Một trong những quốc gia có công rất lớn giúp Việt Nam đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa quân đội cũng như ngành công nghiệp quốc phòng có thể Israel, khi nhiều dòng súng bộ binh hiện đại của Quân đội Nhân dân Việt Nam có nguồn gốc từ Israel như: ACE 31/32, Mirco Uzi, Tavor CTAR21 và nhiều cái tên khác.Theo đó bên cạnh dòng súng tiểu liên AK-47 và các biến thể của nó, Việt Nam đang từng bước hiện đại hóa trang bị của người lính bằng các biến thể súng trường theo các thiết kế do nước ngoài chuyển giao hoặc tự sản xuất các biến thể nội địa trong nước nhưng trường hợp của ACE 31/32 với hai biến thể nội địa STV380 và STV215.Bên cạnh tự chế tạo chúng ta vẫn sử dụng các mẫu súng nhập khẩu như Tavor CTAR21 vốn được sử dụng khá phổ biến trong biên chế lực lượng Hải quân Đánh bộ và Binh chủng Đặc Công.Biến thể , biến thể rút gọn từ bản TAR-21 tiêu chuẩn với trọng lượng nhẹ hơn, chiều dài nòng súng ngắn hơn, và được chế tạo chủ yếu dành cho lực lượng biệt kích. Bản tiêu chuẩn của TAR-21 có trọng lượng 3.27 kg, chiều dài tổng cộng 720 mm, chiều dài nòng súng 460 mm, loại đạn 5.56x45mm chuẩn NATO, tốc độ 750-900 phát/phút, sơ tốc đầu đạn 910 m/giây, tầm bắn 550 m.Trong khi đó dòng súng bộ binh tiêu chuẩn mới nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay với hai biến thể ACE 31 và ACE 32 sử dụng đạn tiêu chuẩn 7,62×39mm tương tự như trên dòng súng trường tấn công AK-47 của ta hiện tại.Hiện nay, súng trường tấn công IWI ACE đang được chế tạo tại nhà máy Z111 với cả 2 phiên bản ACE 31 và ACE 32. Trong tương lai, IWI ACE được kỳ vọng sẽ trở thành ứng cử viên thay thế cho các dòng súng trường tấn công AK-47 đã lỗi thời có trong biên chế của Quân đội ta.Cận cảnh súng trường tấn công ACE 32 hay STV380 sử dụng cỡ nòng 7,62×39mm, đây là dòng sản phẩm được IWI thiết kế dành riêng cho các thị trường có truyền thống sử dụng các dòng súng bộ binh do Liên Xô chế tạo trước đây. Chúng ta cũng có thể thấy khẩu ACE 32 này còn được gắn thêm súng phóng lựu 40mm GL 40 và kính ngắm quang học Meprolight M21. Nguồn ảnh: Zing.vnBên cạnh các mẫu súng trường nhập khẩu, Việt Nam còn tự cho ra đời các mẫu súng trường tấn công thế hệ mới dựa trên các công nghệ mà chúng ta tiếp cận được, và đặc biệt trong số đó có thể kể tới hai cái tên GK 1 và GK 3 được Việt Nam mang sang giới thiệu tại triển lãm IndoDefense 2018 diễn ra Indonesia vào tháng 11 vừa qua. Nguồn ảnh: Miles V.Súng trường GK1 và GK3 được Việt Nam tạo ra bằng cách "lai ghép" giữa Galil ACE và AKM, cả hai đều dùng thân súng Galil ACE, với bộ nòng và thước ngắm AKM-1, đầu nòng cấu tạo gần giống loại trang bị cho AK-74. Nguồn ảnh: Miles V.Hình thức lai ghép này được cho là kết hợp được mọi ưu điểm vào trong một thiết kế duy nhất, ví dụ như thân súng Galil ACE sẽ cho tốc độ bắn 700 phát/phút, bổ sung thêm chế độ điểm xạ loạt 3 viên. Nguồn ảnh: Miles V.Trong khi đó GK1 dùng nắp đậy thân súng của AKM-1, ray lắp kính ngắm nhìn đêm bố trí ở bên trái, khóa an toàn vị trí ngón tay cái của Galil ACE và một khóa an toàn ở vị trí truyền thống của súng AK. Nguồn ảnh: Miles V.Trong khi đó GK3 dùng nắp đậy thân súng của Galil ACE, ray lắp kính ngắm gắn trực tiếp lên nắp, khóa an toàn ở vị trí ngón tay cái của Galil ACE bị bỏ đi, thay vào đó một khóa an toàn kiểu Ba Lan với chế độ loạt ngắn 3 viên. Nguồn ảnh: Miles V.Nhưng khác biệt lớn nhất giữa GK1 và GK3 lại nằm ở vị trí và cấu tạo ray lắp kính ngắm. Cụ thể, đường ray của GK1 ở bên trái thân súng, tương thích các loại kính ngắm nhìn đêm sử dụng kiểu ray này, hoặc lắp một gá có ray cho phép tích hợp kính ngắm của NATO. Nguồn ảnh: Miles V.Tựu chung lại một năm vừa ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam nói riêng và Quân đội chúng ta nói chung đã đạt nhiều bước tiến mới trên con đường xây dựng lực lượng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc trong mọi tình huống. Nguồn ảnh: BMDP.Mời độc giả xem video: Điểm mặt hỏa khí bộ binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. (nguồn QPVN)
Một trong những quốc gia có công rất lớn giúp Việt Nam đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa quân đội cũng như ngành công nghiệp quốc phòng có thể Israel, khi nhiều dòng súng bộ binh hiện đại của Quân đội Nhân dân Việt Nam có nguồn gốc từ Israel như: ACE 31/32, Mirco Uzi, Tavor CTAR21 và nhiều cái tên khác.
