Mittlerer Panzer 1958, Panzer 58 hay viết tắt là Pz 58 là chiếc xe tăng hạng trung được thiết kế và sản xuất bởi Thụy Sĩ. Công việc phát triển bắt đầu từ năm 1953, chiếc xe tăng hạng trung của Thụy Sĩ này chỉ được sản xuất với số lượng cực kỳ ít ỏi, 12 mẫu trong đó có 2 mẫu thử nghiệm và 10 mẫu sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Rita.Những chiếc xe tăng này cũng chỉ được phục vụ một thời gian ngắn ngủi trước khi bị cho về hưu toàn bộ. Cụ thể 12 mẫu xe tăng Pz 58 của Thụy Sĩ chỉ phục vụ trong quân đội nước này từ năm 1957 cho tới năm 1961 thì bị loại biên hoàn toàn. Nguồn ảnh: Rita.Xe được bọc thép với giáp trước dày từ 60-80 mm, giáp hông dày 30 mm và giáp phía sau dày 20 mm. Sử dụng pháo cỡ 105 nòng xoắn với tốc độ bắn tối đa 10 viên một phút và trong xe có cơ số đạn dự phòng 44 viên. Ngoài ra, tùy theo từng phiên bản xe tăng mà chiếc Pz 58 còn được trang bị một khẩu pháo đồng trục 20 mm với cơ số đạn 240 viên. Nguồn ảnh: Rita.Xe được trang bị một động cơ 8 xy-lanh Mercedes Benz do Đức sản xuất với công xuất 837 mã lực. Với lực kéo khoảng 17,1 sức ngựa/tấn, chiếc xe này có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 55 km/h trên đương nhựa và khoảng 30 km/h trên đường xấu. Nguồn ảnh: Rita.Thiết kế pháo đồng trục 20 mm cùng với khẩu pháo chính khá dị trên chiếc xe tăng Pz 58. Một điểm tiến bộ trong công nghệ chế tạo chiếc xe tăng này đó chính là nó được lắp ráp theo kiểu mô-đun với gần như tất cả mọi bộ phận trên xe. Khi bị hỏng hóc, người ta chỉ cần kép các bộ phận hỏng ra khỏi xe, lắp các bộ phận thay thế tương ứng vào và chiếc xe có thể vận hành trở lại như bình thường. Kiểu thiết kế này vào những năm 60 của thế kỷ trước là cực kỳ hiện đại. Nguồn ảnh: Rita.Xe tăng hạng trung Pz 58 có trọng lượng 31,1 tấn, chiều dài 6,9 mét (thân xe) và lên tới 8,49 mét (bao gồm cả nòng pháo). Chiều cao xe đạt 2,85 mét và chiều cao đạt 3,06 mét. Xe có tổ lái 4 người bao gồm một xa trưởng, một nạp đạn, một lái xe và một pháo thủ. Nguồn ảnh: Rita.Cận cảnh hệ thống ống xả động cơ trên chiếc xe tăng Thụy Sĩ và bảng số xe. Thiết kế nổi bật nhất của chiếc xe tăng này đó chính là hệ thống động cơ phụ trợ. Động cơ phụ trợ của chiếc xe là loại 4 xy-lanh cung cấp công xuất tối đa khoảng 38 sức ngựa được sử dụng để chạy máy phát điện trong xe. Trong trường hợp động cơ chính của xe bị hỏng hóc, động cơ phụ trợ này vẫn có thể giúp xe tăng di chuyển được một đoạn đường khoảng 200 mét thông qua hộp số phụ. Đây là một điểm cực kỳ xuất sắc của chiếc xe tăng này vì với 200 mét bò thêm được đó, kíp lái có thể đưa xe thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Nguồn ảnh: Rita.Xe sử dụng hộp số 9 cấp với 6 số tiến, 2 số lùi và một số mo. Kiểu hộp số được thiết kế để xe có thể tăng tốc nhanh chóng bằng cách sang số "ăn bớt" (sang số từ 1-3-5-6) hoặc để xe vượt địa hình với kiểu sang số tuần tự 1-2-3-4-5-6 thông thường. Nguồn ảnh: Rita.Có thể nói, việc Thụy Sĩ tự sản xuất được chiếc xe tăng hạng trung cho riêng mình là một điều cực kỳ đáng khen dù rằng đất nước này vốn nổi tiếng là yên bình suốt hàng trăm năm qua do "không ai nỡ đánh vào nơi cất giữ tiền của chính mình" cả. Nguồn ảnh: Rita.Chiếc Pz 58 của Thụy Sĩ có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật cơ khí với những công nghệ thiết kế tiên tiến, khả năng vận hành tốt và có độ ổn định cao. Dù vậy, với một quốc gia có mức sống cao và "không ai dám động vào" như Thụy Sĩ thì suy cho cùng, đi mua xe tăng của nước ngoài về "trưng cho đẹp" vẫn hơn là đầu tư một số tiền khổng lồ chỉ để sản xuất một vài chiếc xe tăng. Nguồn ảnh: Rita.
