Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Mỹ bán 40 máy bay chiến đấu F-16 Block 70/72 và nâng cấp 80 chiếc F-16 cũ, bao gồm cả phụ tùng thay thế để hiện đại hóa các máy bay chiến đấu mà Thổ hiện có sau khi thương vụ F-35 thất bại. Các chuyên gia cho rằng, Ankara có thể tận dụng số tiền 1,4 tỷ USD đặt cọc của Thổ mua F-35 cho thỏa thuận mới này.Các nguồn tin ngày 7/10 cho biết thương vụ bán tiêm kích F-16 và các bộ phận trị giá hàng tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ đang được Bộ Ngoại giao và Quốc hội Mỹ xem xét.Truyền thông đưa tin, hai cơ quan này có thể chặn việc bán vũ khí của Mỹ cho các nước khác trong danh sách cấm vận vũ khí của Mỹ. Bộ Ngoại giao Mỹ và đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Washington từ chối bình luận về vấn đề này.Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt hàng hơn 100 máy bay chiến đấu F-35 do Lockheed Martin sản xuất nhưng hợp đồng này đã bị loại khỏi chương trình vào năm 2019 sau khi nước này mua tổ hợp phòng không S-400 do Nga sản xuất.Vào tháng 12/2020, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ và Ismail Demir, lãnh đạo của tổ chức này cùng ba quan chức khác.Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã bất ổn trong 5 năm qua xoay quanh những bất đồng về tình hình ở Syria, mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Ankara và Moscow và tham vọng hải quân của Thổ Nhĩ Kỳ ở Địa Trung Hải.Một số nghị sĩ Mỹ cũng có thái độ tiêu cực với Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm qua, chủ yếu liên quan đến thương vụ S-400 và vấn đề nhân quyền khiến việc mua 40 máy bay chiến đấu F-16 có thể bị ảnh hưởng.Mỹ đã nhiều lần cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không nên mua thêm vũ khí từ Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuần trước cho biết nước này có ý định mua lô S-400 thứ hai, một động thái có thể làm rạn nứt thêm quan hệ với Mỹ.Hồi cuối tháng 9/2021, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, không loại trừ khả năng Ankara bắt đầu hợp tác với Moscow trong một số lĩnh vực bao gồm đóng tàu và phát triển máy bay chiến đấu mới.Lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ ủng hộ việc thúc đẩy chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden gây thêm áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ vì liên quan đến việc mua vũ khí của Nga và các vấn đề nhân quyền.Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ hy vọng xây dựng quan hệ tốt hơn với Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden. Tại cuộc họp báo ngày 30/9, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết ông hy vọng sẽ gặp người đồng cấp Mỹ Joe Biden để thảo luận về khoản thanh toán 1,4 tỷ USD mà Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt cọc trước khi bị cấm và loại khỏi chương trình F-35.Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ không từ bỏ các hệ thống phòng không của Nga. Nó được mô tả là hệ thống phòng không tầm xa tốt nhất thế giới vào thời điểm hiện tại, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần tuyên bố rằng mức giá mà họ được đề nghị mua S-400 thấp hơn nhiều so với mức giá mà Washington đưa ra cho những tổ hợp Patriots của mình.“Chúng tôi đã ứng trước 1,4 tỷ đô la và nó sẽ làm gì? Chúng tôi kiếm tiền không dễ dàng. Họ phải giao máy bay hoặc trả lại tiền cho chúng tôi”, Tổng thống Erdogan nói trong cuộc họp.Hôm 8/10, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã cảnh báo Hy Lạp về một cuộc chạy đua vũ trang chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, sau một thỏa thuận quân sự giữa Paris và Athens.Hôm 7/10, Hy Lạp đã phê chuẩn hiệp ước chiến lược với Pháp trong đó có điều khoản hỗ trợ lẫn nhau, trong trường hợp bị tấn công vũ trang nhằm vào lãnh thổ của một trong hai bên.Ngoài ra, thỏa thuận được ký kết tại Paris vào ngày 28/9 nói rằng Hy Lạp sẽ mua ba khinh hạm tiên tiến với sự tùy chọn tự do cấu hình cho chiếc thứ tư và thời gian giao hàng trong khoảng từ năm 2025 đến năm 2026.Các khinh hạm này cũng sẽ tương thích với máy bay phản lực của Hy Lạp cũng mua từ Pháp. Hi Lạp đã đặt hàng khoảng 24 chiếc Rafales do Dassault sản xuất trong năm nay. Hy Lạp cho biết họ không có ý định bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và các hệ thống vũ khí mới từ Pháp được mua chỉ để răn đe. Nguồn: Jetphoto. Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích F-35 - chiến đấu cơ được liên minh các quốc gia do Mỹ đứng đầu đóng góp tài chính để hoàn thiện. Nguồn: USAF.
Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Mỹ bán 40 máy bay chiến đấu F-16 Block 70/72 và nâng cấp 80 chiếc F-16 cũ, bao gồm cả phụ tùng thay thế để hiện đại hóa các máy bay chiến đấu mà Thổ hiện có sau khi thương vụ F-35 thất bại. Các chuyên gia cho rằng, Ankara có thể tận dụng số tiền 1,4 tỷ USD đặt cọc của Thổ mua F-35 cho thỏa thuận mới này.
Các nguồn tin ngày 7/10 cho biết thương vụ bán tiêm kích F-16 và các bộ phận trị giá hàng tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ đang được Bộ Ngoại giao và Quốc hội Mỹ xem xét.
Truyền thông đưa tin, hai cơ quan này có thể chặn việc bán vũ khí của Mỹ cho các nước khác trong danh sách cấm vận vũ khí của Mỹ. Bộ Ngoại giao Mỹ và đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Washington từ chối bình luận về vấn đề này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt hàng hơn 100 máy bay chiến đấu F-35 do Lockheed Martin sản xuất nhưng hợp đồng này đã bị loại khỏi chương trình vào năm 2019 sau khi nước này mua tổ hợp phòng không S-400 do Nga sản xuất.
Vào tháng 12/2020, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ và Ismail Demir, lãnh đạo của tổ chức này cùng ba quan chức khác.
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã bất ổn trong 5 năm qua xoay quanh những bất đồng về tình hình ở Syria, mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Ankara và Moscow và tham vọng hải quân của Thổ Nhĩ Kỳ ở Địa Trung Hải.
Một số nghị sĩ Mỹ cũng có thái độ tiêu cực với Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm qua, chủ yếu liên quan đến thương vụ S-400 và vấn đề nhân quyền khiến việc mua 40 máy bay chiến đấu F-16 có thể bị ảnh hưởng.
Mỹ đã nhiều lần cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không nên mua thêm vũ khí từ Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuần trước cho biết nước này có ý định mua lô S-400 thứ hai, một động thái có thể làm rạn nứt thêm quan hệ với Mỹ.
Hồi cuối tháng 9/2021, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, không loại trừ khả năng Ankara bắt đầu hợp tác với Moscow trong một số lĩnh vực bao gồm đóng tàu và phát triển máy bay chiến đấu mới.
Lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ ủng hộ việc thúc đẩy chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden gây thêm áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ vì liên quan đến việc mua vũ khí của Nga và các vấn đề nhân quyền.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ hy vọng xây dựng quan hệ tốt hơn với Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden. Tại cuộc họp báo ngày 30/9, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết ông hy vọng sẽ gặp người đồng cấp Mỹ Joe Biden để thảo luận về khoản thanh toán 1,4 tỷ USD mà Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt cọc trước khi bị cấm và loại khỏi chương trình F-35.
Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ không từ bỏ các hệ thống phòng không của Nga. Nó được mô tả là hệ thống phòng không tầm xa tốt nhất thế giới vào thời điểm hiện tại, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần tuyên bố rằng mức giá mà họ được đề nghị mua S-400 thấp hơn nhiều so với mức giá mà Washington đưa ra cho những tổ hợp Patriots của mình.
“Chúng tôi đã ứng trước 1,4 tỷ đô la và nó sẽ làm gì? Chúng tôi kiếm tiền không dễ dàng. Họ phải giao máy bay hoặc trả lại tiền cho chúng tôi”, Tổng thống Erdogan nói trong cuộc họp.
Hôm 8/10, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã cảnh báo Hy Lạp về một cuộc chạy đua vũ trang chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, sau một thỏa thuận quân sự giữa Paris và Athens.
Hôm 7/10, Hy Lạp đã phê chuẩn hiệp ước chiến lược với Pháp trong đó có điều khoản hỗ trợ lẫn nhau, trong trường hợp bị tấn công vũ trang nhằm vào lãnh thổ của một trong hai bên.
Ngoài ra, thỏa thuận được ký kết tại Paris vào ngày 28/9 nói rằng Hy Lạp sẽ mua ba khinh hạm tiên tiến với sự tùy chọn tự do cấu hình cho chiếc thứ tư và thời gian giao hàng trong khoảng từ năm 2025 đến năm 2026.
Các khinh hạm này cũng sẽ tương thích với máy bay phản lực của Hy Lạp cũng mua từ Pháp. Hi Lạp đã đặt hàng khoảng 24 chiếc Rafales do Dassault sản xuất trong năm nay. Hy Lạp cho biết họ không có ý định bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và các hệ thống vũ khí mới từ Pháp được mua chỉ để răn đe. Nguồn: Jetphoto.
Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích F-35 - chiến đấu cơ được liên minh các quốc gia do Mỹ đứng đầu đóng góp tài chính để hoàn thiện. Nguồn: USAF.