Ở Tây Âu, hiện có 3 mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 4++ đang được sản xuất và xuất khẩu đó là Dassault Rafale (Pháp), Eurofighter Typhoon (châu Âu) và JAS-39 Gripen của Thụy Điển; và cả ba loại đều áp dụng thiết kế cánh tam giác lớn Delta và sử dụng cánh mũi canal (còn gọi là cánh vịt).Trong đó máy bay Rafale và Typhoon là chiến đấu cơ hạng trung, sử dụng hai động cơ, còn JAS-39 là chiến đấu cơ hạng nhẹ, một động cơ; tuy nhiên giá của chiếc JAS-39 nay đắt một cách quá vô lý.Vào ngày 24/11, Công ty Saab của Thụy Điển thông báo rằng, tại nhà máy của họ ở Linköping-Wozberg, sáu máy bay chiến đấu đa năng JAS-39E Gripen NG sản xuất hàng loạt đầu tiên, sẽ được chuyển giao cho lực lượng không quân Thụy Điển và 4 chiếc còn lại sẽ được bàn giao cho Không quân Brazil.So với Gripen thế hệ đầu tiên (bao gồm các mẫu A / C và B / D hai chỗ ngồi) bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 1996, Gripen NG đã thay đổi khá nhiều, nhất là về động cơ và hệ thống điện tử hàng không; còn hình dáng khí động học cơ bản như cũ. Trọng lượng cất cánh tối đa của Gripen NG đã được tăng từ 14 tấn lên 16 tấn, lượng nhiên liệu bên trong tăng 40%, do đó phạm vi hoạt động được tăng lên đáng kể. Cùng với đó là việc sử dụng động cơ phản lực cánh quạt General Electric F414G, với lực đẩy tăng 20% so với thế hệ trước.Gripen NG sử dụng động cơ F404G (do hãng Volvo sản xuất và được gọi là RM12), giúp cho máy bay có thể thực hiện bay hành trình siêu âm (giới hạn ở tốc độ bay Mach 1.1), mà không cần bật chế độ đốt sau; nhờ vậy Gripen NG có thể bay siêu âm cho nhiệm vụ tuần tra, như máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.Về radar, hệ thống điện tử hàng không, Gripen NG cũng cũng được mô tả là những cải tiến hoàn toàn mới. Radar xung Doppler, Gryphon Ericsson PS-05 trước kia, được thay thế bằng radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) ES-05 Raven, do hãng Celex do Italia phát triển.Về cảm biến phụ, Gripen NG được bổ sung hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) Skyward-G ở phía trước kính chắn gió của buồng lái, để phát hiện và theo dõi vật thể phát ra bức xạ nhiệt như máy bay phản lực và trực thăng hay tên lửa của đối phương đang phóng tới.Giá treo ở đầu cánh Gripen NG cũng có thể lắp các thùng tác chiến điện tử, mà ở phiên bản Gripen cũ chưa có. Trong buồng lái, Gripen NG sử dụng một màn hình đa chức năng kích thước lớn duy nhất, thay vì ba màn hình đa chức năng LCD màu ban đầu.Là một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, Gripen ban đầu thua kém Typhoon và Rafale về hỏa lực, khi chỉ có 7 mấu treo vũ khí và thùng nhiên liệu phụ; trong đó có mấu ở 2 đầu cánh, 4 mấu dưới cánh và 1 mấu ở giữa bụng.Ở phiên bản Gripen NG, Sabb đã thực hiện một cải tiến lớn và trực tiếp thay đổi càng chính từ thân máy bay, sang cách bố trí gốc cánh, nên có chỗ để có thể gắn thêm 2 mấu treo vũ khí ở dưới bụng, có thể lắp tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến Meteor. Như vậy số lượng giá treo vũ khí trên Gripen NG tăng lên 9 và hỏa lực được cải thiện đáng kể.Với việc nâng cấp như vậy, có nghĩa là Sabb phải đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Ba nguyên mẫu JAS-39E (39-8, 39-9 và 39-10) đã bay thành thử từ năm 2017 đến năm 2020 và Brazil vào tháng 10/2014, đã ký hợp đồng với Saab mua 36 chiếc tiêm kích Gripen NG với giá 39,3 tỷ kua-ron Thụy Điển (5,4 tỷ USD). Hợp đồng của Brazil bao gồm 28 chiếc JAS-39E một chỗ và 8 chiếc JAS-39F hai chỗ. Nhà máy Saab Linkoping chịu trách nhiệm sản xuất 13 chiếc; 8 chiếc được lắp ráp tại nhà máy của Embraer của Brazil. Điều khiến gây sốc giới quân sự là đơn giá của JAS-39E cao tới 