Tiêm kích F-35 Lightning II hiện là loại máy bay chiến đấu được mua nhiều nhất trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 9 quốc gia sở hữu loại chiến đấu cơ này; nhiều khách hàng đang "xếp hàng", để chờ đến lượt được mua. Chưa kể còn rất nhiều khách hàng tiềm năng, sẽ mua khi có cơ hội.Chiến đấu cơ F-35 được phát triển bởi tập đoàn hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed Martin có trụ sở tại Maryland; đây là loại máy bay chiến đấu tàng hình hạng trung, một chỗ ngồi, một động cơ, có thể hoạt động trong mọi thời tiết.F-35 là loại tiêm kích thế hệ năm tối tân, được thiết kế để thực hiện nhiều vai trò, bao gồm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và tấn công mục tiêu mặt đất.F-35 được thiết kế theo tiêu chuẩn 4S của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 đó là, khả năng siêu tàng hình; khả năng hành trình siêu âm; siêu cơ động và siêu nhận biết tình huống chiến trường.Mỹ là quốc gia đi đầu trong phát triển công nghệ tàng hình và một thời là độc quyền về công nghệ này. Công nghệ tàng hình tiên tiến của Mỹ gần như bất khả chiến bại, cho đến khi có thông tin cho rằng, hệ thống tên lửa đất đối không S-400 do Nga sản xuất có thể hạ gục nó.Tuy nhiên, thực tế phải đợi đến khi có cuộc chạm trán thực sự, giữa tiêm kích Mỹ và hệ thống phòng thủ tên lửa Nga, thì mới có thể biết được bên nào vượt trội hơn.Hiện nhà sản xuất Lockheed Martin đã nâng cấp phi cơ F-35 lên phiên bản Block 4; tuy nhiên điểm yếu của loại máy bay này, chính là ở khả năng, có thể bị tấn công mạng.Mặc dù F-35 tự hào có các tính năng kỹ thuật số công nghệ cao, bao gồm kết hợp các cảm biến, được hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI), chế độ quan sát chiến trường 360 độ, liên kết dữ liệu siêu việt... Bản thân F-35 được ví như một ''máy tính bay'' tiên tiến, nên rất có khả năng bị xâm nhập.Nguyên nhân chính là máy tính điều khiển trung tâm và các thiết bị điều khiển của F-35, đều có những phần mềm chuyên dụng; tất cả đều được nối mạng với trung tâm chỉ huy; vì vậy máy bay có thể bị "cướp quyền chỉ huy", bởi những kẻ tấn công trực tuyến không xác định.Thông thường trong một máy bay chiến đấu, các hệ thống điều khiển của nó, được trang bị các thiết bị bảo vệ, để ngăn ngừa rủi ro trong các nhiệm vụ đang diễn ra. Tuy nhiên, thực tế là luôn có những kẽ hở, có thể bị đối phương và tin tặc lợi dụng để phá hoại nhiệm vụ của nó.Tiêm kích F-35 tự hào có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, vũ khí trang bị ấn tượng; đồng thời, nó có thể được sử dụng trong chiến tranh điện tử và các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát.Rất có thể chiếc ''máy tính bay'' này, như thời gian khác giành cho F-35, có thể trở thành con mồi cho kẻ thù vô hình, chứ không phải tên lửa đang lao tới.Không giống các hệ thống phòng thủ tiên tiến, hoặc các quy trình phản công, để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công tên lửa nào; các cuộc tấn công mạng có thể gây hại cho máy bay chiến đấu, bằng cách làm lệch hướng bay vũ khí của phi công, hoặc phá hủy đường bay của máy bay chiến đấu.Các kỹ sư tại Lockheed Martin và các chuyên gia an ninh mạng của Lực lượng Không quân Mỹ, đã nhận thức được các mối đe dọa và đã và đang làm cố gắng để phát triển các hệ thống và nền tảng vũ khí an toàn chống, lại các cuộc tấn công mạng như vậy.Một ví dụ gần đây nhất đó là Viện nghiên cứu, phát triển các hệ thống bảo vệ vũ khí (CROWS) của Không quân Mỹ, có nhiệm vụ đưa ra những ý tưởng và chiến lược tốt nhất, để dự đoán các cuộc tấn công mạng tiềm tàng của kẻ thù, nhằm vào máy bay chiến đấu.Có khả năng CROWS đã và đang làm việc trên phương diện phòng thủ mạnh nhất của họ là F-35, để có thể chống lại các cuộc tấn công mạng, bảo vệ loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của họ. Nguồn ảnh: Forces. Tiêm kích F-35 hiện đại bậc nhất của Mỹ "đánh võng" qua Thung Lũng Chết - nơi mọi máy bay chiến đấu Mỹ thể hiện màn trình diễn mãn nhãn nhất, gần khán giả nhất.
