Động cơ nội địa được Ấn Độ sản xuất bao gồm động cơ diesel V-46-6 cho loại xe tăng T-72 Ajeya chủ lực chiến trường và động cơ V92S2 cho xe tăng chủ lực chiến trường T-90 Bhishma. Đây được coi là bước tiến rất lớn của Ấn Độ trong việc tự chủ sản xuất hoàn toàn các loại xe tăng này trong nước thay vì phải nhập khẩu động cơ như trước kia. Nguồn ảnh: Vats.Thực tế, Ấn Độ đã tự sản xuất các loại xe tăng kể trên bao gồm xe tăng T-90 Bhishma được sản xuất dựa trên nhượng quyền chuyển giao công nghệ của T-90S từ năm 2004. Tuy nhiên, T-90 Bhisma vẫn phải sử dụng một vài thiết bị nhập khẩu, đặc biệt là hệ thống động cơ. Nguồn ảnh: Armyrec.Các xe tăng T-72 được Ấn Độ sản xuất nội địa bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 70 dưới sự nhượng quyền của Liên Xô. Phiên bản T-72 mà Ấn Độ sản xuất trong nước là T-72M/T-72M1 và được đặt tên là T-72 Ajeya. Nguồn ảnh: Defence.Phiên bản T-72 Ajeya Mk1 được Ấn Độ sản xuất với hệ thống giáp phản ứng nổ đầy đủ nhằm tăng cường khả năng bảo vệ cho xe cũng như kíp lái bên trong, kèm theo đó là 12 ống phóng lựu đạn khói để xe thoát ly khi cần. Nguồn ảnh: Southfront.T-72 được trang bị với một khẩu pháo 125mm loại 2A46. Đây là khẩu pháo nòng trơn, có khả năng bắn ra nhiều loại đạn khác nhau. Kèm theo đó là hoả lực súng máy 7,62mm đồng trục và một khẩu súng máy 12,7mm đặt trên nóc xe có khả năng bắn phòng không. Nguồn ảnh: Gettyimg.Trong khi đó T-90 Bhisma có bản chất chính là chiếc T-90 do Nga sản xuất. Loại xe tăng này của Ấn Độ có hệ thống nạp đạn tự động đời mới, hệ thống kiểm soát hoả lực tiên tiến cùng khẩu pháo chính loại 2A46M-5 và động cơ công suất 1130 sức ngựa. Nguồn ảnh: Reuters.Vũ khí chính của T-90 bao gồm một khẩu pháo 2A46M 125mm nòng trơn có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau trong đó có đạn nổ mạnh, đạn nổ mảnh, đạn lõm,... thậm chí, khẩu pháo này còn có thể bắn ra tên lửa chống tăng loại 9M119M Refleks. Nguồn ảnh: India.Việc Ấn Độ tự sản xuất được phần khó nhất trên những chiếc xe tăng này đó là động cơ một cách nội địa hoá sẽ giúp Ấn Độ có khả năng độc lập, tự chủ trong việc sản xuất vũ khí nội địa thay vì phải phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài. Nguồn ảnh: Foxturn.Đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại, khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang leo thang ở khu vực biên giới, việc tự chủ được sản xuất động cơ trong nước cũng sẽ giúp Ấn Độ "giấu" được lực lượng của mình vì khi đó, số lượng xe tăng của Ấn Độ sẽ không còn phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu - một thông tin rất dễ bị tình báo Bắc Kinh "tóm" được. Nguồn ảnh: Indiamilitary.Trong tương lai, rất có thể Ấn Độ sẽ nâng tỷ lệ nội địa hoá trong việc sản xuất xe tăng T-90 và T-72 lên tối đa hay thậm chí tự nâng cấp động cơ cho hai dòng xe tăng trên thay vì phụ thuộc quá nhiều vào Nga hay các nước phương Tây. Nguồn ảnh: Indianews. Mời độc giả xem Video: Xe tăng T-90 của Nga tập trận lội nước bắn đạn thật oai phong lẫm liệt.
