Tờ Sohu của Trung Quốc vừa có bài phân tích, khẳng định trong vòng 15 năm tới, Không quân Ấn Độ sẽ khó có thể so bì được với lực lượng của Bắc Kinh, đơn giản là do New Delhi không thể sở hữu các chiến đấu cơ thế hệ năm.Theo truyền thông quốc tế, Ấn Độ đã từng để tâm tới hai loại tiêm kích thế hệ năm do Mỹ và Nga sản xuất, bao gồm tiêm kích F-35 và tiêm kích Su-57.Tờ Sohu nhận định, gần như chắc chắn không có khả năng, Mỹ bán tiêm kích F-35 cho phía Ấn Độ, bất chấp việc New Delhi vốn được coi là khách hàng mạnh tay, sẵn sàng chi tiêu mạnh cho quốc phòng.Đơn giản là vì Ấn Độ đã sở hữu tổ hợp phòng không S-400 mua từ Nga. Việc Mỹ chuyển giao tiêm kích thế hệ năm F-35 cho phía Ấn Độ, sẽ làm chiến đấu cơ này lộ điểm yếu trước các tổ hợp S-400 của Nga.Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã từng rơi vào tình cảnh tương tự khi mua tên lửa phòng không S-400 từ phía Nga, kết quả là Ankara, dù có đóng góp lớn vào chương trình F-35, cũng vẫn bị loại khỏi danh sách khách hàng của loại tiêm kích này.Trong trường hợp của Ấn Độ, quốc gia này dù được Mỹ cho vào danh sách ưu tiên, nghĩa là được mua cả vũ khí Mỹ và Nga mà không sợ bị trừng phạt; tuy nhiên việc sở hữu F-35 với Ấn Độ mà nói, là điều hoàn toàn không tưởng.Với chiến đấu cơ Su-57, tờ Sohu của Trung Quốc nhận định, loại tiêm kích này về cơ bản vẫn chưa được Nga sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, tiềm năng xuất khẩu là có, tuy nhiên thời gian cần để hoàn thiện là rất lâu.Bản thân Ấn Độ trước kia cũng đã từng rút lui khỏi chương trình nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ 5 Sukhoi Su-57 của Nga. Điều này khiến Moscow rơi vào tình cảnh khó khăn vì thiếu kinh phí hoàn thiện chương trình.Việc Ấn Độ đi theo chương trình nghiên cứu Su-57 của Nga từ lâu, mà vẫn quyết định rút lui, cho thấy nhiều khả năng. Một trong số đó, rất có thể là do New Delhi đã nhận ra một vài vấn đề, với loại tiêm kích tàng hình hiện đại này.Trong thời gian gần đây, Nga cũng đang tích cực quảng cáo phiên bản Su-57E dành riêng cho xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên Ấn Độ sẽ khó có thể chấp nhận được phiên bản xuất khẩu rút gọn này. Đó là chưa kể tới việc, Su-57E tới nay vẫn chưa thành hình.Hiện tại, trong biên chế của Không quân Ấn Độ, chủ lực vẫn là các chiến đấu cơ Sukhoi Su-30 phiên bản Su-30MKI do Nga sản xuất, với số lượng 272 chiếc.Lực lượng này đang trong quá trình cải tiến, nâng cấp mạnh, bằng việc đặt mua 36 tiêm kích Rafale từ Pháp. Mỗi chiếc Rafale, được Ấn Độ mua về với giá lên tới 200 triệu USD.Đáng ngạc nhiên là Không quân Ấn Độ vẫn đang sở hữu tiêm kích MiG-21 trong biên chế. Cụ thể, lực lượng này vẫn còn 108 chiếc MiG-21 Bison, với biệt danh là "quan tài bay".Cho tới thời điểm hiện tại, việc còn sở hữu hàng trăm tiêm kích MiG-21 trong biên chế, cho thấy hành trình nâng cấp và hiện đại hóa lực lượng của Không quân Ấn Độ, vẫn còn rất xa vời. Nguồn ảnh: Flickr. Chiến đấu cơ MiG-21 một thời còn tung hoành trên bầu trời khắp thế giới, nay đã được cho về hưu ở hầu hết các quốc gia. Nguồn: Edostuff.