Tiêm kích F-35 Lightning II hiện là loại máy bay chiến đấu được mua nhiều nhất trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 9 quốc gia sở hữu loại chiến đấu cơ này; nhiều khách hàng đang "xếp hàng", để chờ đến lượt được mua. Chưa kể còn rất nhiều khách hàng tiềm năng, sẽ mua khi có cơ hội.
Chiến đấu cơ F-35 được phát triển bởi tập đoàn hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed Martin có trụ sở tại Maryland; đây là loại máy bay chiến đấu tàng hình hạng trung, một chỗ ngồi, một động cơ, có thể hoạt động trong mọi thời tiết.
F-35 là loại tiêm kích thế hệ năm tối tân, được thiết kế để thực hiện nhiều vai trò, bao gồm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và tấn công mục tiêu mặt đất.
F-35 được thiết kế theo tiêu chuẩn 4S của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 đó là, khả năng siêu tàng hình; khả năng hành trình siêu âm; siêu cơ động và siêu nhận biết tình huống chiến trường.
Mỹ là quốc gia đi đầu trong phát triển công nghệ tàng hình và một thời là độc quyền về công nghệ này. Công nghệ tàng hình tiên tiến của Mỹ gần như bất khả chiến bại, cho đến khi có thông tin cho rằng, hệ thống tên lửa đất đối không S-400 do Nga sản xuất có thể hạ gục nó.
Tuy nhiên, thực tế phải đợi đến khi có cuộc chạm trán thực sự, giữa tiêm kích Mỹ và hệ thống phòng thủ tên lửa Nga, thì mới có thể biết được bên nào vượt trội hơn.
Hiện nhà sản xuất Lockheed Martin đã nâng cấp phi cơ F-35 lên phiên bản Block 4; tuy nhiên điểm yếu của loại máy bay này, chính là ở khả năng, có thể bị tấn công mạng.
Mặc dù F-35 tự hào có các tính năng kỹ thuật số công nghệ cao, bao gồm kết hợp các cảm biến, được hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI), chế độ quan sát chiến trường 360 độ, liên kết dữ liệu siêu việt... Bản thân F-35 được ví như một ''máy tính bay'' tiên tiến, nên rất có khả năng bị xâm nhập.
Nguyên nhân chính là máy tính điều khiển trung tâm và các thiết bị điều khiển của F-35, đều có những phần mềm chuyên dụng; tất cả đều được nối mạng với trung tâm chỉ huy; vì vậy máy bay có thể bị "cướp quyền chỉ huy", bởi những kẻ tấn công trực tuyến không xác định.
Thông thường trong một máy bay chiến đấu, các hệ thống điều khiển của nó, được trang bị các thiết bị bảo vệ, để ngăn ngừa rủi ro trong các nhiệm vụ đang diễn ra. Tuy nhiên, thực tế là luôn có những kẽ hở, có thể bị đối phương và tin tặc lợi dụng để phá hoại nhiệm vụ của nó.
Tiêm kích F-35 tự hào có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, vũ khí trang bị ấn tượng; đồng thời, nó có thể được sử dụng trong chiến tranh điện tử và các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát.
Rất có thể chiếc ''máy tính bay'' này, như thời gian khác giành cho F-35, có thể trở thành con mồi cho kẻ thù vô hình, chứ không phải tên lửa đang lao tới.
Không giống các hệ thống phòng thủ tiên tiến, hoặc các quy trình phản công, để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công tên lửa nào; các cuộc tấn công mạng có thể gây hại cho máy bay chiến đấu, bằng cách làm lệch hướng bay vũ khí của phi công, hoặc phá hủy đường bay của máy bay chiến đấu.
Các kỹ sư tại Lockheed Martin và các chuyên gia an ninh mạng của Lực lượng Không quân Mỹ, đã nhận thức được các mối đe dọa và đã và đang làm cố gắng để phát triển các hệ thống và nền tảng vũ khí an toàn chống, lại các cuộc tấn công mạng như vậy.
Một ví dụ gần đây nhất đó là Viện nghiên cứu, phát triển các hệ thống bảo vệ vũ khí (CROWS) của Không quân Mỹ, có nhiệm vụ đưa ra những ý tưởng và chiến lược tốt nhất, để dự đoán các cuộc tấn công mạng tiềm tàng của kẻ thù, nhằm vào máy bay chiến đấu.
Có khả năng CROWS đã và đang làm việc trên phương diện phòng thủ mạnh nhất của họ là F-35, để có thể chống lại các cuộc tấn công mạng, bảo vệ loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của họ. Nguồn ảnh: Forces.
Tiêm kích F-35 hiện đại bậc nhất của Mỹ "đánh võng" qua Thung Lũng Chết - nơi mọi máy bay chiến đấu Mỹ thể hiện màn trình diễn mãn nhãn nhất, gần khán giả nhất.