Mittlerer Panzer 1958, Panzer 58 hay viết tắt là Pz 58 là chiếc xe tăng hạng trung được thiết kế và sản xuất bởi Thụy Sĩ. Công việc phát triển bắt đầu từ năm 1953, chiếc xe tăng hạng trung của Thụy Sĩ này chỉ được sản xuất với số lượng cực kỳ ít ỏi, 12 mẫu trong đó có 2 mẫu thử nghiệm và 10 mẫu sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Rita.
Những chiếc xe tăng này cũng chỉ được phục vụ một thời gian ngắn ngủi trước khi bị cho về hưu toàn bộ. Cụ thể 12 mẫu xe tăng Pz 58 của Thụy Sĩ chỉ phục vụ trong quân đội nước này từ năm 1957 cho tới năm 1961 thì bị loại biên hoàn toàn. Nguồn ảnh: Rita.
Xe được bọc thép với giáp trước dày từ 60-80 mm, giáp hông dày 30 mm và giáp phía sau dày 20 mm. Sử dụng pháo cỡ 105 nòng xoắn với tốc độ bắn tối đa 10 viên một phút và trong xe có cơ số đạn dự phòng 44 viên. Ngoài ra, tùy theo từng phiên bản xe tăng mà chiếc Pz 58 còn được trang bị một khẩu pháo đồng trục 20 mm với cơ số đạn 240 viên. Nguồn ảnh: Rita.
Xe được trang bị một động cơ 8 xy-lanh Mercedes Benz do Đức sản xuất với công xuất 837 mã lực. Với lực kéo khoảng 17,1 sức ngựa/tấn, chiếc xe này có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 55 km/h trên đương nhựa và khoảng 30 km/h trên đường xấu. Nguồn ảnh: Rita.
Thiết kế pháo đồng trục 20 mm cùng với khẩu pháo chính khá dị trên chiếc xe tăng Pz 58. Một điểm tiến bộ trong công nghệ chế tạo chiếc xe tăng này đó chính là nó được lắp ráp theo kiểu mô-đun với gần như tất cả mọi bộ phận trên xe. Khi bị hỏng hóc, người ta chỉ cần kép các bộ phận hỏng ra khỏi xe, lắp các bộ phận thay thế tương ứng vào và chiếc xe có thể vận hành trở lại như bình thường. Kiểu thiết kế này vào những năm 60 của thế kỷ trước là cực kỳ hiện đại. Nguồn ảnh: Rita.
Xe tăng hạng trung Pz 58 có trọng lượng 31,1 tấn, chiều dài 6,9 mét (thân xe) và lên tới 8,49 mét (bao gồm cả nòng pháo). Chiều cao xe đạt 2,85 mét và chiều cao đạt 3,06 mét. Xe có tổ lái 4 người bao gồm một xa trưởng, một nạp đạn, một lái xe và một pháo thủ. Nguồn ảnh: Rita.
Cận cảnh hệ thống ống xả động cơ trên chiếc xe tăng Thụy Sĩ và bảng số xe. Thiết kế nổi bật nhất của chiếc xe tăng này đó chính là hệ thống động cơ phụ trợ. Động cơ phụ trợ của chiếc xe là loại 4 xy-lanh cung cấp công xuất tối đa khoảng 38 sức ngựa được sử dụng để chạy máy phát điện trong xe. Trong trường hợp động cơ chính của xe bị hỏng hóc, động cơ phụ trợ này vẫn có thể giúp xe tăng di chuyển được một đoạn đường khoảng 200 mét thông qua hộp số phụ. Đây là một điểm cực kỳ xuất sắc của chiếc xe tăng này vì với 200 mét bò thêm được đó, kíp lái có thể đưa xe thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Nguồn ảnh: Rita.
Xe sử dụng hộp số 9 cấp với 6 số tiến, 2 số lùi và một số mo. Kiểu hộp số được thiết kế để xe có thể tăng tốc nhanh chóng bằng cách sang số "ăn bớt" (sang số từ 1-3-5-6) hoặc để xe vượt địa hình với kiểu sang số tuần tự 1-2-3-4-5-6 thông thường. Nguồn ảnh: Rita.
Có thể nói, việc Thụy Sĩ tự sản xuất được chiếc xe tăng hạng trung cho riêng mình là một điều cực kỳ đáng khen dù rằng đất nước này vốn nổi tiếng là yên bình suốt hàng trăm năm qua do "không ai nỡ đánh vào nơi cất giữ tiền của chính mình" cả. Nguồn ảnh: Rita.
Chiếc Pz 58 của Thụy Sĩ có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật cơ khí với những công nghệ thiết kế tiên tiến, khả năng vận hành tốt và có độ ổn định cao. Dù vậy, với một quốc gia có mức sống cao và "không ai dám động vào" như Thụy Sĩ thì suy cho cùng, đi mua xe tăng của nước ngoài về "trưng cho đẹp" vẫn hơn là đầu tư một số tiền khổng lồ chỉ để sản xuất một vài chiếc xe tăng. Nguồn ảnh: Rita.