Sau nhiều lần đồn đoán, Lực lượng Không quân chiến thuật Nga lần đầu tiên sử dụng bom 3 tấn có điều khiển trong chiến đấu. Trang Topcor đưa tin, quân Ukraine ở mặt trận Kharkov đã bị Không quân Nga dùng bom FAB-3000 có mô-đun điều khiển và hiệu chỉnh tấn công.Vào hồi tháng 3 năm nay, khi đó ông Sergey Shoigu còn là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đã tới thăm và kiểm tra một doanh nghiệp quốc phòng ở vùng Nizhny Novgorod, nơi hàng chục quả bom tấn FAB-3000 đang được sản xuất trên dây chuyền.Đánh giá qua đoạn video cho thấy, các kỹ sư Nga đã thành công trong việc tạo ra mô-đun điều khiển và hiệu chỉnh (UMPK), của loại bom tấn hạng nặng này. Điều bất ngờ là loại cường kích bom Su-24, đã được sử dụng để thả loại bom tấn này.Blogger hàng không Fighterbomber đưa tin, một ngôi nhà bốn tầng ở làng Liptsy, hướng mặt trận Kharkov đã được chọn làm mục tiêu đầu tiên. Tòa nhà được Quân đội Ukraine sử dụng làm điểm triển khai tạm thời, có thể thấy từ đoạn phim, vẫn chưa có một đòn tấn công trực tiếp nào vào đây.Bom FAB-3000 là loại bom phá hạng nặng nhất, được sử dụng trên chiến trường hiện nay; bán kính hủy diệt của bom là 230 mét, bán kính sát thương của mảnh bom là hơn 1,2 km. Khi được trang bị mô-đun UMPK, độ lệch từ 10 đến 20 mét so với mục tiêu.Như vậy Lực lượng Không quân chiến thuật Nga đã nhận loại vũ khí mới, có sức công phá và mức chính xác cao, để phá hủy các mục tiêu kiên cố như cầu cống, nhà cao tầng và các mục tiêu quan trọng khác của Ukraine.Đồng thời, bom FAB-3000 là vũ khí chính xác giá rẻ, mô-đun UMPC rẻ hơn nhiều so với tên lửa có đạn đạo chiến thuật có độ chính xác cao như Iskander và nguồn cung cấp những quả bom hạng này rất dồi dào, do công nghệ sản xuất không quá phức tạp. Việc các kỹ sư và ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã chế tạo mô-đun UMPC cho quả bom 3.000 kg trong thời gian ngắn, điều này chứng tỏ yêu cầu của chiến trường Ukraine đang rất cần những quả bom có sức công phá lớn; do vậy các kỹ sư Nga phải đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ngay vào sử dụng.Bom lượn có điều khiển, như cách gọi của chúng ở chiến trường Ukraine, xuất hiện trong biên chế Lực lượng Không quân chiến thuật Nga từ rất muộn (tháng 3/2023), nhưng đã nhanh chóng trở thành vũ khí quan trọng, khiến cán cân nghiêng về phía Quân đội Nga.Các loại bom thông thường có trọng lượng 250 kg, 500 kg, 1.500 kg và giờ đây là 3.000 kg, được cất giữ trong kho của Bộ Quốc phòng Nga, đều đã được trang bị mô-đun điều chỉnh (UMPK), nên có khả năng bay xa và chính xác tới mục tiêu. Ưu điểm lớn nhất của những loại bom có gắn mô-đun UMPK chính là an toàn cho máy bay thả bom, khi chúng không cần bay vào khu vực sát thương của hệ thống phòng không dã chiến của Ukraine (chủ yếu là tầm trung và tầm thấp) để cắt bom và có mức chính xác rất cao.Ưu điểm nữa của những quả bom lượn có điều khiển là chúng có giá thành rất rẻ, do được cải tiến từ bom thường. Công nghệ chế tạo mô-đun UMPK hiện Nga đã làm chủ hoàn toàn, làm nguồn cung dồi dào, nên Không quân Nga tích cực sử dụng loại bom này trên chiến trường, với hàng trăm quả bom được thả xuống mục tiêu của Ukraine mỗi tháng. Những quả bom lượn có điều khiển của Nga được thả đi từ máy bay tiêm kích bom Su-34, hoặc từ máy bay cường kích bom Su-24 đã lạc hậu. Sắp tới, Lực lượng Không quân chiến thuật Nga sẽ đưa vào sử dụng các loại bom lượn có động cơ như D-30SN, tầm bay tới 100 km, được coi như tên lửa hành trình giá rẻ.Việc sử dụng rộng rãi các loại đạn bom lượn có độ chính xác cao, giúp cho Quân đội thực hiện các hành động tấn công trên bộ hiệu quả hơn. Nhưng ngày đó chắc kéo dài không lâu, khi Ukraine đang tích cực tổ chức các biện pháp đối phó.Quân đội Ukraine với sự giúp sức của các “đối tác phương Tây", có ý định tăng số lượng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, cũng như chuyển cho Kiev máy bay chiến đấu F-16 và Mirage cùng với hai máy bay AWACS do Thụy Điển sản xuất, để đánh chặn các máy bay sử dụng bom lượn của Nga.Đồng thời, việc hạn chế tấn công bằng vũ khí phương Tây vào lãnh thổ của Nga đã được dỡ bỏ, nên giờ đây, tên lửa và bom máy bay có nguồn gốc phương Tây, do Ukraine sử dụng, không chỉ sẽ bay vào các vị trí của Quân đội Nga ở phía trước, mà còn ở các mục tiêu ở trong lãnh thổ Liên bang Nga, khiến các sân bay dã chiến của Quân đội Nga, phải bố trí sâu trong nội địa tới 300km. (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, CNN).
