnh: Tube.Phía Mỹ chỉ sử dụng các cố vấn và các phi công tham chiến trận này nhưng cũng thiệt mạng khoảng 20 người, kèm theo đó là 9 máy bay, 25 xe tăng - xe bọc thép và nhiều ô-tô vận tải các loại. Nguồn ảnh: QDND.Tại Quảng Trị, lực lượng Phòng không Không quân của ta cũng đã lần đầu tiên bắn rơi được Pháo đài bay B-52 của địch, đúc rút được những kinh nghiệm cực kỳ quý báu dành cho "trận đánh cuối cùng" với Không quân Mỹ trên bầu trời Hà Nội vào cuối năm đó. Nguồn ảnh: Tienphong.Trận Quảng Trị cũng đánh dấu việc ta xóa sổ được căn cứ Caroll của địch chỉ bằng hỏa lực. Cụ thể, sau 3 ngày 3 đêm hứng chịu hỏa lực pháo binh ta, kèm theo đó là các căn cứ Động Toàn, Đầu Mấu và Ba Hồ xung quanh thất thủ, toàn bộ sĩ quan và binh lính ngụy Sài Gòn trong căn cứ Caroll - căn cứ mạnh nhất của địch ở Miền Nam Việt Nam đã ra đầu hàng vô điều kiện. Nguồn ảnh: Tienphong.Hình ảnh lịch sử của hơn 1500 binh lính và sĩ quan cấp cao của quân đội Sài Gòn tại căn cứ Caroll ra hàng quân giải phóng. Người sĩ quan chỉ huy tại căn cứ Caroll là Trung tá Phạm Văn Đính sau này được giữ nguyên cấp bậc, trở thành sĩ quan của ta và chuyển sang làm giảng viên trường Sĩ quan pháo binh. Nguồn ảnh: SGGP.Kết quả của trận chiến này đã tạo lợi thế cực kỳ lớn cho phái đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên bàn đàm phán tại Paris. Nguồn ảnh: Flickr.Chính vì vậy, đây không những được coi là trận chiến ác liệt nhất của Chiến tranh Việt Nam mà còn được coi là trận chiến có tính chiến lược bậc nhất của toàn cuộc chiến, góp mặt trong số những trận đánh làm thay đổi cục diện của Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Trận đánh ác liệt nhất lịch sử chiến tranh Việt Nam. Nguồn: QPVN.
Chỉ tính riêng trong 81 ngày đêm ngắn ngủi giao tranh xảy ra ở Quảng Trị, báo chí nước ngoài đã thống kê, Thành cổ Quảng Trị đã hứng chịu 328.000 tấn bom đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirosima và Nagasaki hổi Chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Vntrip.vn
Trong trận chiến này, pháo binh của ta cũng chứng tỏ được uy lực và sức mạnh của mình khi sẵn sàng đáp trả và thậm chí còn áp đảo, buộc pháo binh địch phải "câm họng" sau nhiều màn đôi công theo kiểu chiến tranh quy ước cực kỳ ác liệt. Nguồn ảnh: SQPB.
Là trận chiến ác liệt nhất trong Chiến dịch Xuân Hè 1972 và cũng là trận chiến ác liệt nhất Chiến tranh Việt Nam, trận Thành cổ Quảng trị đã thay đổi hoàn toàn thế cờ không những trên mặt trận quân sự mà còn trên cả bàn đám phán ở hội đàm Paris. Nguồn ảnh: SGGP.
Trước kháng cự quyết liệt của ta, kế hoạch chiếm lại Thành cổ Quảng Trị của quân đội Mỹ - ngụy Sài Gòn đã kéo dài tới 3 tháng... so với mốc thời 2 tuần mà chúng đặt ra. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tham gia chiến dịch này, các đơn vị của Quân Giải phóng chỉ có khoảng 20.000 quân, trong khi đó địch có xấp xỉ 30.000 lính thiện chiến bậc nhất của quân đội ngụy Sài Gòn lúc bấy giờ, kèm theo đó là hỏa lực được Không quân và Hải quân Mỹ yểm trợ. Nguồn ảnh: QPVN.
Mặc dù vậy, kết thúc chiến cuộc, chỉ tính riêng các sư đoàn thủy quân lục chiến thiện chiến bậc nhất của Sài Gòn đã chịu thương vong khoảng 5600 lính, bao gồm 3600 lính tử trận và khoảng 2000 lính bị thương. Nguồn ảnh: Tube.
Phía Mỹ chỉ sử dụng các cố vấn và các phi công tham chiến trận này nhưng cũng thiệt mạng khoảng 20 người, kèm theo đó là 9 máy bay, 25 xe tăng - xe bọc thép và nhiều ô-tô vận tải các loại. Nguồn ảnh: QDND.
Tại Quảng Trị, lực lượng Phòng không Không quân của ta cũng đã lần đầu tiên bắn rơi được Pháo đài bay B-52 của địch, đúc rút được những kinh nghiệm cực kỳ quý báu dành cho "trận đánh cuối cùng" với Không quân Mỹ trên bầu trời Hà Nội vào cuối năm đó. Nguồn ảnh: Tienphong.
Trận Quảng Trị cũng đánh dấu việc ta xóa sổ được căn cứ Caroll của địch chỉ bằng hỏa lực. Cụ thể, sau 3 ngày 3 đêm hứng chịu hỏa lực pháo binh ta, kèm theo đó là các căn cứ Động Toàn, Đầu Mấu và Ba Hồ xung quanh thất thủ, toàn bộ sĩ quan và binh lính ngụy Sài Gòn trong căn cứ Caroll - căn cứ mạnh nhất của địch ở Miền Nam Việt Nam đã ra đầu hàng vô điều kiện. Nguồn ảnh: Tienphong.
Hình ảnh lịch sử của hơn 1500 binh lính và sĩ quan cấp cao của quân đội Sài Gòn tại căn cứ Caroll ra hàng quân giải phóng. Người sĩ quan chỉ huy tại căn cứ Caroll là Trung tá Phạm Văn Đính sau này được giữ nguyên cấp bậc, trở thành sĩ quan của ta và chuyển sang làm giảng viên trường Sĩ quan pháo binh. Nguồn ảnh: SGGP.
Kết quả của trận chiến này đã tạo lợi thế cực kỳ lớn cho phái đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên bàn đàm phán tại Paris. Nguồn ảnh: Flickr.
Chính vì vậy, đây không những được coi là trận chiến ác liệt nhất của Chiến tranh Việt Nam mà còn được coi là trận chiến có tính chiến lược bậc nhất của toàn cuộc chiến, góp mặt trong số những trận đánh làm thay đổi cục diện của Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Trận đánh ác liệt nhất lịch sử chiến tranh Việt Nam. Nguồn: QPVN.