Trang Avia-pro cho biết, Ấn Độ dự định quay trở lại đàm phán với Nga về việc mua 50 máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 , tờ báo Nga đang nói về việc ký kết hợp đồng với số tiền lên tới 7,5 - 10 tỷ USD.Lý do khiến quốc gia Nam Á bất ngờ chuyển hướng sang máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 liên quan tới một tính năng quan trọng mà dòng tiêm kích tàng hình này mới được tuyên bố.Hóa ra mối quan tâm lớn nhất của Ấn Độ là việc chiếc Su-57 có cơ hội cất cánh từ boong tàu sân bay, và thực tế là ngày nay New Delhi không có máy bay chiến đấu đủ tiên tiến có thể sử dụng trên hàng không mẫu hạm.Nếu thông tin nói trên trở thành hiện thực, quốc gia này sẽ trở thành khách hàng mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên và lớn nhất của Nga.Trang Sohu của Trung Quốc bình luận thêm về chủ đề này như sau: "Mới đây, tại Diễn đàn kỹ thuật - quân sự quốc tế Army-2020, Nga đã lần đầu tiên trình làng mẫu máy phóng điện từ nội địa dành cho tiêm kích tàng hình Su-57"."Điều này khiến nhiều người liên tưởng đến hệ thống phóng điện từ trang bị cho tàu sân bay tương lai của Nga, và Su-57 với tư cách là tiêm kích tương thích thiết bị này, đồng nghĩa với việc nó sẽ có biến thể triển khai từ hàng không mẫu hạm"."New Delhi đặc biệt quan tâm tới diễn biến trên, vì việc phát triển tàu sân bay nội địa của họ còn chậm. Đối với hải quân Ấn Độ, hàng không mẫu hạm với đường cất cánh kiểu nhảy cầu rõ ràng không thể thỏa mãn mọi nhu cầu"."Do đó khi được trang bị máy phóng điện từ, tàu sân bay này có thể cho phép Su-57 tàng hình cất và hạ cánh. Liệu phiên bản trên boong của Su-57 có hấp dẫn hơn đối với người Ấn Độ so với chiếc LCA tự phát triển", Sohu bình luận.Cần lưu ý rằng trước đó Ấn Độ đã chỉ trích nặng nề các máy bay chiến đấu Su-57, gọi chúng là "cú lừa" và từ chối chế tạo tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 FGFA cùng với Nga (đây là phiên bản hai chỗ ngồi dựa trên Su-57).Ngoài lý do Su-57 có thể triển khai trên tàu sân bay như đã nói ở trên, việc Ấn Độ quay lại quan tâm tới chiến đấu cơ tàng hình Nga có thể còn liên quan tới việc Trung Quốc đưa J-20 tới khu vực tranh chấp.Các tiêm kích Su-30MKI hay Rafale của Ấn Độ tỏ ra thất thế trước chiến đấu cơ thế hệ năm, trong khi New Delhi chưa thể sớm hoàn thiện chiếc AMCA nội địa để làm đối trọng với Bắc Kinh.Hướng đi nữa cũng từng được nhắc tới đó là mua tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ, tuy vậy giữa Washington và New Delhi lại đang tồn tại khúc mắc không hề nhỏ.Ban đầu Mỹ rất mong muốn Ấn Độ sẽ lựa chọn F-35, nhưng sau khi New Delhi quyết theo đuổi thương vụ mua sắm hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf thì Washington đã thay đổi thái độ và tỏ ý chưa muốn bán tiêm kích Lightning II.Tổng hợp những yếu tố trên, có lẽ việc ký hợp đồng mua một lô lớn chiến đấu cơ Su-57 là lựa chọn hợp lý nhất đối với New Delhi vào thời điểm này.
Trang Avia-pro cho biết, Ấn Độ dự định quay trở lại đàm phán với Nga về việc mua 50 máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 , tờ báo Nga đang nói về việc ký kết hợp đồng với số tiền lên tới 7,5 - 10 tỷ USD.
Lý do khiến quốc gia Nam Á bất ngờ chuyển hướng sang máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 liên quan tới một tính năng quan trọng mà dòng tiêm kích tàng hình này mới được tuyên bố.
Hóa ra mối quan tâm lớn nhất của Ấn Độ là việc chiếc Su-57 có cơ hội cất cánh từ boong tàu sân bay, và thực tế là ngày nay New Delhi không có máy bay chiến đấu đủ tiên tiến có thể sử dụng trên hàng không mẫu hạm.
Nếu thông tin nói trên trở thành hiện thực, quốc gia này sẽ trở thành khách hàng mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên và lớn nhất của Nga.
Trang Sohu của Trung Quốc bình luận thêm về chủ đề này như sau: "Mới đây, tại Diễn đàn kỹ thuật - quân sự quốc tế Army-2020, Nga đã lần đầu tiên trình làng mẫu máy phóng điện từ nội địa dành cho tiêm kích tàng hình Su-57".
"Điều này khiến nhiều người liên tưởng đến hệ thống phóng điện từ trang bị cho tàu sân bay tương lai của Nga, và Su-57 với tư cách là tiêm kích tương thích thiết bị này, đồng nghĩa với việc nó sẽ có biến thể triển khai từ hàng không mẫu hạm".
"New Delhi đặc biệt quan tâm tới diễn biến trên, vì việc phát triển tàu sân bay nội địa của họ còn chậm. Đối với hải quân Ấn Độ, hàng không mẫu hạm với đường cất cánh kiểu nhảy cầu rõ ràng không thể thỏa mãn mọi nhu cầu".
"Do đó khi được trang bị máy phóng điện từ, tàu sân bay này có thể cho phép Su-57 tàng hình cất và hạ cánh. Liệu phiên bản trên boong của Su-57 có hấp dẫn hơn đối với người Ấn Độ so với chiếc LCA tự phát triển", Sohu bình luận.
Cần lưu ý rằng trước đó Ấn Độ đã chỉ trích nặng nề các máy bay chiến đấu Su-57, gọi chúng là "cú lừa" và từ chối chế tạo tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 FGFA cùng với Nga (đây là phiên bản hai chỗ ngồi dựa trên Su-57).
Ngoài lý do Su-57 có thể triển khai trên tàu sân bay như đã nói ở trên, việc Ấn Độ quay lại quan tâm tới chiến đấu cơ tàng hình Nga có thể còn liên quan tới việc Trung Quốc đưa J-20 tới khu vực tranh chấp.
Các tiêm kích Su-30MKI hay Rafale của Ấn Độ tỏ ra thất thế trước chiến đấu cơ thế hệ năm, trong khi New Delhi chưa thể sớm hoàn thiện chiếc AMCA nội địa để làm đối trọng với Bắc Kinh.
Hướng đi nữa cũng từng được nhắc tới đó là mua tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ, tuy vậy giữa Washington và New Delhi lại đang tồn tại khúc mắc không hề nhỏ.
Ban đầu Mỹ rất mong muốn Ấn Độ sẽ lựa chọn F-35, nhưng sau khi New Delhi quyết theo đuổi thương vụ mua sắm hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf thì Washington đã thay đổi thái độ và tỏ ý chưa muốn bán tiêm kích Lightning II.
Tổng hợp những yếu tố trên, có lẽ việc ký hợp đồng mua một lô lớn chiến đấu cơ Su-57 là lựa chọn hợp lý nhất đối với New Delhi vào thời điểm này.