Theo truyền thông Đài Loan, hôm 1/4, hai máy bay tiêm kích đa năng F/A-18 của Không quân Mỹ đã hạ cánh xuống sân bay ở phía nam hòn đảo này do trục trặc động cơ. "Dù việc hạ cánh nằm ngoài dự kiến và xảy ra hoàn toàn do sự cố kỹ thuật, Đài Loan đã rất tốt khi cho phép các phi công đang gặp nạn được hạ cánh an toàn", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Henrietta Levin nói.Tuy nhiên, vụ việc đã khiến cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phản ứng ứng dữ dội với Mỹ. "Trung Quốc yêu cầu Mỹ nghiêm túc tuân thủ 'chính sách một Trung Quốc' và ba thỏa thuận chung giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời xử lý vụ việc này một cách thận trọng, hợp lý", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói, nhắc đến những thỏa thuận giữa hai bên công nhận Bắc Kinh là chính quyền duy nhất của Trung Quốc.Đây được xem là lần đầu tiên máy bay chiến đấu Mỹ hạ cánh xuống Đài Loan kể từ năm 1980. Báo chí Đài Loan nghi ngờ hành động này là phản ứng của Washington đến một cuộc tập trận chưa từng có của Bắc Kinh ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương, đông Đài Loan.Theo tờ Washington Times, thì loại máy bay Mỹ hạ cánh xuống sân bay Đài Loan là kiểu tiêm kích hạm F/A-18C Hornet thuộc Phi đội tiêm kích Thủy quân Lục chiến 323 (VMFA-323) đặt căn cứ tại sân bay Kadena, Nhật Bản. Hai chiếc máy bay F/A-18C gặp sự cố khi đang thực hiện chuyến bay huấn luyện thường xuyên.F/A-18C Hornet là thế hệ 2 của dòng tiêm kích hạm đa năng F/A-18 Hornet được Mỹ thiết kế cho các tàu sân bay hạt nhân của hải quân nước này. So với đời đầu F/A-18A/B, F/A-18C được nâng cấp nhiều về hệ thống điện tử, radar cho phép mang vũ khí mới, cải thiện khả năng phòng thủ chống tên lửa trên không.Tiêm kích hạm F/A-18C trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đẩy F404-GE-400 có đốt tăng lực lần 2 cho tốc độ bay tối đa Mach 1,7.F/A-18C có thể đạt tầm hoạt động trong chiến đấu lên đến 2.000km và thậm chí là 2.844km với 3 thùng xăng phụ.Tầm bay tác chiến của tiêm kích F/A-18C có thể nới dài hơn nữa nếu được tiếp nhiên liệu.Thế hệ F/A-18C được trang bị radar điều khiển hỏa lực AN/APG-73 được tích hợp radar khẩu độ tổng hợp, thiết bị hoa tiêu hồng ngoại, thiết bị ngắm hồng ngoại, buồng lái được hiện đại hóa với màn hình màu đa năng... Trong ảnh là buồng lái khá tiện nghi của thế hệ tiêm kích hạm F/A-18C được ra đời từ cuối những năm 1980.Nhờ được nâng cấp đáng kể về hệ thống điện tử hàng không cho phép tiêm kích F/A-18C có thể mang được tên lửa không đối không tầm xa tự dẫn radar chủ động AIM-120, tên lửa không đối đất AGM-65 và tên lửa không đối hải AGM-84 Harpoon.Tiêm kích hạm F/A-18C có khả năng mang tới 6,2 tấn vũ khí trên 9 giá treo gồm: 2 giá đầu mút cánh (dùng cho tên lửa không đối không); 4 giá dưới cánh và 3 giá trên thân máy bay.
Theo truyền thông Đài Loan, hôm 1/4, hai máy bay tiêm kích đa năng F/A-18 của Không quân Mỹ đã hạ cánh xuống sân bay ở phía nam hòn đảo này do trục trặc động cơ. "Dù việc hạ cánh nằm ngoài dự kiến và xảy ra hoàn toàn do sự cố kỹ thuật, Đài Loan đã rất tốt khi cho phép các phi công đang gặp nạn được hạ cánh an toàn", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Henrietta Levin nói.
Tuy nhiên, vụ việc đã khiến cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phản ứng ứng dữ dội với Mỹ. "Trung Quốc yêu cầu Mỹ nghiêm túc tuân thủ 'chính sách một Trung Quốc' và ba thỏa thuận chung giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời xử lý vụ việc này một cách thận trọng, hợp lý", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói, nhắc đến những thỏa thuận giữa hai bên công nhận Bắc Kinh là chính quyền duy nhất của Trung Quốc.
Đây được xem là lần đầu tiên máy bay chiến đấu Mỹ hạ cánh xuống Đài Loan kể từ năm 1980. Báo chí Đài Loan nghi ngờ hành động này là phản ứng của Washington đến một cuộc tập trận chưa từng có của Bắc Kinh ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương, đông Đài Loan.
Theo tờ Washington Times, thì loại máy bay Mỹ hạ cánh xuống sân bay Đài Loan là kiểu tiêm kích hạm F/A-18C Hornet thuộc Phi đội tiêm kích Thủy quân Lục chiến 323 (VMFA-323) đặt căn cứ tại sân bay Kadena, Nhật Bản. Hai chiếc máy bay F/A-18C gặp sự cố khi đang thực hiện chuyến bay huấn luyện thường xuyên.
F/A-18C Hornet là thế hệ 2 của dòng tiêm kích hạm đa năng F/A-18 Hornet được Mỹ thiết kế cho các tàu sân bay hạt nhân của hải quân nước này. So với đời đầu F/A-18A/B, F/A-18C được nâng cấp nhiều về hệ thống điện tử, radar cho phép mang vũ khí mới, cải thiện khả năng phòng thủ chống tên lửa trên không.
Tiêm kích hạm F/A-18C trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đẩy F404-GE-400 có đốt tăng lực lần 2 cho tốc độ bay tối đa Mach 1,7.
F/A-18C có thể đạt tầm hoạt động trong chiến đấu lên đến 2.000km và thậm chí là 2.844km với 3 thùng xăng phụ.
Tầm bay tác chiến của tiêm kích F/A-18C có thể nới dài hơn nữa nếu được tiếp nhiên liệu.
Thế hệ F/A-18C được trang bị radar điều khiển hỏa lực AN/APG-73 được tích hợp radar khẩu độ tổng hợp, thiết bị hoa tiêu hồng ngoại, thiết bị ngắm hồng ngoại, buồng lái được hiện đại hóa với màn hình màu đa năng... Trong ảnh là buồng lái khá tiện nghi của thế hệ tiêm kích hạm F/A-18C được ra đời từ cuối những năm 1980.
Nhờ được nâng cấp đáng kể về hệ thống điện tử hàng không cho phép tiêm kích F/A-18C có thể mang được tên lửa không đối không tầm xa tự dẫn radar chủ động AIM-120, tên lửa không đối đất AGM-65 và tên lửa không đối hải AGM-84 Harpoon.
Tiêm kích hạm F/A-18C có khả năng mang tới 6,2 tấn vũ khí trên 9 giá treo gồm: 2 giá đầu mút cánh (dùng cho tên lửa không đối không); 4 giá dưới cánh và 3 giá trên thân máy bay.