Trước khi chiến đấu cơ F-15 được đưa vào sản xuất hàng loạt, không quân Mỹ đã nhận thấy khả năng vượt trội của loại tiêm kích này trên lý thuyết và muốn chứng tỏ điều này cho cả thế giới. Nguồn ảnh: BI.Để làm được điều đó, một chiếc tiêm kích F-15 đã được sản xuất với tiêu chuẩn đặc biệt, lược bỏ hết mọi chi tiết thừa thãi không cần thiết, lược bỏ các giá treo vũ khí, thậm chí lược bỏ cả màu sơn nguỵ trang theo tiêu chuẩn của Không quân Mỹ thời bấy giờ. Nguồn ảnh: BI.Mục tiêu quan trọng nhất của chiếc F-15 "tiền sản xuất" này đó là nó sẽ được sử dụng vào việc phá kỷ lục thế giới - những kỷ lục hàng không do các loại tiêm kích hiện đại trước đó của Liên Xô nắm giữ. Nguồn ảnh: BI.Một trong những kỷ lục thế giới mà người Mỹ muốn đạp đổ nhất đó là kỷ lục về tốc độ leo cao - một trong những yếu tố được coi là thế mạnh của F-15 và cũng là một trong những tham số cực kỳ quan trọng với bất cứ loại tiêm kích nào. Nguồn ảnh: BI.Chỉ trong vòng hai tuần cuối cùng của tháng 2/1975, Không quân Mỹ cùng chiếc máy bay F-15 bản cải biên của mình đã phá tám kỷ lục về tốc độ leo cao. Các kỷ lục này khi đó đang bị loại tiêm kích F-4 Phantom cùng với MiG-25 nắm giữ. Nguồn ảnh: BI.Kỷ lục đầu tiên bị phá bỏ bởi chiếc F-15 là vào ngày 16/1/1975 khi thời tiết đang lạnh chạm ngưỡng 0 độ. Phi công bay thử nghiệm đã phóng chiếc tiêm kích ngược lên trời, tăng độ cao của máy bay lên 3000 mét chỉ trong 27,57 giây và phải chịu lực trọng trường lên tới 5G. Nguồn ảnh: BI.Cùng trong buổi chiều ngày hôm đó, chiếc F-15 lần lượt phá các kỷ lục về thời gian đạt độ cao ở 6000 mét, 9000 mét và 12.000 mét. Ở độ cao 15.000 mét, chiếc F-15 chỉ tốn đúng 37,5 giây để vượt lên trong khi kỷ lục trước đó là 77,05 giây. Nguồn ảnh: BI.Hai tuần sau đó, đến lượt các kỷ lục của MiG-25 bị phá bỏ khi chiếc F-15 đạt tốc độ leo cao nhanh tới chóng mặt ở độ cao 20.000 mét, 25.000 mét và 30.000 mét. Với độ cao 30.000 mét - chiếc F-15 chỉ tốn 3,5 phút để đạt độ cao này và thậm chí phi công sau đó còn tiếp tục cho máy bay vươn lên độ cao 33.000 mét trước khi bắt đầu hạ độ cao. Nguồn ảnh: BI.Cho tới ngày hôm nay, F-15 vẫn nắm giữ một loạt các kỷ lục thế giới về tốc độ leo cao của mình, còn chiếc F-15 phiên bản lược bỏ bớt tính năng được sử dụng để phá kỷ lục thế giới hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Không quốc gia thuộc Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-15 trình diễn tại triển lãm hàng không quốc tế.
Trước khi chiến đấu cơ F-15 được đưa vào sản xuất hàng loạt, không quân Mỹ đã nhận thấy khả năng vượt trội của loại tiêm kích này trên lý thuyết và muốn chứng tỏ điều này cho cả thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Để làm được điều đó, một chiếc tiêm kích F-15 đã được sản xuất với tiêu chuẩn đặc biệt, lược bỏ hết mọi chi tiết thừa thãi không cần thiết, lược bỏ các giá treo vũ khí, thậm chí lược bỏ cả màu sơn nguỵ trang theo tiêu chuẩn của Không quân Mỹ thời bấy giờ. Nguồn ảnh: BI.
Mục tiêu quan trọng nhất của chiếc F-15 "tiền sản xuất" này đó là nó sẽ được sử dụng vào việc phá kỷ lục thế giới - những kỷ lục hàng không do các loại tiêm kích hiện đại trước đó của Liên Xô nắm giữ. Nguồn ảnh: BI.
Một trong những kỷ lục thế giới mà người Mỹ muốn đạp đổ nhất đó là kỷ lục về tốc độ leo cao - một trong những yếu tố được coi là thế mạnh của F-15 và cũng là một trong những tham số cực kỳ quan trọng với bất cứ loại tiêm kích nào. Nguồn ảnh: BI.
Chỉ trong vòng hai tuần cuối cùng của tháng 2/1975, Không quân Mỹ cùng chiếc máy bay F-15 bản cải biên của mình đã phá tám kỷ lục về tốc độ leo cao. Các kỷ lục này khi đó đang bị loại tiêm kích F-4 Phantom cùng với MiG-25 nắm giữ. Nguồn ảnh: BI.
Kỷ lục đầu tiên bị phá bỏ bởi chiếc F-15 là vào ngày 16/1/1975 khi thời tiết đang lạnh chạm ngưỡng 0 độ. Phi công bay thử nghiệm đã phóng chiếc tiêm kích ngược lên trời, tăng độ cao của máy bay lên 3000 mét chỉ trong 27,57 giây và phải chịu lực trọng trường lên tới 5G. Nguồn ảnh: BI.
Cùng trong buổi chiều ngày hôm đó, chiếc F-15 lần lượt phá các kỷ lục về thời gian đạt độ cao ở 6000 mét, 9000 mét và 12.000 mét. Ở độ cao 15.000 mét, chiếc F-15 chỉ tốn đúng 37,5 giây để vượt lên trong khi kỷ lục trước đó là 77,05 giây. Nguồn ảnh: BI.
Hai tuần sau đó, đến lượt các kỷ lục của MiG-25 bị phá bỏ khi chiếc F-15 đạt tốc độ leo cao nhanh tới chóng mặt ở độ cao 20.000 mét, 25.000 mét và 30.000 mét. Với độ cao 30.000 mét - chiếc F-15 chỉ tốn 3,5 phút để đạt độ cao này và thậm chí phi công sau đó còn tiếp tục cho máy bay vươn lên độ cao 33.000 mét trước khi bắt đầu hạ độ cao. Nguồn ảnh: BI.
Cho tới ngày hôm nay, F-15 vẫn nắm giữ một loạt các kỷ lục thế giới về tốc độ leo cao của mình, còn chiếc F-15 phiên bản lược bỏ bớt tính năng được sử dụng để phá kỷ lục thế giới hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Không quốc gia thuộc Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-15 trình diễn tại triển lãm hàng không quốc tế.