Hãng thông tấn nhà nước Iran (IRNA) đăng tải loạt ảnh quý giá về cuộc chiến tranh Iran-Iraq nhìn từ phía Iran vào năm 1982 – thời điểm mà cuộc chiến tưởng như đã kết thúc sau gần 2 năm chiến sự dữ dội thì đột ngột bùng phát trở lại mạnh mẽ và kéo dài tới tận cuối những năm 80. Trong ảnh: Xe tăng Centurion của Lục quân Cộng hòa Hồi giáo Iran. Nguồn ảnh: IRNACuộc chiến tranh Iran-Iraq nổ ra vào thời điểm mà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran thành lập chưa lâu. Thế nhưng, lực lượng quân sự Iran vốn đã vững mạnh từ thời chế độ Vua Shah đã có những cuộc phản công, tấn công đáp trả lớn và quy mô vào Iraq. Nguồn ảnh: IRNACuộc chiến tranh Iran-Iraq chính thức bắt đầu ngày 22/9/1980 khi Quân đội Iraq dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Saddam Hussein mở cuộc tấn công dữ dội bằng không quân và sau đó là lục quân vào lãnh thổ Iran. Nguồn ảnh: IRNATuy có được yếu tố bất ngờ và lực lượng vượt trội (21 sư đoàn chính quy so với 13 sư đoàn của Iran), thế nhưng tới năm 1981, cuộc tấn công của Iraq dần bị đẩy lùi. Nguồn ảnh: IRNAThương vong của cuộc chiến ngay từ giai đoạn đầu là vô cùng to lớn. Nguồn ảnh: IRNHai bên sử dụng các loại vũ khí đại diện cho hai cường quốc đối nghịch. Cụ thể, Quân đội Iraq sử dụng chủ yếu hệ vũ khí Liên Xô trong khi Iran lại dùng vũ khí Mỹ. Nguồn ảnh: IRNAViệc bị đẩy lùi từ đầu năm 1981 và chuyển dần vào thế phòng thủ đã khiến binh lính Iraq dần mất đi tinh thần. Trước tình hình này, ngày 6/6/1982, chính phủ Iraq tuyên bố rút quân và đề nghị Iran ngừng bắn với cái cớ hai bên cần hợp tác giúp Palestine chống Israel xâm lược Lebanon. Nguồn ảnh: IRNATưởng như cuộc chiến tranh tới đây là kết thúc và các binh lính sắp được về nhà, thế nhưng nhà lãnh đạo Khomeini đã không đồng ý chấm dứt cuộc chiến. Ngày 22/6/1982, Tổng tư lệnh Quân đội Iran tướng Shirazi tuyên bố "iếp tục đánh cho đến khi lật đổ chế độ Saddam Hussein để chúng ta có thể cầu nguyện ở Karbala và Jerusalem". Nguồn ảnh: IRNACuộc chiến tiếp diễn với những cuộc tấn công dữ dội của hàng trăm nghìn binh sĩ Iran nhắm vào các thành phố chiến lược của Iraq. Trong ảnh, xe tăng Type 69 của Quân đội Iraq. Nguồn ảnh: IRNATừ thời điểm này, cuộc chiến tranh ở thế giới hiện đại chuyển dần sang hình thái dùng những chiến thuật cổ thời chiến tranh thế giới thứ nhất. Ví dụ như chiến thuật đắp hào, sử dụng tháp súng máy, tấn công biển người và dùng rộng rãi vũ khí hóa học... Nguồn ảnh: IRNAQuân đội Iraq thì sử dụng chiến thuật đào hào, lập các trận địa pháo dày đặc phòng thủ, trong khi Quân đội Iran dùng chiến thuật biển người phối hợp với ưu thế máy bay và xe tăng. Tuy nhiên, ưu thế vượt trội của lực lượng phòng thủ Iraq khiến hàng chục nghìn binh sĩ Iran thiệt mạng trong hầu hết các chiến dịch sau năm 1982, và lực lượng phòng thủ Iraq vẫn giữ được hầu hết các vị trí. Nguồn ảnh: IRNATrong cuộc tấn công Basra năm 1982, năm cuộc tấn công biển người đã bị chặn lại bởi hoả lực của Iraq. Các binh sĩ trẻ của Iran thiệt hại rất nhiều, đặc biệt khi họ tình nguyện lao ra chiến trường mà không hề có kinh nghiệm, chỉ để dọn đường cho các chiến binh Iran phía sau. Người Iran cũng bị thiệt hại lớn bởi các vũ khí hoá học và hơi cay do phía