Tại nhà máy hàng không Kazan được đặt theo tên S. P. Gorbunov (một chi nhánh của công ty cổ phần Tupolev) đã bắt đầu công việc sản xuất một lô máy bay ném bom chiến lược siêu âm mang tên lửa hành trình tầm xa Tu-160 thế hệ mới.Thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Nga - Đại tướng Sergei Shoigu cho biết trong bài phát biểu tại buổi hội thảo tổ chức hôm thứ ba ngày 7/4.Ông Shoigu cho biết công việc đang được tiến hành tại nhà máy hàng không Kazan để khôi phục việc sản xuất những chiếc oanh tạc cơ tên lửa chiến lược Tu-160 mới, và dây chuyền lắp ráp đã được khởi động.Trước đó đã có báo cáo rằng máy bay của tổ hợp mới sản xuất và máy bay ném bom chiến lược được hiện đại hóa sâu Tu-160 của không quân Liên bang Nga cơ bản giống nhau.Tuy nhiên chúng đã nhận được những ký hiệu riêng biệt đó là Tu-160M cho phi cơ hiện đại hóa từ khung thân cũ, và Tu-160M2 cho những chiếc được chế tạo từ đầu.Cần nhớ lại rằng các chuyến bay thử nghiệm đối với nguyên mẫu đầu tiên của máy bay ném bom chiến lược được hiện đại hóa sâu Tu-160M đã diễn ra vào ngày 2/2/2020.Chiếc phi cơ Tu-160M trên đã cất cánh từ sân bay của nhà máy Hàng không Kazan và thực hiện 34 phút hoạt động trên không, duy trì bay ở độ cao 1.500m.Tổng cộng sẽ có 15 chiếc Tu-160 của lực lượng hàng không vũ trụ Nga được nâng cấp lên tiêu chuẩn Tu-160M trong tương lai và 10 chiếc Tu-160M2 sẽ được chế tạo mới trước năm 2027, chiếc đầu tiên bắt đầu giao hàng vào năm 2023.Trong khi đó, dự kiến chiếc oanh tạc cơ hiện đại hóa Tu-160M đầu tiên sẽ bắt đầu phục vụ từ năm 2021 sau khi nó đã hoàn thành mọi bài kiểm tra, đánh giá cần thiết.Ngoài động cơ và hệ thống điện tử hàng không thế hệ mới, oanh tạc cơ Tu-160M và Tu-160M2 sẽ nhận được vũ khí thế hệ mới, đáng chú ý nhất là các loại tên lửa tầm xa Kh-101, Kh-102 và dự kiến cả Kh-47M2 Kinzhal.Các máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160M2 và Tu-22M3M dự kiến sẽ sử dụng chung động cơ với nhau nhằm tạo thuận lợi cho công tác đảm bảo hậu cần và kỹ thuật.Bộ ba oanh tạc cơ chiến lược nâng cấp bao gồm Tu-160M/M2, Tu-22M3M và Tu-95MSM sẽ đóng vai trò xương sống của lực lượng răn đe hạt nhân không quân Nga trong lúc chờ đợi tổ hợp hàng không tương lai PAK DA (Poslanhik) hoàn thiện.Đây được xem là bước đi hợp lý của Nga trong bối cảnh nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn cũng như công việc chế tạo PAK DA còn đối mặt vô vàn thách thức.Việc Không quân Nga tăng cường năng lực của phi đội oanh tạc cơ chiến lược chắc chắn sẽ khiến các quốc gia phương Tây thuộc khối quân sự NATO phải đặc biệt đề phòng.Chưa cần tới chiếc PAK DA, phi đội đông đảo Tu-160M/M2, Tu-22M3M và Tu-95MSM vẫn tạo ra công cụ răn đe cực kỳ đáng sợ với bất kỳ đối thủ nào.
Tại nhà máy hàng không Kazan được đặt theo tên S. P. Gorbunov (một chi nhánh của công ty cổ phần Tupolev) đã bắt đầu công việc sản xuất một lô máy bay ném bom chiến lược siêu âm mang tên lửa hành trình tầm xa Tu-160 thế hệ mới.
Thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Nga - Đại tướng Sergei Shoigu cho biết trong bài phát biểu tại buổi hội thảo tổ chức hôm thứ ba ngày 7/4.
Ông Shoigu cho biết công việc đang được tiến hành tại nhà máy hàng không Kazan để khôi phục việc sản xuất những chiếc oanh tạc cơ tên lửa chiến lược Tu-160 mới, và dây chuyền lắp ráp đã được khởi động.
Trước đó đã có báo cáo rằng máy bay của tổ hợp mới sản xuất và máy bay ném bom chiến lược được hiện đại hóa sâu Tu-160 của không quân Liên bang Nga cơ bản giống nhau.
Tuy nhiên chúng đã nhận được những ký hiệu riêng biệt đó là Tu-160M cho phi cơ hiện đại hóa từ khung thân cũ, và Tu-160M2 cho những chiếc được chế tạo từ đầu.
Cần nhớ lại rằng các chuyến bay thử nghiệm đối với nguyên mẫu đầu tiên của máy bay ném bom chiến lược được hiện đại hóa sâu Tu-160M đã diễn ra vào ngày 2/2/2020.
Chiếc phi cơ Tu-160M trên đã cất cánh từ sân bay của nhà máy Hàng không Kazan và thực hiện 34 phút hoạt động trên không, duy trì bay ở độ cao 1.500m.
Tổng cộng sẽ có 15 chiếc Tu-160 của lực lượng hàng không vũ trụ Nga được nâng cấp lên tiêu chuẩn Tu-160M trong tương lai và 10 chiếc Tu-160M2 sẽ được chế tạo mới trước năm 2027, chiếc đầu tiên bắt đầu giao hàng vào năm 2023.
Trong khi đó, dự kiến chiếc oanh tạc cơ hiện đại hóa Tu-160M đầu tiên sẽ bắt đầu phục vụ từ năm 2021 sau khi nó đã hoàn thành mọi bài kiểm tra, đánh giá cần thiết.
Ngoài động cơ và hệ thống điện tử hàng không thế hệ mới, oanh tạc cơ Tu-160M và Tu-160M2 sẽ nhận được vũ khí thế hệ mới, đáng chú ý nhất là các loại tên lửa tầm xa Kh-101, Kh-102 và dự kiến cả Kh-47M2 Kinzhal.
Các máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160M2 và Tu-22M3M dự kiến sẽ sử dụng chung động cơ với nhau nhằm tạo thuận lợi cho công tác đảm bảo hậu cần và kỹ thuật.
Bộ ba oanh tạc cơ chiến lược nâng cấp bao gồm Tu-160M/M2, Tu-22M3M và Tu-95MSM sẽ đóng vai trò xương sống của lực lượng răn đe hạt nhân không quân Nga trong lúc chờ đợi tổ hợp hàng không tương lai PAK DA (Poslanhik) hoàn thiện.
Đây được xem là bước đi hợp lý của Nga trong bối cảnh nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn cũng như công việc chế tạo PAK DA còn đối mặt vô vàn thách thức.
Việc Không quân Nga tăng cường năng lực của phi đội oanh tạc cơ chiến lược chắc chắn sẽ khiến các quốc gia phương Tây thuộc khối quân sự NATO phải đặc biệt đề phòng.
Chưa cần tới chiếc PAK DA, phi đội đông đảo Tu-160M/M2, Tu-22M3M và Tu-95MSM vẫn tạo ra công cụ răn đe cực kỳ đáng sợ với bất kỳ đối thủ nào.