Được thiết kế trong giai đoạn những năm 20 của thế kỷ trước, khẩu súng trường tự động Pedersen hay còn có tên gọi khác là T1E3 từng được kỳ vọng sẽ thay thế được cho khẩu súng trường lên đạn bằng tay M1903 Springfield của Lục quân Mỹ. Nguồn ảnh: Rifle.Đáng tiếc là với phần cơ khí cồng kềnh và phức tạp, súng trường tự động Pedersen đã không đáp ứng được những yêu cầu của Lục quân Mỹ và không thể trở thành khẩu súng trường tiêu chuẩn thay thế cho toàn bộ lực lượng bộ binh của binh chủng này. Nguồn ảnh: Rifle.Về cơ bản, Pedersen chính xác là khẩu súng trường tự động đầu tiên được thiết kế theo tiêu chuẩn của quân đội Mỹ. Tuy nhiên khẩu súng này có rất nhiều nhược điểm. Nguồn ảnh: Rifle.Một trong những nhược điểm đầu tiên chính là cơ chế bắn rất cồng kềnh và phức tạp của nó với bộ phận khoá nòng được bẻ gập lại 90 độ khi giật ngược về phía sau. Nguồn ảnh: Rifle.Kiểu thiết kế này cho phép khẩu súng trường Pedersen tự lên đạn được ngay sau một phát bắn nhưng bù lại, chi tiết này lại rất dễ khiến cho khẩu súng bị kẹt đạn - nhất là khi sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn hoặc ẩm thấp. Nguồn ảnh: Rifle.Ngoài ra, cơ chế bắn của súng trường Pedersen với phần khoá nòng giật ngược lên phía trên sẽ che mắt xạ thủ trong khi giao tranh. Mặc dù chỉ bị che mắt trong tích tắc rất ngắn ngủi, tuy nhiên chừng đó cũng đủ khiến binh lính cảm thấy cực kỳ khó chịu với khẩu súng trường này. Nguồn ảnh: Rifle.Nếu như các yếu tố trên chưa đủ để loại khẩu Pedersen thì yếu tố cuối cùng - cũng là yếu tố lớn nhất khiến quân đội Mỹ từ chối khẩu súng trường này đó lại đến từ cỡ đạn mà nó sử dụng. Nguồn ảnh: Rifle.Khẩu súng này sử dụng cỡ đạn .276 Pedersen - tương đương với 7x51mm - một cỡ đạn cực dị được quân đội Mỹ thử nghiệm trong giai đoạn từ năm 1923 tới năm 1932. Tuy nhiên sau đó quân đội Mỹ cũng loại biên cỡ đạn này cùng với khẩu Pedersen. Nguồn ảnh: Rifle.Mặc dù vậy, không thể phủ nhận những ưu điểm của khẩu Pedersen so với súng trường lên đạn từng viên một. Các ưu điểm của khẩu Pedersen sau đó đã được đưa lên khẩu M1 Garand - một phiên bản hoàn thiện tuyệt đối, sau này trở thành khẩu súng trường tuyệt vời nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Rifle.Mời độc giả xem Video: Hai khẩu súng trường tự động tốt nhất của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Được thiết kế trong giai đoạn những năm 20 của thế kỷ trước, khẩu súng trường tự động Pedersen hay còn có tên gọi khác là T1E3 từng được kỳ vọng sẽ thay thế được cho khẩu súng trường lên đạn bằng tay M1903 Springfield của Lục quân Mỹ. Nguồn ảnh: Rifle.
Đáng tiếc là với phần cơ khí cồng kềnh và phức tạp, súng trường tự động Pedersen đã không đáp ứng được những yêu cầu của Lục quân Mỹ và không thể trở thành khẩu súng trường tiêu chuẩn thay thế cho toàn bộ lực lượng bộ binh của binh chủng này. Nguồn ảnh: Rifle.
Về cơ bản, Pedersen chính xác là khẩu súng trường tự động đầu tiên được thiết kế theo tiêu chuẩn của quân đội Mỹ. Tuy nhiên khẩu súng này có rất nhiều nhược điểm. Nguồn ảnh: Rifle.
Một trong những nhược điểm đầu tiên chính là cơ chế bắn rất cồng kềnh và phức tạp của nó với bộ phận khoá nòng được bẻ gập lại 90 độ khi giật ngược về phía sau. Nguồn ảnh: Rifle.
Kiểu thiết kế này cho phép khẩu súng trường Pedersen tự lên đạn được ngay sau một phát bắn nhưng bù lại, chi tiết này lại rất dễ khiến cho khẩu súng bị kẹt đạn - nhất là khi sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn hoặc ẩm thấp. Nguồn ảnh: Rifle.
Ngoài ra, cơ chế bắn của súng trường Pedersen với phần khoá nòng giật ngược lên phía trên sẽ che mắt xạ thủ trong khi giao tranh. Mặc dù chỉ bị che mắt trong tích tắc rất ngắn ngủi, tuy nhiên chừng đó cũng đủ khiến binh lính cảm thấy cực kỳ khó chịu với khẩu súng trường này. Nguồn ảnh: Rifle.
Nếu như các yếu tố trên chưa đủ để loại khẩu Pedersen thì yếu tố cuối cùng - cũng là yếu tố lớn nhất khiến quân đội Mỹ từ chối khẩu súng trường này đó lại đến từ cỡ đạn mà nó sử dụng. Nguồn ảnh: Rifle.
Khẩu súng này sử dụng cỡ đạn .276 Pedersen - tương đương với 7x51mm - một cỡ đạn cực dị được quân đội Mỹ thử nghiệm trong giai đoạn từ năm 1923 tới năm 1932. Tuy nhiên sau đó quân đội Mỹ cũng loại biên cỡ đạn này cùng với khẩu Pedersen. Nguồn ảnh: Rifle.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận những ưu điểm của khẩu Pedersen so với súng trường lên đạn từng viên một. Các ưu điểm của khẩu Pedersen sau đó đã được đưa lên khẩu M1 Garand - một phiên bản hoàn thiện tuyệt đối, sau này trở thành khẩu súng trường tuyệt vời nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Rifle.
Mời độc giả xem Video: Hai khẩu súng trường tự động tốt nhất của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.