Động cơ nội địa được Ấn Độ sản xuất bao gồm động cơ diesel V-46-6 cho loại xe tăng T-72 Ajeya chủ lực chiến trường và động cơ V92S2 cho xe tăng chủ lực chiến trường T-90 Bhishma. Đây được coi là bước tiến rất lớn của Ấn Độ trong việc tự chủ sản xuất hoàn toàn các loại xe tăng này trong nước thay vì phải nhập khẩu động cơ như trước kia. Nguồn ảnh: Vats.
Thực tế, Ấn Độ đã tự sản xuất các loại xe tăng kể trên bao gồm xe tăng T-90 Bhishma được sản xuất dựa trên nhượng quyền chuyển giao công nghệ của T-90S từ năm 2004. Tuy nhiên, T-90 Bhisma vẫn phải sử dụng một vài thiết bị nhập khẩu, đặc biệt là hệ thống động cơ. Nguồn ảnh: Armyrec.
Các xe tăng T-72 được Ấn Độ sản xuất nội địa bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 70 dưới sự nhượng quyền của Liên Xô. Phiên bản T-72 mà Ấn Độ sản xuất trong nước là T-72M/T-72M1 và được đặt tên là T-72 Ajeya. Nguồn ảnh: Defence.
Phiên bản T-72 Ajeya Mk1 được Ấn Độ sản xuất với hệ thống giáp phản ứng nổ đầy đủ nhằm tăng cường khả năng bảo vệ cho xe cũng như kíp lái bên trong, kèm theo đó là 12 ống phóng lựu đạn khói để xe thoát ly khi cần. Nguồn ảnh: Southfront.
T-72 được trang bị với một khẩu pháo 125mm loại 2A46. Đây là khẩu pháo nòng trơn, có khả năng bắn ra nhiều loại đạn khác nhau. Kèm theo đó là hoả lực súng máy 7,62mm đồng trục và một khẩu súng máy 12,7mm đặt trên nóc xe có khả năng bắn phòng không. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Trong khi đó T-90 Bhisma có bản chất chính là chiếc T-90 do Nga sản xuất. Loại xe tăng này của Ấn Độ có hệ thống nạp đạn tự động đời mới, hệ thống kiểm soát hoả lực tiên tiến cùng khẩu pháo chính loại 2A46M-5 và động cơ công suất 1130 sức ngựa. Nguồn ảnh: Reuters.
Vũ khí chính của T-90 bao gồm một khẩu pháo 2A46M 125mm nòng trơn có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau trong đó có đạn nổ mạnh, đạn nổ mảnh, đạn lõm,... thậm chí, khẩu pháo này còn có thể bắn ra tên lửa chống tăng loại 9M119M Refleks. Nguồn ảnh: India.
Việc Ấn Độ tự sản xuất được phần khó nhất trên những chiếc xe tăng này đó là động cơ một cách nội địa hoá sẽ giúp Ấn Độ có khả năng độc lập, tự chủ trong việc sản xuất vũ khí nội địa thay vì phải phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài. Nguồn ảnh: Foxturn.
Đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại, khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang leo thang ở khu vực biên giới, việc tự chủ được sản xuất động cơ trong nước cũng sẽ giúp Ấn Độ "giấu" được lực lượng của mình vì khi đó, số lượng xe tăng của Ấn Độ sẽ không còn phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu - một thông tin rất dễ bị tình báo Bắc Kinh "tóm" được. Nguồn ảnh: Indiamilitary.
Trong tương lai, rất có thể Ấn Độ sẽ nâng tỷ lệ nội địa hoá trong việc sản xuất xe tăng T-90 và T-72 lên tối đa hay thậm chí tự nâng cấp động cơ cho hai dòng xe tăng trên thay vì phụ thuộc quá nhiều vào Nga hay các nước phương Tây. Nguồn ảnh: Indianews.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng T-90 của Nga tập trận lội nước bắn đạn thật oai phong lẫm liệt.