Đầu tiên là loại lựu đạn "mỏ vịt" MK 2 của Quân đội Mỹ. Đây là loại lựu đạn được sử dụng để chống bộ binh với sức nổ trung bình kém, có cơ chế "bóp cò, giật chốt" giống hệt các loại lựu đạn ngày nay. Nguồn ảnh: 90th.Ưu điểm của loại lựu đạn này là rất nhẹ, chỉ khoảng 500 gram và khá vừa tay khi ném, lựu đạn cầm tay MK 2 có thời gian nổ rất nhanh, chỉ khoảng 3,5 giây sau khi thả mỏ vịt, tuy nhiên vì thời gian nổ quá nhanh nên dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Lựu đạn MK 2 rất thích hợp để dọn boong-ke hoặc nhà trống vì có sức nổ vừa phải và tốc độ nổ nhanh, kẻ địch không đủ thời gian để nhặt lên ném lại ra ngoài. Nguồn ảnh: WWII.Lựu đạn "chày" Model 24 của Đức Quốc Xã có cán dài khoảng 20 cm, đây là loại lựu đạn phổ biến nhất của Quân đội Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai. Chỉ có lượng thuốc nổ vừa phải, tuy nhiên loại lựu đạn chày kiểu như thế này có lợi thế ném được rất xa do thiết kế cán dài cầm để ném rất thuận tay. Nguồn ảnh: Youtube.Nhược điểm lớn nhất của loại lựu đạn này là tốc độ nổ khá chậm, phải mất đến khoảng gần 6 giây sau khi rút chốt lựu đạn Model 24 mới chịu phát nổ, chính vì vậy binh lính thường phải rút chốt sau đó đếm đến 3 mới ném để tránh trường hợp bị kẻ địch nhặt lên ném trả lại. Nguồn ảnh: Sky.Lựu đạn chống tăng RPG 40 của Liên Xô, trong thời kỳ đầu chiến tranh khi các loại vũ khí chống tăng còn khá thô sơ và ít hiệu quả thì RPG 40 là một trong các loại vũ khí chống tăng được binh lính Liên Xô sử dụng nhiều nhất. Nguồn ảnh: Goodmen.Có trọng lượng lên tới 1,2 kg, quả lưu đạn này có sức công phá cực kỳ mạnh nhưng do quá nặng nên tầm ném không được xa, người lính buộc phải áp sát vào thiết giáp đối phương rồi ném khiến nguy cơ bị tiêu diệt trước khi kịp sử dụng quả lựu đạn này là rất lớn. Nguồn ảnh: Weapons.Lựu đạn Type 97 của quân đội Nhật có trọng lượng khoảng 0,45 kg với kích thước gọn nhẹ tương tự như quả MK 2 của Mỹ là một trong các loại lựu đạn phổ biến nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai của quân đội nước này. Lựu đạn có cơ chế sử dụng khá độc đáo, sau khi rút chốt, người lính phải đập mạnh núm nhô ra của quả lựu đạn vào đâu đó (thường là vào mũ sắt) để kích hoạt dây cháy chậm sau đó mới ném đi. Nguồn ảnh: Wikipedia.Ưu điểm của cách thức này đó là quả lựu đạn sẽ khó gây tai nạn cho người lính trên đường hành quân hay trong lúc vận chuyển, tuy nhiên nhược điểm chí tử của nó là khi đập vào mũ sắt của người lính sẽ phát ra tiếng "keng" rất đặc trưng gây lộ vị trí của người lính trong trường hợp tác chiến bí mật nhất là vào đêm tối. Nguồn ảnh: Commons.
Đầu tiên là loại lựu đạn "mỏ vịt" MK 2 của Quân đội Mỹ. Đây là loại lựu đạn được sử dụng để chống bộ binh với sức nổ trung bình kém, có cơ chế "bóp cò, giật chốt" giống hệt các loại lựu đạn ngày nay. Nguồn ảnh: 90th.
Ưu điểm của loại lựu đạn này là rất nhẹ, chỉ khoảng 500 gram và khá vừa tay khi ném, lựu đạn cầm tay MK 2 có thời gian nổ rất nhanh, chỉ khoảng 3,5 giây sau khi thả mỏ vịt, tuy nhiên vì thời gian nổ quá nhanh nên dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Lựu đạn MK 2 rất thích hợp để dọn boong-ke hoặc nhà trống vì có sức nổ vừa phải và tốc độ nổ nhanh, kẻ địch không đủ thời gian để nhặt lên ném lại ra ngoài. Nguồn ảnh: WWII.
Lựu đạn "chày" Model 24 của Đức Quốc Xã có cán dài khoảng 20 cm, đây là loại lựu đạn phổ biến nhất của Quân đội Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai. Chỉ có lượng thuốc nổ vừa phải, tuy nhiên loại lựu đạn chày kiểu như thế này có lợi thế ném được rất xa do thiết kế cán dài cầm để ném rất thuận tay. Nguồn ảnh: Youtube.
Nhược điểm lớn nhất của loại lựu đạn này là tốc độ nổ khá chậm, phải mất đến khoảng gần 6 giây sau khi rút chốt lựu đạn Model 24 mới chịu phát nổ, chính vì vậy binh lính thường phải rút chốt sau đó đếm đến 3 mới ném để tránh trường hợp bị kẻ địch nhặt lên ném trả lại. Nguồn ảnh: Sky.
Lựu đạn chống tăng RPG 40 của Liên Xô, trong thời kỳ đầu chiến tranh khi các loại vũ khí chống tăng còn khá thô sơ và ít hiệu quả thì RPG 40 là một trong các loại vũ khí chống tăng được binh lính Liên Xô sử dụng nhiều nhất. Nguồn ảnh: Goodmen.
Có trọng lượng lên tới 1,2 kg, quả lưu đạn này có sức công phá cực kỳ mạnh nhưng do quá nặng nên tầm ném không được xa, người lính buộc phải áp sát vào thiết giáp đối phương rồi ném khiến nguy cơ bị tiêu diệt trước khi kịp sử dụng quả lựu đạn này là rất lớn. Nguồn ảnh: Weapons.
Lựu đạn Type 97 của quân đội Nhật có trọng lượng khoảng 0,45 kg với kích thước gọn nhẹ tương tự như quả MK 2 của Mỹ là một trong các loại lựu đạn phổ biến nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai của quân đội nước này. Lựu đạn có cơ chế sử dụng khá độc đáo, sau khi rút chốt, người lính phải đập mạnh núm nhô ra của quả lựu đạn vào đâu đó (thường là vào mũ sắt) để kích hoạt dây cháy chậm sau đó mới ném đi. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ưu điểm của cách thức này đó là quả lựu đạn sẽ khó gây tai nạn cho người lính trên đường hành quân hay trong lúc vận chuyển, tuy nhiên nhược điểm chí tử của nó là khi đập vào mũ sắt của người lính sẽ phát ra tiếng "keng" rất đặc trưng gây lộ vị trí của người lính trong trường hợp tác chiến bí mật nhất là vào đêm tối. Nguồn ảnh: Commons.