Tờ Defense Express của Ukraine cho biết, nước này không nên hy vọng sẽ nhận được tiêm kích chiến đấu F-16 trước năm 2025. Đơn giản là vì cần quá nhiều thời gian, để Ukraine có thể vận hành được loại chiến đấu cơ này.Cụ thể, phía Ukraine cho rằng việc đào tạo nhân sự để vận hành - bao gồm phi công và kỹ thuật viên mặt đất, là điều quá mất thời gian và tốn kém.Chưa kể tới việc, Ukraine cần xây dựng mới rất nhiều cơ sở hạ tầng, để có thể vận hành được loại chiến đấu cơ F-16 theo tiêu chuẩn NATO.Cuối cùng, tạp chí Defense Express cho rằng, phương án khả dĩ nhất của lực lượng Không quân Ukraine lúc này, là trông chờ vào chiến đấu cơ MiG-29 - loại chiến đấu cơ chủ lực hiện đại nhất của Ukraine hiện nay.Truyền thông Ukraine cho rằng, thay vì hy vọng vào việc được viện trợ tiêm kích chiến đấu theo chuẩn NATO, phía Ukraine nên đưa danh sách linh kiện, phụ kiện thay thế cho MiG-29 vào danh sách nhận viện trợ từ phương Tây.Rất nhiều thành viên NATO hiện nay, từng sử dụng tiêm kích MiG-29 trong biên chế, vậy nên số lượng linh phụ kiện thay thế là không hề thiếu. Với các phụ tùng này, dàn tiêm kích MiG-29 của Ukraine có thể hoạt động với cường độ cao thêm một thời gian dài nữa.Ngoài ra, một thông tin mới xuất hiện gần đây khi phía Ukraine xác nhận đã đưa được tên lửa chống bức xạ Mỹ lên hoạt động với chiến đấu cơ MiG-29, cũng khiến nhiều người tin rằng Ukraine không cần chiến đấu cơ của phương Tây, mà chỉ cần vũ khí hàng không của phương Tây.Với trình độ của các kỹ sư Ukraine, các tên lửa đối không và tên lửa đối đất của phương Tây, sẽ có thể được tích hợp lên chiến đấu cơ MiG-29, mở ra một khả năng tác chiến mới cho loại máy bay này.Trên bầu trời Ukraine, các chiến đấu cơ chủ yếu được Nga đưa tới đây hoạt động, cũng đều là chiến đấu cơ thế hệ 4++, chủ yếu bao gồm Su-30, Su-33 và Su-34.Về cơ bản, chiến đấu cơ MiG-29 của Ukraine có thể "ngồi chung mâm" với các tiêm kích Nga đang tham chiến tại đây. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của những loại vũ khí phòng không tầm xa, không quân và phòng không Ukraine vẫn gây ít nhiều khó dễ cho phía Nga.Phải chăng, đây cũng là lý do mặc dù không quân Nga áp đảo về quân số, vẫn không thể chiếm được hoàn toàn ưu thế trên không trên bầu trời Ukraine sau suốt nửa năm, kể từ khi tiến hành Chiến dịch Quân sự Đặc biệt.Vậy nên, thay vì tìm kiếm sự viện trợ các chiến đấu cơ theo chuẩn NATO, Ukraine có thể đi theo hướng phát huy chính những thế mạnh sẵn có của mình, bằng việc khai thác tốt chiến đấu cơ MiG-29 với vũ khí NATO, và tăng cường năng lực phòng không.
Tờ Defense Express của Ukraine cho biết, nước này không nên hy vọng sẽ nhận được tiêm kích chiến đấu F-16 trước năm 2025. Đơn giản là vì cần quá nhiều thời gian, để Ukraine có thể vận hành được loại chiến đấu cơ này.
Cụ thể, phía Ukraine cho rằng việc đào tạo nhân sự để vận hành - bao gồm phi công và kỹ thuật viên mặt đất, là điều quá mất thời gian và tốn kém.
Chưa kể tới việc, Ukraine cần xây dựng mới rất nhiều cơ sở hạ tầng, để có thể vận hành được loại chiến đấu cơ F-16 theo tiêu chuẩn NATO.
Cuối cùng, tạp chí Defense Express cho rằng, phương án khả dĩ nhất của lực lượng Không quân Ukraine lúc này, là trông chờ vào chiến đấu cơ MiG-29 - loại chiến đấu cơ chủ lực hiện đại nhất của Ukraine hiện nay.
Truyền thông Ukraine cho rằng, thay vì hy vọng vào việc được viện trợ tiêm kích chiến đấu theo chuẩn NATO, phía Ukraine nên đưa danh sách linh kiện, phụ kiện thay thế cho MiG-29 vào danh sách nhận viện trợ từ phương Tây.
Rất nhiều thành viên NATO hiện nay, từng sử dụng tiêm kích MiG-29 trong biên chế, vậy nên số lượng linh phụ kiện thay thế là không hề thiếu. Với các phụ tùng này, dàn tiêm kích MiG-29 của Ukraine có thể hoạt động với cường độ cao thêm một thời gian dài nữa.
Ngoài ra, một thông tin mới xuất hiện gần đây khi phía Ukraine xác nhận đã đưa được tên lửa chống bức xạ Mỹ lên hoạt động với chiến đấu cơ MiG-29, cũng khiến nhiều người tin rằng Ukraine không cần chiến đấu cơ của phương Tây, mà chỉ cần vũ khí hàng không của phương Tây.
Với trình độ của các kỹ sư Ukraine, các tên lửa đối không và tên lửa đối đất của phương Tây, sẽ có thể được tích hợp lên chiến đấu cơ MiG-29, mở ra một khả năng tác chiến mới cho loại máy bay này.
Trên bầu trời Ukraine, các chiến đấu cơ chủ yếu được Nga đưa tới đây hoạt động, cũng đều là chiến đấu cơ thế hệ 4++, chủ yếu bao gồm Su-30, Su-33 và Su-34.
Về cơ bản, chiến đấu cơ MiG-29 của Ukraine có thể "ngồi chung mâm" với các tiêm kích Nga đang tham chiến tại đây. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của những loại vũ khí phòng không tầm xa, không quân và phòng không Ukraine vẫn gây ít nhiều khó dễ cho phía Nga.
Phải chăng, đây cũng là lý do mặc dù không quân Nga áp đảo về quân số, vẫn không thể chiếm được hoàn toàn ưu thế trên không trên bầu trời Ukraine sau suốt nửa năm, kể từ khi tiến hành Chiến dịch Quân sự Đặc biệt.
Vậy nên, thay vì tìm kiếm sự viện trợ các chiến đấu cơ theo chuẩn NATO, Ukraine có thể đi theo hướng phát huy chính những thế mạnh sẵn có của mình, bằng việc khai thác tốt chiến đấu cơ MiG-29 với vũ khí NATO, và tăng cường năng lực phòng không.