Tờ Sohu của Trung Quốc vừa có bài phân tích, khẳng định trong vòng 15 năm tới, Không quân Ấn Độ sẽ khó có thể so bì được với lực lượng của Bắc Kinh, đơn giản là do New Delhi không thể sở hữu các chiến đấu cơ thế hệ năm.
Theo truyền thông quốc tế, Ấn Độ đã từng để tâm tới hai loại tiêm kích thế hệ năm do Mỹ và Nga sản xuất, bao gồm tiêm kích F-35 và tiêm kích Su-57.
Tờ Sohu nhận định, gần như chắc chắn không có khả năng, Mỹ bán tiêm kích F-35 cho phía Ấn Độ, bất chấp việc New Delhi vốn được coi là khách hàng mạnh tay, sẵn sàng chi tiêu mạnh cho quốc phòng.
Đơn giản là vì Ấn Độ đã sở hữu tổ hợp phòng không S-400 mua từ Nga. Việc Mỹ chuyển giao tiêm kích thế hệ năm F-35 cho phía Ấn Độ, sẽ làm chiến đấu cơ này lộ điểm yếu trước các tổ hợp S-400 của Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã từng rơi vào tình cảnh tương tự khi mua tên lửa phòng không S-400 từ phía Nga, kết quả là Ankara, dù có đóng góp lớn vào chương trình F-35, cũng vẫn bị loại khỏi danh sách khách hàng của loại tiêm kích này.
Trong trường hợp của Ấn Độ, quốc gia này dù được Mỹ cho vào danh sách ưu tiên, nghĩa là được mua cả vũ khí Mỹ và Nga mà không sợ bị trừng phạt; tuy nhiên việc sở hữu F-35 với Ấn Độ mà nói, là điều hoàn toàn không tưởng.
Với chiến đấu cơ Su-57, tờ Sohu của Trung Quốc nhận định, loại tiêm kích này về cơ bản vẫn chưa được Nga sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, tiềm năng xuất khẩu là có, tuy nhiên thời gian cần để hoàn thiện là rất lâu.
Bản thân Ấn Độ trước kia cũng đã từng rút lui khỏi chương trình nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ 5 Sukhoi Su-57 của Nga. Điều này khiến Moscow rơi vào tình cảnh khó khăn vì thiếu kinh phí hoàn thiện chương trình.
Việc Ấn Độ đi theo chương trình nghiên cứu Su-57 của Nga từ lâu, mà vẫn quyết định rút lui, cho thấy nhiều khả năng. Một trong số đó, rất có thể là do New Delhi đã nhận ra một vài vấn đề, với loại tiêm kích tàng hình hiện đại này.
Trong thời gian gần đây, Nga cũng đang tích cực quảng cáo phiên bản Su-57E dành riêng cho xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên Ấn Độ sẽ khó có thể chấp nhận được phiên bản xuất khẩu rút gọn này. Đó là chưa kể tới việc, Su-57E tới nay vẫn chưa thành hình.
Hiện tại, trong biên chế của Không quân Ấn Độ, chủ lực vẫn là các chiến đấu cơ Sukhoi Su-30 phiên bản Su-30MKI do Nga sản xuất, với số lượng 272 chiếc.
Lực lượng này đang trong quá trình cải tiến, nâng cấp mạnh, bằng việc đặt mua 36 tiêm kích Rafale từ Pháp. Mỗi chiếc Rafale, được Ấn Độ mua về với giá lên tới 200 triệu USD.
Đáng ngạc nhiên là Không quân Ấn Độ vẫn đang sở hữu tiêm kích MiG-21 trong biên chế. Cụ thể, lực lượng này vẫn còn 108 chiếc MiG-21 Bison, với biệt danh là "quan tài bay".
Cho tới thời điểm hiện tại, việc còn sở hữu hàng trăm tiêm kích MiG-21 trong biên chế, cho thấy hành trình nâng cấp và hiện đại hóa lực lượng của Không quân Ấn Độ, vẫn còn rất xa vời. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến đấu cơ MiG-21 một thời còn tung hoành trên bầu trời khắp thế giới, nay đã được cho về hưu ở hầu hết các quốc gia. Nguồn: Edostuff.