Sau nhiều lần đồn đoán, Lực lượng Không quân chiến thuật Nga lần đầu tiên sử dụng bom 3 tấn có điều khiển trong chiến đấu. Trang Topcor đưa tin, quân Ukraine ở mặt trận Kharkov đã bị Không quân Nga dùng bom FAB-3000 có mô-đun điều khiển và hiệu chỉnh tấn công.
Vào hồi tháng 3 năm nay, khi đó ông Sergey Shoigu còn là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đã tới thăm và kiểm tra một doanh nghiệp quốc phòng ở vùng Nizhny Novgorod, nơi hàng chục quả bom tấn FAB-3000 đang được sản xuất trên dây chuyền.
Đánh giá qua đoạn video cho thấy, các kỹ sư Nga đã thành công trong việc tạo ra mô-đun điều khiển và hiệu chỉnh (UMPK), của loại bom tấn hạng nặng này. Điều bất ngờ là loại cường kích bom Su-24, đã được sử dụng để thả loại bom tấn này.
Blogger hàng không Fighterbomber đưa tin, một ngôi nhà bốn tầng ở làng Liptsy, hướng mặt trận Kharkov đã được chọn làm mục tiêu đầu tiên. Tòa nhà được Quân đội Ukraine sử dụng làm điểm triển khai tạm thời, có thể thấy từ đoạn phim, vẫn chưa có một đòn tấn công trực tiếp nào vào đây.
Bom FAB-3000 là loại bom phá hạng nặng nhất, được sử dụng trên chiến trường hiện nay; bán kính hủy diệt của bom là 230 mét, bán kính sát thương của mảnh bom là hơn 1,2 km. Khi được trang bị mô-đun UMPK, độ lệch từ 10 đến 20 mét so với mục tiêu.
Như vậy Lực lượng Không quân chiến thuật Nga đã nhận loại vũ khí mới, có sức công phá và mức chính xác cao, để phá hủy các mục tiêu kiên cố như cầu cống, nhà cao tầng và các mục tiêu quan trọng khác của Ukraine.
Đồng thời, bom FAB-3000 là vũ khí chính xác giá rẻ, mô-đun UMPC rẻ hơn nhiều so với tên lửa có đạn đạo chiến thuật có độ chính xác cao như Iskander và nguồn cung cấp những quả bom hạng này rất dồi dào, do công nghệ sản xuất không quá phức tạp.
Việc các kỹ sư và ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã chế tạo mô-đun UMPC cho quả bom 3.000 kg trong thời gian ngắn, điều này chứng tỏ yêu cầu của chiến trường Ukraine đang rất cần những quả bom có sức công phá lớn; do vậy các kỹ sư Nga phải đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ngay vào sử dụng.
Bom lượn có điều khiển, như cách gọi của chúng ở chiến trường Ukraine, xuất hiện trong biên chế Lực lượng Không quân chiến thuật Nga từ rất muộn (tháng 3/2023), nhưng đã nhanh chóng trở thành vũ khí quan trọng, khiến cán cân nghiêng về phía Quân đội Nga.
Các loại bom thông thường có trọng lượng 250 kg, 500 kg, 1.500 kg và giờ đây là 3.000 kg, được cất giữ trong kho của Bộ Quốc phòng Nga, đều đã được trang bị mô-đun điều chỉnh (UMPK), nên có khả năng bay xa và chính xác tới mục tiêu.
Ưu điểm lớn nhất của những loại bom có gắn mô-đun UMPK chính là an toàn cho máy bay thả bom, khi chúng không cần bay vào khu vực sát thương của hệ thống phòng không dã chiến của Ukraine (chủ yếu là tầm trung và tầm thấp) để cắt bom và có mức chính xác rất cao.
Ưu điểm nữa của những quả bom lượn có điều khiển là chúng có giá thành rất rẻ, do được cải tiến từ bom thường. Công nghệ chế tạo mô-đun UMPK hiện Nga đã làm chủ hoàn toàn, làm nguồn cung dồi dào, nên Không quân Nga tích cực sử dụng loại bom này trên chiến trường, với hàng trăm quả bom được thả xuống mục tiêu của Ukraine mỗi tháng.
Những quả bom lượn có điều khiển của Nga được thả đi từ máy bay tiêm kích bom Su-34, hoặc từ máy bay cường kích bom Su-24 đã lạc hậu. Sắp tới, Lực lượng Không quân chiến thuật Nga sẽ đưa vào sử dụng các loại bom lượn có động cơ như D-30SN, tầm bay tới 100 km, được coi như tên lửa hành trình giá rẻ.
Việc sử dụng rộng rãi các loại đạn bom lượn có độ chính xác cao, giúp cho Quân đội thực hiện các hành động tấn công trên bộ hiệu quả hơn. Nhưng ngày đó chắc kéo dài không lâu, khi Ukraine đang tích cực tổ chức các biện pháp đối phó.
Quân đội Ukraine với sự giúp sức của các “đối tác phương Tây", có ý định tăng số lượng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, cũng như chuyển cho Kiev máy bay chiến đấu F-16 và Mirage cùng với hai máy bay AWACS do Thụy Điển sản xuất, để đánh chặn các máy bay sử dụng bom lượn của Nga.
Đồng thời, việc hạn chế tấn công bằng vũ khí phương Tây vào lãnh thổ của Nga đã được dỡ bỏ, nên giờ đây, tên lửa và bom máy bay có nguồn gốc phương Tây, do Ukraine sử dụng, không chỉ sẽ bay vào các vị trí của Quân đội Nga ở phía trước, mà còn ở các mục tiêu ở trong lãnh thổ Liên bang Nga, khiến các sân bay dã chiến của Quân đội Nga, phải bố trí sâu trong nội địa tới 300km. (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, CNN).