Trang Defense Express của Ukraine viết: "Do sự ra đời của những hệ thống động lực mới nhất và nhiều thiết bị khác nhau, các đặc tính của tàu ngầm quân sự đang được cải thiện mạnh mẽ”.Các tàu ngầm hiện đại được trang bị tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và ngư lôi mới nhất.Hiện nay các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đều đang tích cực phát triển lực lượng tác chiến dưới nước của riêng mình. Tàu ngầm trở thành yếu tố rất quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia.Theo Military Balance 2021 (do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế công bố), 6 quốc gia có hạm đội tàu ngầm hạt nhân vẫn là thành viên thuộc câu lạc bộ hạt nhân ưu tú của thế giới.Đó là Mỹ (14 tàu ngầm chiến lược và 54 tàu ngầm đa năng), Trung Quốc ( con số tương ứng là 6 và 52), Nga (12 và 26), Anh (4 và 7), Pháp (4 và 4), Ấn Độ (1 và 15).Tất cả các tàu ngầm của Mỹ, Anh và Pháp đều chạy bằng năng lượng hạt nhân; trong khi những hạm đội khác có cả tàu ngầm hạt nhân và diesel-điện đang hoạt động.Sau một thời gian nữa, Brazil có thể gia nhập câu lạc bộ hạt nhân, quốc gia Nam Mỹ này đã bắt đầu chương trình tạo ra một lớp tàu ngầm hạt nhân của riêng mình.Năm 2019, Mỹ đã đặt đóng 9 tàu ngầm đa năng lớp Virginia thế hệ mới, 8 trong số đó sẽ nhận thêm 28 module để bắn tên lửa hành trình Tomahawk. Bước tiếp theo sẽ là đóng 12 tàu ngầm chiến lược lớp Ohio cải tiến mang theo 16 SLBM.Hải quân Trung Quốc cũng đang bổ sung các tàu ngầm hạt nhân và diesel-điện mới. Đến năm 2030, Bắc Kinh có kế hoạch tăng quy mô hạm đội tàu ngầm lên 76 chiếc.Trước hết, chúng ta đang nói về việc triển khai tàu ngầm đa năng Type 095 (tính năng tương tự Virginia của Mỹ) và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược Type 096. Đồng thời Trung Quốc đang từng bước giảm bớt sự tụt hậu về công nghệ so với phương Tây.Năm 2021, Hải quân Nga sẽ bổ sung tàu ngầm hạt nhân chiến lược Knyaz Oleg (dự án 955A Borey-A) và các tàu ngầm hạt nhân đa năng Kazan cùng với Novosibirsk (dự án 885 Yasen).Đến năm 2028, Moskva có kế hoạch đóng thêm 5 tàu ngầm hạt nhân thuộc dự án 955A Borey-A. Ngoài ra họ còn tiếp tục đưa vào trang bị các tàu ngầm diesel-điện.Còn trong năm nay Hải quân Nga sẽ tiếp nhận tàu ngầm Magadan (dự án 636.3). Đến năm 2024, sẽ có 6 tàu ngầm như vậy gia nhập biên chế.Bên cạnh đó, tàu ngầm không người lái 2M39 Poseidon với đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ 2 megaton và tầm bắn lên tới 10 nghìn km tỏ ra là phương tiện tác chiến đặc biệt nguy hiểm.Phương tiện mang phóng của những "siêu ngư lôi" này phải là một tàu ngầm hạt nhân chuyên dụng (dự án 09852). Chiếc đầu tiên trong số đó mang tên Belgorod hiện đang được thử nghiệm.Nga còn phát triển đa dạng các loại vũ khí dưới nước, những phương tiện hoạt động dưới biển sâu khác nhau để làm gián đoạn thông tin liên lạc, lắp đặt thiết bị nghe trộm và cho những mục đích khác... điều này cho thấy cuộc đua dưới đáy đại dương đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Trang Defense Express của Ukraine viết: "Do sự ra đời của những hệ thống động lực mới nhất và nhiều thiết bị khác nhau, các đặc tính của tàu ngầm quân sự đang được cải thiện mạnh mẽ”.
