M1 Garand là mẫu súng trường tiêu chuẩn thành công nhất của Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó phục vụ cho đến tận năm 1957 trước khi bị thay thế bởi các dòng súng trường tấn công hiện đại. Và 5 bí mật dưới đây sẽ khiến độc giả ngạc nhiên về mẫu súng trường huyền thoại này.Dù là mẫu súng trường tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ từ năm 1936, nhưng ít ai biết rằng M1 Garand lại là mẫu súng trường bán tự động đầu tiên của Mỹ. Và với mỗi lần lên đạn, M1 cho phép người sử dụng bắn liên tục 8 phát thay vì lên đạn từng viên như M1903 Springfield - súng trường tiêu chuẩn trước đó của Mỹ.Với súng trường M1 Garand binh sĩ Mỹ hoàn toàn có lợi thế trên chiến trường khi họ phải đối đầu với quân Đức hay Nhật Bản chỉ được trang bị súng trường Karabiner 98k và Type 38 vốn có thiết kế lên đạn từng viên.Bên cạnh đó, với cơ chế nạp đạn nhanh cùng kẹp đạn 8 viên, M1 Garand là lựa chọn hoàn hảo cho mọi binh sĩ trên chiến trường, nó có tốc độ bắn từ 40-50 phát/phút với tầm bắn hiệu quả lên tới hơn 450m.Điều bất ngờ thứ hai là M1 Garand có tới hai biến thể sử dụng hai loại đạn khác nhau gồm: .276 Pedersen (7x51mm) và .30-06 Springfield (7.62×63mm) trong giai đoạn đầu phát triển của mình. Tuy nhiên do độ phổ biến của đạn .30-06 Springfield trong Quân đội Mỹ lúc đó nên nguyên mẫu M1 Garand với .30-06 Springfield đã được chọn mặc dù nguyên mẫu .276 Pedersen được đánh giá tốt hơn hẳn.Điều này cũng tác động đến cơ số đạn của M1 Garand khi với .276 Pedersen nó có thể mang theo kẹp đạn 10 viên nhưng .30-06 Springfield thì chỉ 8 viên do có kích thước lớn hơn.Với thành công của M1 Garand, người Mỹ tiếp tục phát triển một mẫu súng khác từ loại vũ khí này là M1 Carbine. Tuy nhiên M1 Carbine không phải là một biến thể thu gọn của M1 Garand và nó có thiết kế hoàn toàn khác.Giống như tên gọi của mình M1 Carbine là một súng mẫu tiểu liên tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ trong CTTG 2, nó sử dụng cỡ đạn .30 Carbine (7.62×33mm) trong khi đó tiểu liên Thompson lại sử dụng đạn .45 ACP (11.43×23mm) phổ biến hơn nhiều. M1 Carbine cũng có chế độ bắn bán tự động với tốc độ bắn lên tới 750 viên/phút và có tầm bắn hiệu quả chỉ 270m.Bên cạnh việc là mẫu súng trường bán tự động đầu tiên của Quân đội Mỹ, M1 Garand còn là mẫu súng đầu tiên được chính phủ Mỹ đặt hàng sản xuất hàng loạt với hơn 6 triệu khẩu được chế tạo trong giai đoạn từ 1936 cho đến khi kết thúc hoàn toàn vào năm 1980.Chỉ riêng số công ty chế tạo M1 Garand đã lên tới 8 công ty vào thời diểm đó với những cái tên khá nổi tiếng như Springfield Armory, Winchester, Harrington & Richardson, International Harvester và Beretta. Tuy nhiên nhà thầu chính của M1 Garand vẫn là Springfield Armory nơi nó được phát triển.Điều bất ngờ cuối cùng là M1 Garand chính là tiền thân của mẫu súng trường M14 vốn được xem là mẫu súng trường tấn công đầu tiên của Quân đội Mỹ ở một số khía cạnh nào đó. Nhìn vào trong ảnh ta có thể thấy được sự giống nhau của hai mẫu súng trường này.So với M1 Garand, M14 có tầm hiệu quả tốt hơn có thể lên tới 800m, ngoài ra nó cũng có chế độ bắn tự động cùng hộp tiếp đạn 20 viên. Dù vậy M14 vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu của Quân đội Mỹ về một mẫu súng trường tấn công tương lai và nó dần bị thay thế khi M16 xuất hiện.