Iraq sử dụng. Nguồn ảnh: IRNADù thất bại nặng nề, thế nhưng nhà lãnh đạo Iran Khomeini vẫn không thay đổi lập trường và vẫn yêu cầu quân đội của ông tấn công dữ dội Iraq. Nguồn ảnh: IRNATừ đó cho tới năm 1985, hai bên tổ chức cuộc tấn công quy mô nhưng hầu như đều không mang lại ưu thế rõ rệt nào. Cuối năm 1985, Iraq quay sang sử dụng các cuộc không kích dữ dội vào thành phố lớn của Iran bằng máy bay ném bom và đặc biệt là tên lửa đạn đạo Scud. Tổng cộng, Iraq đã bắn 520 tên lửa Scud và Al-Hussein (phiên bản của Scud do Iraq chế tạo). Phía Iran cũng phản cộng bằng 177 quả Scud mua được từ Triều Tiên. Nguồn ảnh: IRNAThương vong của cuộc chiến tranh không chỉ ở binh sĩ mà còn vô số thường dân vô tội hai bên. Nguồn ảnh: IRNANăm 1987, Iran tiếp tục mở cuộc tấn công dữ dội vào miền bắc và miền Nam Iran và giành được một ít thắng lợi nhưng không thể giữ được lâu. Nguồn ảnh: IRNATháng 4/1988, Quân đội Iraq tập hợp lực lượng lớn mở hàng loạt các cuộc tấn công vào các địa bàn chiến lược của Iran. Đặc biệt họ đã sử dụng cả vũ khí hóa học nhắm vào các khu vực dân cư ở Iran. Nguồn ảnh: IRNANgày 20/8/1988, hai bên chấp thuận ngừng bắn và trao đổi tù binh chiến tranh theo yêu cầu từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tuy hai bên đều tuyên bố chiến thắng, thế nhưng theo đánh giá của các sử gia thế giới thì cuộc chiến Iran-Iraq lúc này lâm vào bế tắc, Iraq thất bại về mặt chiến lược, Iran thất bại về mặt chiến thuật. Nguồn ảnh: IRNAƯớc tính khoảng nửa triệu binh sĩ và người dân Iran thiệt mạng trong khi về phía Iraq là 375.000 người. Nguồn ảnh: IRNA
Hãng thông tấn nhà nước Iran (IRNA) đăng tải loạt ảnh quý giá về cuộc chiến tranh Iran-Iraq nhìn từ phía Iran vào năm 1982 – thời điểm mà cuộc chiến tưởng như đã kết thúc sau gần 2 năm chiến sự dữ dội thì đột ngột bùng phát trở lại mạnh mẽ và kéo dài tới tận cuối những năm 80. Trong ảnh: Xe tăng Centurion của Lục quân Cộng hòa Hồi giáo Iran. Nguồn ảnh: IRNA
Cuộc chiến tranh Iran-Iraq nổ ra vào thời điểm mà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran thành lập chưa lâu. Thế nhưng, lực lượng quân sự Iran vốn đã vững mạnh từ thời chế độ Vua Shah đã có những cuộc phản công, tấn công đáp trả lớn và quy mô vào Iraq. Nguồn ảnh: IRNA
Cuộc chiến tranh Iran-Iraq chính thức bắt đầu ngày 22/9/1980 khi Quân đội Iraq dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Saddam Hussein mở cuộc tấn công dữ dội bằng không quân và sau đó là lục quân vào lãnh thổ Iran. Nguồn ảnh: IRNA
Tuy có được yếu tố bất ngờ và lực lượng vượt trội (21 sư đoàn chính quy so với 13 sư đoàn của Iran), thế nhưng tới năm 1981, cuộc tấn công của Iraq dần bị đẩy lùi. Nguồn ảnh: IRNA
Thương vong của cuộc chiến ngay từ giai đoạn đầu là vô cùng to lớn. Nguồn ảnh: IRN
Hai bên sử dụng các loại vũ khí đại diện cho hai cường quốc đối nghịch. Cụ thể, Quân đội Iraq sử dụng chủ yếu hệ vũ khí Liên Xô trong khi Iran lại dùng vũ khí Mỹ. Nguồn ảnh: IRNA
Việc bị đẩy lùi từ đầu năm 1981 và chuyển dần vào thế phòng thủ đã khiến binh lính Iraq dần mất đi tinh thần. Trước tình hình này, ngày 6/6/1982, chính phủ Iraq tuyên bố rút quân và đề nghị Iran ngừng bắn với cái cớ hai bên cần hợp tác giúp Palestine chống Israel xâm lược Lebanon. Nguồn ảnh: IRNA