Theo đó bên cạnh dòng súng tiểu liên AK-47 và các biến thể của nó, Việt Nam đang từng bước hiện đại hóa trang bị của người lính bằng các biến thể súng trường theo các thiết kế do nước ngoài chuyển giao hoặc tự sản xuất các biến thể nội địa trong nước nhưng trường hợp của ACE 31/32 với hai biến thể nội địa STV380 và STV215.
Bên cạnh tự chế tạo chúng ta vẫn sử dụng các mẫu súng nhập khẩu như Tavor CTAR21 vốn được sử dụng khá phổ biến trong biên chế lực lượng Hải quân Đánh bộ và Binh chủng Đặc Công.
Biến thể , biến thể rút gọn từ bản TAR-21 tiêu chuẩn với trọng lượng nhẹ hơn, chiều dài nòng súng ngắn hơn, và được chế tạo chủ yếu dành cho lực lượng biệt kích. Bản tiêu chuẩn của TAR-21 có trọng lượng 3.27 kg, chiều dài tổng cộng 720 mm, chiều dài nòng súng 460 mm, loại đạn 5.56x45mm chuẩn NATO, tốc độ 750-900 phát/phút, sơ tốc đầu đạn 910 m/giây, tầm bắn 550 m.
Trong khi đó dòng súng bộ binh tiêu chuẩn mới nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay với hai biến thể ACE 31 và ACE 32 sử dụng đạn tiêu chuẩn 7,62×39mm tương tự như trên dòng súng trường tấn công AK-47 của ta hiện tại.
Hiện nay, súng trường tấn công IWI ACE đang được chế tạo tại nhà máy Z111 với cả 2 phiên bản ACE 31 và ACE 32. Trong tương lai, IWI ACE được kỳ vọng sẽ trở thành ứng cử viên thay thế cho các dòng súng trường tấn công AK-47 đã lỗi thời có trong biên chế của Quân đội ta.
Cận cảnh súng trường tấn công ACE 32 hay STV380 sử dụng cỡ nòng 7,62×39mm, đây là dòng sản phẩm được IWI thiết kế dành riêng cho các thị trường có truyền thống sử dụng các dòng súng bộ binh do Liên Xô chế tạo trước đây. Chúng ta cũng có thể thấy khẩu ACE 32 này còn được gắn thêm súng phóng lựu 40mm GL 40 và kính ngắm quang học Meprolight M21. Nguồn ảnh: Zing.vn
Bên cạnh các mẫu súng trường nhập khẩu, Việt Nam còn tự cho ra đời các mẫu súng trường tấn công thế hệ mới dựa trên các công nghệ mà chúng ta tiếp cận được, và đặc biệt trong số đó có thể kể tới hai cái tên GK 1 và GK 3 được Việt Nam mang sang giới thiệu tại triển lãm IndoDefense 2018 diễn ra Indonesia vào tháng 11 vừa qua. Nguồn ảnh: Miles V.
Súng trường GK1 và GK3 được Việt Nam tạo ra bằng cách "lai ghép" giữa Galil ACE và AKM, cả hai đều dùng thân súng Galil ACE, với bộ nòng và thước ngắm AKM-1, đầu nòng cấu tạo gần giống loại trang bị cho AK-74. Nguồn ảnh: Miles V.
Hình thức lai ghép này được cho là kết hợp được mọi ưu điểm vào trong một thiết kế duy nhất, ví dụ như thân súng Galil ACE sẽ cho tốc độ bắn 700 phát/phút, bổ sung thêm chế độ điểm xạ loạt 3 viên. Nguồn ảnh: Miles V.
Trong khi đó GK1 dùng nắp đậy thân súng của AKM-1, ray lắp kính ngắm nhìn đêm bố trí ở bên trái, khóa an toàn vị trí ngón tay cái của Galil ACE và một khóa an toàn ở vị trí truyền thống của súng AK. Nguồn ảnh: Miles V.
Trong khi đó GK3 dùng nắp đậy thân súng của Galil ACE, ray lắp kính ngắm gắn trực tiếp lên nắp, khóa an toàn ở vị trí ngón tay cái của Galil ACE bị bỏ đi, thay vào đó một khóa an toàn kiểu Ba Lan với chế độ loạt ngắn 3 viên. Nguồn ảnh: Miles V.
Nhưng khác biệt lớn nhất giữa GK1 và GK3 lại nằm ở vị trí và cấu tạo ray lắp kính ngắm. Cụ thể, đường ray của GK1 ở bên trái thân súng, tương thích các loại kính ngắm nhìn đêm sử dụng kiểu ray này, hoặc lắp một gá có ray cho phép tích hợp kính ngắm của NATO. Nguồn ảnh: Miles V.
Tựu chung lại một năm vừa ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam nói riêng và Quân đội chúng ta nói chung đã đạt nhiều bước tiến mới trên con đường xây dựng lực lượng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc trong mọi tình huống. Nguồn ảnh: BMDP.
Mời độc giả xem video: Điểm mặt hỏa khí bộ binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. (nguồn QPVN)