150 triệu USD/chiếc. Brazil dự định mua tổng cộng 120 chiếc Gripen NG. Vào tháng 1/2013, Không quân Thụy Điển đã mua tổng cộng 60 chiếc JAS-39E (tất cả đều một chỗ ngồi) và 10 đơn đặt hàng có chủ đích khác. Không quân Thụy Điển có kế hoạch thay thế phi đội JAS-39C / D hiện có (gồm 74 chiếc JAS-39C và 24 chiếc JAS-39D hai chỗ ngồi), bằng Gripen NG.Hiện Không quân Thụy Điển đã đặt mua tổng cộng 204 chiếc JAS-39 phiên bản C / D. Tuy nhiên hàng chục chiếc chiến đấu cơ JAS-39A / B / C / D trong số đó, đã được cho Cộng hòa Séc và Hungary “thuê lại”; một số lớn thì đưa vào niêm cất, và sẵn sàng bán cho khách hàng có nhu cầu.Cần phải nói rằng, chiến đấu cơ Gripen NG dẫu có hiện đại, nhiều công nghệ mới, thì cũng chỉ là chiến đấu cơ hạng nhẹ thế hệ 4, tầm hoạt động hạn chế; đặc biệt là Gripen NG quá phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài như động cơ và vũ khí, nên khó có thể so sánh với các chiến đấu cơ thế hệ 4 khác như Su-30/35 của Nga, F-15EX của Mỹ hay Rafale và Typhoon của châu Âu.Đặc biệt là với đơn giá của Gripen NG là hơn 100 triệu USD/chiếc là không khả quan trong tương lai, với cùng một số tiền có thể mua được “Typhoon”, “Rafale”; và thậm chí là chiến đấu cơ tàng hình F-35A của Mỹ, cũng chỉ hơn 100 triệu USD. Do vậy Gripen NG không giành cho các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế.Trong khi đó các loại máy bay cùng “đẳng cấp” như J-10 của Trung Quốc chỉ có giá 55 triệu USD hay F-16V mới nhất của Mỹ cũng chỉ có giá 121,7 triệu USD bao gồm đủ vũ khí, phụ tùng kèm theo. Còn trong tương lai, chiến đấu cơ hạng nhẹ thế hệ 5 Su-75 Checkmate của Nga giá chỉ có 30 triệu USD/chiếc; do vậy Gripen NG khó có tương lai sáng sủa. Nguồn ảnh: Airlines.
Ở Tây Âu, hiện có 3 mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 4++ đang được sản xuất và xuất khẩu đó là Dassault Rafale (Pháp), Eurofighter Typhoon (châu Âu) và JAS-39 Gripen của Thụy Điển; và cả ba loại đều áp dụng thiết kế cánh tam giác lớn Delta và sử dụng cánh mũi canal (còn gọi là cánh vịt).
Trong đó máy bay Rafale và Typhoon là chiến đấu cơ hạng trung, sử dụng hai động cơ, còn JAS-39 là chiến đấu cơ hạng nhẹ, một động cơ; tuy nhiên giá của chiếc JAS-39 nay đắt một cách quá vô lý.
Vào ngày 24/11, Công ty Saab của Thụy Điển thông báo rằng, tại nhà máy của họ ở Linköping-Wozberg, sáu máy bay chiến đấu đa năng JAS-39E Gripen NG sản xuất hàng loạt đầu tiên, sẽ được chuyển giao cho lực lượng không quân Thụy Điển và 4 chiếc còn lại sẽ được bàn giao cho Không quân Brazil.
So với Gripen thế hệ đầu tiên (bao gồm các mẫu A / C và B / D hai chỗ ngồi) bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 1996, Gripen NG đã thay đổi khá nhiều, nhất là về động cơ và hệ thống điện tử hàng không; còn hình dáng khí động học cơ bản như cũ.
Trọng lượng cất cánh tối đa của Gripen NG đã được tăng từ 14 tấn lên 16 tấn, lượng nhiên liệu bên trong tăng 40%, do đó phạm vi hoạt động được tăng lên đáng kể. Cùng với đó là việc sử dụng động cơ phản lực cánh quạt General Electric F414G, với lực đẩy tăng 20% so với thế hệ trước.
Gripen NG sử dụng động cơ F404G (do hãng Volvo sản xuất và được gọi là RM12), giúp cho máy bay có thể thực hiện bay hành trình siêu âm (giới hạn ở tốc độ bay Mach 1.1), mà không cần bật chế độ đốt sau; nhờ vậy Gripen NG có thể bay siêu âm cho nhiệm vụ tuần tra, như máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.
Về radar, hệ thống điện tử hàng không, Gripen NG cũng cũng được mô tả là những cải tiến hoàn toàn mới. Radar xung Doppler, Gryphon Ericsson PS-05 trước kia, được thay thế bằng radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) ES-05 Raven, do hãng Celex do Italia phát triển.