Tưởng như cuộc chiến tranh tới đây là kết thúc và các binh lính sắp được về nhà, thế nhưng nhà lãnh đạo Khomeini đã không đồng ý chấm dứt cuộc chiến. Ngày 22/6/1982, Tổng tư lệnh Quân đội Iran tướng Shirazi tuyên bố "iếp tục đánh cho đến khi lật đổ chế độ Saddam Hussein để chúng ta có thể cầu nguyện ở Karbala và Jerusalem". Nguồn ảnh: IRNA
Cuộc chiến tiếp diễn với những cuộc tấn công dữ dội của hàng trăm nghìn binh sĩ Iran nhắm vào các thành phố chiến lược của Iraq. Trong ảnh, xe tăng Type 69 của Quân đội Iraq. Nguồn ảnh: IRNA
Từ thời điểm này, cuộc chiến tranh ở thế giới hiện đại chuyển dần sang hình thái dùng những chiến thuật cổ thời chiến tranh thế giới thứ nhất. Ví dụ như chiến thuật đắp hào, sử dụng tháp súng máy, tấn công biển người và dùng rộng rãi vũ khí hóa học... Nguồn ảnh: IRNA
Quân đội Iraq thì sử dụng chiến thuật đào hào, lập các trận địa pháo dày đặc phòng thủ, trong khi Quân đội Iran dùng chiến thuật biển người phối hợp với ưu thế máy bay và xe tăng. Tuy nhiên, ưu thế vượt trội của lực lượng phòng thủ Iraq khiến hàng chục nghìn binh sĩ Iran thiệt mạng trong hầu hết các chiến dịch sau năm 1982, và lực lượng phòng thủ Iraq vẫn giữ được hầu hết các vị trí. Nguồn ảnh: IRNA
Trong cuộc tấn công Basra năm 1982, năm cuộc tấn công biển người đã bị chặn lại bởi hoả lực của Iraq. Các binh sĩ trẻ của Iran thiệt hại rất nhiều, đặc biệt khi họ tình nguyện lao ra chiến trường mà không hề có kinh nghiệm, chỉ để dọn đường cho các chiến binh Iran phía sau. Người Iran cũng bị thiệt hại lớn bởi các vũ khí hoá học và hơi cay do phía Iraq sử dụng. Nguồn ảnh: IRNA
Dù thất bại nặng nề, thế nhưng nhà lãnh đạo Iran Khomeini vẫn không thay đổi lập trường và vẫn yêu cầu quân đội của ông tấn công dữ dội Iraq. Nguồn ảnh: IRNA
Từ đó cho tới năm 1985, hai bên tổ chức cuộc tấn công quy mô nhưng hầu như đều không mang lại ưu thế rõ rệt nào. Cuối năm 1985, Iraq quay sang sử dụng các cuộc không kích dữ dội vào thành phố lớn của Iran bằng máy bay ném bom và đặc biệt là tên lửa đạn đạo Scud. Tổng cộng, Iraq đã bắn 520 tên lửa Scud và Al-Hussein (phiên bản của Scud do Iraq chế tạo). Phía Iran cũng phản cộng bằng 177 quả Scud mua được từ Triều Tiên. Nguồn ảnh: IRNA
Thương vong của cuộc chiến tranh không chỉ ở binh sĩ mà còn vô số thường dân vô tội hai bên. Nguồn ảnh: IRNA
Năm 1987, Iran tiếp tục mở cuộc tấn công dữ dội vào miền bắc và miền Nam Iran và giành được một ít thắng lợi nhưng không thể giữ được lâu. Nguồn ảnh: IRNA
Tháng 4/1988, Quân đội Iraq tập hợp lực lượng lớn mở hàng loạt các cuộc tấn công vào các địa bàn chiến lược của Iran. Đặc biệt họ đã sử dụng cả vũ khí hóa học nhắm vào các khu vực dân cư ở Iran. Nguồn ảnh: IRNA
Ngày 20/8/1988, hai bên chấp thuận ngừng bắn và trao đổi tù binh chiến tranh theo yêu cầu từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tuy hai bên đều tuyên bố chiến thắng, thế nhưng theo đánh giá của các sử gia thế giới thì cuộc chiến Iran-Iraq lúc này lâm vào bế tắc, Iraq thất bại về mặt chiến lược, Iran thất bại về mặt chiến thuật. Nguồn ảnh: IRNA
Ước tính khoảng nửa triệu binh sĩ và người dân Iran thiệt mạng trong khi về phía Iraq là 375.000 người. Nguồn ảnh: IRNA