Các tàu ngầm hiện đại được trang bị tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và ngư lôi mới nhất.
Hiện nay các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đều đang tích cực phát triển lực lượng tác chiến dưới nước của riêng mình. Tàu ngầm trở thành yếu tố rất quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia.
Theo Military Balance 2021 (do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế công bố), 6 quốc gia có hạm đội tàu ngầm hạt nhân vẫn là thành viên thuộc câu lạc bộ hạt nhân ưu tú của thế giới.
Đó là Mỹ (14 tàu ngầm chiến lược và 54 tàu ngầm đa năng), Trung Quốc ( con số tương ứng là 6 và 52), Nga (12 và 26), Anh (4 và 7), Pháp (4 và 4), Ấn Độ (1 và 15).
Tất cả các tàu ngầm của Mỹ, Anh và Pháp đều chạy bằng năng lượng hạt nhân; trong khi những hạm đội khác có cả tàu ngầm hạt nhân và diesel-điện đang hoạt động.
Sau một thời gian nữa, Brazil có thể gia nhập câu lạc bộ hạt nhân, quốc gia Nam Mỹ này đã bắt đầu chương trình tạo ra một lớp tàu ngầm hạt nhân của riêng mình.
Năm 2019, Mỹ đã đặt đóng 9 tàu ngầm đa năng lớp Virginia thế hệ mới, 8 trong số đó sẽ nhận thêm 28 module để bắn tên lửa hành trình Tomahawk. Bước tiếp theo sẽ là đóng 12 tàu ngầm chiến lược lớp Ohio cải tiến mang theo 16 SLBM.
Hải quân Trung Quốc cũng đang bổ sung các tàu ngầm hạt nhân và diesel-điện mới. Đến năm 2030, Bắc Kinh có kế hoạch tăng quy mô hạm đội tàu ngầm lên 76 chiếc.
Trước hết, chúng ta đang nói về việc triển khai tàu ngầm đa năng Type 095 (tính năng tương tự Virginia của Mỹ) và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược Type 096. Đồng thời Trung Quốc đang từng bước giảm bớt sự tụt hậu về công nghệ so với phương Tây.
Năm 2021, Hải quân Nga sẽ bổ sung tàu ngầm hạt nhân chiến lược Knyaz Oleg (dự án 955A Borey-A) và các tàu ngầm hạt nhân đa năng Kazan cùng với Novosibirsk (dự án 885 Yasen).
Đến năm 2028, Moskva có kế hoạch đóng thêm 5 tàu ngầm hạt nhân thuộc dự án 955A Borey-A. Ngoài ra họ còn tiếp tục đưa vào trang bị các tàu ngầm diesel-điện.
Còn trong năm nay Hải quân Nga sẽ tiếp nhận tàu ngầm Magadan (dự án 636.3). Đến năm 2024, sẽ có 6 tàu ngầm như vậy gia nhập biên chế.
Bên cạnh đó, tàu ngầm không người lái 2M39 Poseidon với đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ 2 megaton và tầm bắn lên tới 10 nghìn km tỏ ra là phương tiện tác chiến đặc biệt nguy hiểm.
Phương tiện mang phóng của những "siêu ngư lôi" này phải là một tàu ngầm hạt nhân chuyên dụng (dự án 09852). Chiếc đầu tiên trong số đó mang tên Belgorod hiện đang được thử nghiệm.
Nga còn phát triển đa dạng các loại vũ khí dưới nước, những phương tiện hoạt động dưới biển sâu khác nhau để làm gián đoạn thông tin liên lạc, lắp đặt thiết bị nghe trộm và cho những mục đích khác... điều này cho thấy cuộc đua dưới đáy đại dương đang ngày càng trở nên khốc liệt.