Về cảm biến phụ, Gripen NG được bổ sung hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) Skyward-G ở phía trước kính chắn gió của buồng lái, để phát hiện và theo dõi vật thể phát ra bức xạ nhiệt như máy bay phản lực và trực thăng hay tên lửa của đối phương đang phóng tới.
Giá treo ở đầu cánh Gripen NG cũng có thể lắp các thùng tác chiến điện tử, mà ở phiên bản Gripen cũ chưa có. Trong buồng lái, Gripen NG sử dụng một màn hình đa chức năng kích thước lớn duy nhất, thay vì ba màn hình đa chức năng LCD màu ban đầu.
Là một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, Gripen ban đầu thua kém Typhoon và Rafale về hỏa lực, khi chỉ có 7 mấu treo vũ khí và thùng nhiên liệu phụ; trong đó có mấu ở 2 đầu cánh, 4 mấu dưới cánh và 1 mấu ở giữa bụng.
Ở phiên bản Gripen NG, Sabb đã thực hiện một cải tiến lớn và trực tiếp thay đổi càng chính từ thân máy bay, sang cách bố trí gốc cánh, nên có chỗ để có thể gắn thêm 2 mấu treo vũ khí ở dưới bụng, có thể lắp tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến Meteor. Như vậy số lượng giá treo vũ khí trên Gripen NG tăng lên 9 và hỏa lực được cải thiện đáng kể.
Với việc nâng cấp như vậy, có nghĩa là Sabb phải đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Ba nguyên mẫu JAS-39E (39-8, 39-9 và 39-10) đã bay thành thử từ năm 2017 đến năm 2020 và Brazil vào tháng 10/2014, đã ký hợp đồng với Saab mua 36 chiếc tiêm kích Gripen NG với giá 39,3 tỷ kua-ron Thụy Điển (5,4 tỷ USD).
Hợp đồng của Brazil bao gồm 28 chiếc JAS-39E một chỗ và 8 chiếc JAS-39F hai chỗ. Nhà máy Saab Linkoping chịu trách nhiệm sản xuất 13 chiếc; 8 chiếc được lắp ráp tại nhà máy của Embraer của Brazil. Điều khiến gây sốc giới quân sự là đơn giá của JAS-39E cao tới 150 triệu USD/chiếc. Brazil dự định mua tổng cộng 120 chiếc Gripen NG.
Vào tháng 1/2013, Không quân Thụy Điển đã mua tổng cộng 60 chiếc JAS-39E (tất cả đều một chỗ ngồi) và 10 đơn đặt hàng có chủ đích khác. Không quân Thụy Điển có kế hoạch thay thế phi đội JAS-39C / D hiện có (gồm 74 chiếc JAS-39C và 24 chiếc JAS-39D hai chỗ ngồi), bằng Gripen NG.
Hiện Không quân Thụy Điển đã đặt mua tổng cộng 204 chiếc JAS-39 phiên bản C / D. Tuy nhiên hàng chục chiếc chiến đấu cơ JAS-39A / B / C / D trong số đó, đã được cho Cộng hòa Séc và Hungary “thuê lại”; một số lớn thì đưa vào niêm cất, và sẵn sàng bán cho khách hàng có nhu cầu.
Cần phải nói rằng, chiến đấu cơ Gripen NG dẫu có hiện đại, nhiều công nghệ mới, thì cũng chỉ là chiến đấu cơ hạng nhẹ thế hệ 4, tầm hoạt động hạn chế; đặc biệt là Gripen NG quá phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài như động cơ và vũ khí, nên khó có thể so sánh với các chiến đấu cơ thế hệ 4 khác như Su-30/35 của Nga, F-15EX của Mỹ hay Rafale và Typhoon của châu Âu.
Đặc biệt là với đơn giá của Gripen NG là hơn 100 triệu USD/chiếc là không khả quan trong tương lai, với cùng một số tiền có thể mua được “Typhoon”, “Rafale”; và thậm chí là chiến đấu cơ tàng hình F-35A của Mỹ, cũng chỉ hơn 100 triệu USD. Do vậy Gripen NG không giành cho các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế.
Trong khi đó các loại máy bay cùng “đẳng cấp” như J-10 của Trung Quốc chỉ có giá 55 triệu USD hay F-16V mới nhất của Mỹ cũng chỉ có giá 121,7 triệu USD bao gồm đủ vũ khí, phụ tùng kèm theo. Còn trong tương lai, chiến đấu cơ hạng nhẹ thế hệ 5 Su-75 Checkmate của Nga giá chỉ có 30 triệu USD/chiếc; do vậy Gripen NG khó có tương lai sáng sủa. Nguồn ảnh: Airlines.