M1 Garand là mẫu súng trường tiêu chuẩn thành công nhất của Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó phục vụ cho đến tận năm 1957 trước khi bị thay thế bởi các dòng súng trường tấn công hiện đại. Và 5 bí mật dưới đây sẽ khiến độc giả ngạc nhiên về mẫu súng trường huyền thoại này.
Dù là mẫu súng trường tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ từ năm 1936, nhưng ít ai biết rằng M1 Garand lại là mẫu súng trường bán tự động đầu tiên của Mỹ. Và với mỗi lần lên đạn, M1 cho phép người sử dụng bắn liên tục 8 phát thay vì lên đạn từng viên như M1903 Springfield - súng trường tiêu chuẩn trước đó của Mỹ.
Với súng trường M1 Garand binh sĩ Mỹ hoàn toàn có lợi thế trên chiến trường khi họ phải đối đầu với quân Đức hay Nhật Bản chỉ được trang bị súng trường Karabiner 98k và Type 38 vốn có thiết kế lên đạn từng viên.
Bên cạnh đó, với cơ chế nạp đạn nhanh cùng kẹp đạn 8 viên, M1 Garand là lựa chọn hoàn hảo cho mọi binh sĩ trên chiến trường, nó có tốc độ bắn từ 40-50 phát/phút với tầm bắn hiệu quả lên tới hơn 450m.
Điều bất ngờ thứ hai là M1 Garand có tới hai biến thể sử dụng hai loại đạn khác nhau gồm: .276 Pedersen (7x51mm) và .30-06 Springfield (7.62×63mm) trong giai đoạn đầu phát triển của mình. Tuy nhiên do độ phổ biến của đạn .30-06 Springfield trong Quân đội Mỹ lúc đó nên nguyên mẫu M1 Garand với .30-06 Springfield đã được chọn mặc dù nguyên mẫu .276 Pedersen được đánh giá tốt hơn hẳn.
Điều này cũng tác động đến cơ số đạn của M1 Garand khi với .276 Pedersen nó có thể mang theo kẹp đạn 10 viên nhưng .30-06 Springfield thì chỉ 8 viên do có kích thước lớn hơn.
Với thành công của M1 Garand, người Mỹ tiếp tục phát triển một mẫu súng khác từ loại vũ khí này là M1 Carbine. Tuy nhiên M1 Carbine không phải là một biến thể thu gọn của M1 Garand và nó có thiết kế hoàn toàn khác.
Giống như tên gọi của mình M1 Carbine là một súng mẫu tiểu liên tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ trong CTTG 2, nó sử dụng cỡ đạn .30 Carbine (7.62×33mm) trong khi đó tiểu liên Thompson lại sử dụng đạn .45 ACP (11.43×23mm) phổ biến hơn nhiều. M1 Carbine cũng có chế độ bắn bán tự động với tốc độ bắn lên tới 750 viên/phút và có tầm bắn hiệu quả chỉ 270m.
Bên cạnh việc là mẫu súng trường bán tự động đầu tiên của Quân đội Mỹ, M1 Garand còn là mẫu súng đầu tiên được chính phủ Mỹ đặt hàng sản xuất hàng loạt với hơn 6 triệu khẩu được chế tạo trong giai đoạn từ 1936 cho đến khi kết thúc hoàn toàn vào năm 1980.
Chỉ riêng số công ty chế tạo M1 Garand đã lên tới 8 công ty vào thời diểm đó với những cái tên khá nổi tiếng như Springfield Armory, Winchester, Harrington & Richardson, International Harvester và Beretta. Tuy nhiên nhà thầu chính của M1 Garand vẫn là Springfield Armory nơi nó được phát triển.
Điều bất ngờ cuối cùng là M1 Garand chính là tiền thân của mẫu súng trường M14 vốn được xem là mẫu súng trường tấn công đầu tiên của Quân đội Mỹ ở một số khía cạnh nào đó. Nhìn vào trong ảnh ta có thể thấy được sự giống nhau của hai mẫu súng trường này.
So với M1 Garand, M14 có tầm hiệu quả tốt hơn có thể lên tới 800m, ngoài ra nó cũng có chế độ bắn tự động cùng hộp tiếp đạn 20 viên. Dù vậy M14 vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu của Quân đội Mỹ về một mẫu súng trường tấn công tương lai và nó dần bị thay thế khi M16 xuất hiện.