Đó là máy bay săn ngầm - tuần tra biển Tupolev Tu-142 - một trong những "sát thủ săn ngầm" nguy hiểm nhất thế giới, là cơn ác mộng với mọi tàu ngầm Mỹ - NATO kể từ khi nó ra đời cho tới tận hôm nay. Ảnh: WikipediaTu-142 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 trong thành phần lực lượng không quân hải quân Liên Xô đồn trú tại quân cảng Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam). Năm 1978, Liên Xô đã ký kết một thỏa thuận với Việt Nam để thuê quân cảng Cam Ranh trong thời gian 25 năm. Sau khi Liên Xô tan rã, Hải quân Nga tiếp tục đồn trú tại đây. Mãi tới tháng 5/2002, Nga mới rút khỏi Cam Ranh. Ảnh: WikipediaTrong thời gian có mặt tại Cam Ranh, các máy bay tuần tra săn ngầm Tu-142 được cho là thường xuyên tiến hành nhiều hoạt động tuần tra trên khu vực biển Đông. Ảnh: WikipediaTrong ảnh, biên đội Tu-142 hoạt động trên khu vực biển Đông. Ảnh: from I.Mikhelevich archiveVới sải cánh lên tới 50m, trọng lượng rỗng 90 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 185 tấn, có thể coi Tu-142 là máy bay săn ngầm lớn nhất từng có mặt ở Việt Nam, và nó cũng đạt kỷ lục là máy bay chống ngầm to nhất hành tinh hiện nay. Ảnh: Arms-ExpoKích cỡ dài - cao của Tu-142 cũng cực kỳ khủng khiếp, lần lượt là 53,08m và 12,12m. Các tài liệu được công bố cho biết, Tu-142 do Cục thiết kế Tupolev phát triển trên cơ sở khung thân máy bay ném bom chiến lược Tu-95. Chúng chính thức được đưa vào sản xuất năm 1968 tới năm 1994 với 100 chiếc. Ảnh: Airliners.netĐể nâng "con quái vật" có trọng lượng tối đa tới 185 tấn, người ta phải dùng tới 4 động cơ NK-12 công suất 14.795shp/chiếc với cánh quạt kép quay ngược chiều nhau. Ảnh: Airliners.netMáy bay đạt tầm bay tối đa tới 13.000km, bán kính tác chiến hơn 6.000km, trần bay 12.000m, tốc độ tối đa 925km/h, tốc độ trung bình 711km/h. Ảnh: Arms-ExpoCận cảnh cabin của Tu-142 – sẽ cần tới phi hành đoàn 11-13 người để vận hành “con quái vật bầu trời” này. Ảnh: Arms-ExpoTải trọng vũ khí của Tu-142 lên tới 11,4 tấn cho phép nó triển khai nhiều loại bom chống ngầm hoặc bom mặt đất, ngư lôi… Ảnh: Airliners.netVề hệ thống cảm biển, Tu-142 trang bị hệ thống bám bắt mục tiêu Korshun-K làm nhiệm vụ phát hiện mục tiêu mặt nước - tàu ngầm, liên lạc với các máy bay - căn cứ mặt đất quân ta và thực hiện nhiệm vụ điều hướng - chiến thuật. Ảnh: Arms-ExpoVideo máy bay săn ngầm Tu-142 cất cánh trong thời tiết xấu. Nguồn: Youtube
Đó là máy bay săn ngầm - tuần tra biển Tupolev Tu-142 - một trong những "sát thủ săn ngầm" nguy hiểm nhất thế giới, là cơn ác mộng với mọi tàu ngầm Mỹ - NATO kể từ khi nó ra đời cho tới tận hôm nay. Ảnh: Wikipedia
Tu-142 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 trong thành phần lực lượng không quân hải quân Liên Xô đồn trú tại quân cảng Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam). Năm 1978, Liên Xô đã ký kết một thỏa thuận với Việt Nam để thuê quân cảng Cam Ranh trong thời gian 25 năm. Sau khi Liên Xô tan rã, Hải quân Nga tiếp tục đồn trú tại đây. Mãi tới tháng 5/2002, Nga mới rút khỏi Cam Ranh. Ảnh: Wikipedia
Trong thời gian có mặt tại Cam Ranh, các máy bay tuần tra săn ngầm Tu-142 được cho là thường xuyên tiến hành nhiều hoạt động tuần tra trên khu vực biển Đông. Ảnh: Wikipedia
Trong ảnh, biên đội Tu-142 hoạt động trên khu vực biển Đông. Ảnh: from I.Mikhelevich archive
Với sải cánh lên tới 50m, trọng lượng rỗng 90 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 185 tấn, có thể coi Tu-142 là máy bay săn ngầm lớn nhất từng có mặt ở Việt Nam, và nó cũng đạt kỷ lục là máy bay chống ngầm to nhất hành tinh hiện nay. Ảnh: Arms-Expo
Kích cỡ dài - cao của Tu-142 cũng cực kỳ khủng khiếp, lần lượt là 53,08m và 12,12m. Các tài liệu được công bố cho biết, Tu-142 do Cục thiết kế Tupolev phát triển trên cơ sở khung thân máy bay ném bom chiến lược Tu-95. Chúng chính thức được đưa vào sản xuất năm 1968 tới năm 1994 với 100 chiếc. Ảnh: Airliners.net
Để nâng "con quái vật" có trọng lượng tối đa tới 185 tấn, người ta phải dùng tới 4 động cơ NK-12 công suất 14.795shp/chiếc với cánh quạt kép quay ngược chiều nhau. Ảnh: Airliners.net
Máy bay đạt tầm bay tối đa tới 13.000km, bán kính tác chiến hơn 6.000km, trần bay 12.000m, tốc độ tối đa 925km/h, tốc độ trung bình 711km/h. Ảnh: Arms-Expo
Cận cảnh cabin của Tu-142 – sẽ cần tới phi hành đoàn 11-13 người để vận hành “con quái vật bầu trời” này. Ảnh: Arms-Expo
Tải trọng vũ khí của Tu-142 lên tới 11,4 tấn cho phép nó triển khai nhiều loại bom chống ngầm hoặc bom mặt đất, ngư lôi… Ảnh: Airliners.net
Về hệ thống cảm biển, Tu-142 trang bị hệ thống bám bắt mục tiêu Korshun-K làm nhiệm vụ phát hiện mục tiêu mặt nước - tàu ngầm, liên lạc với các máy bay - căn cứ mặt đất quân ta và thực hiện nhiệm vụ điều hướng - chiến thuật. Ảnh: Arms-Expo
Video máy bay săn ngầm Tu-142 cất cánh trong thời tiết xấu. Nguồn: Youtube