Nặng nề, chậm chạm, khó sửa chữa, hay hỏng vặt và quá đắt tiền là lý do những chiếc xe tăng Tiger nhận kết cục thê thảm CTTG 2. Trên thực tế, so với xe tăng hạng trung T-34 của Liên Xô lúc bấy giờ, những chiếc Tiger "chỉ" vượt trội hơn về giáp và hỏa lực. Nguồn ảnh: Pinterest.Được thiết kế để đối đầu với xe tăng đối phương ở khoảng cách lớn, xe tăng hạng nặng Tiger có giáp đứng, không nghiêng kèm theo đó là độ dày lớn đã khiến cho trọng lượng của xe lên tới hơn 50 tấn. Tốc độ tối đa trên lý thuyết của Tiger là 20 km/h nhưng trên thực tế chúng chỉ di chuyển được với vận tốc 12 km/h. Nguồn ảnh: Histomil.Với những điểm yếu như vậy, các xe tăng Tiger sẽ không thể theo kịp những cuộc tấn công chớp nhoáng của thiết giáp Đức và sẽ trở thành "vật tế thần" khi không theo kịp tốc độ... rút lui của quân ta. Tính trong toàn bộ thời gian diễn ra chiến tranh, Đức đã sản xuất được 1.347 chiếc Tiger, tuy nhiên phần lớn trong số đó đã bị tiêu diệt và tới nay chỉ còn một vài chiếc còn nguyên vẹn trong các viện bảo tàng trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: American.Tháp pháo của một chiếc xe tăng Tiger bị bắn tung ra ngoài. Có lẽ thùng đạn trên xe đã phát nổ, các thành viên kíp lái đã thiệt mạng trên xe. Nguồn ảnh: Pinterest.Hai chiến sĩ xe tăng T-34 của Liên Xô đang xem xét những vết đạn trên chiếc "Con cọp" vừa bị hạ, có lẽ họ chính là "tác giả" của những vết đạn này. Thực tế thì phiên bản T-34 với nòng 76 mm không thể bắn xuyên qua lớp giáp của Tiger, chỉ có T-34 cỡ nòng 85 mm mới có khả năng bắn xuyên giáp Tiger ở khoảng cách dưới 600 mét. Nguồn ảnh: Wio.Một chiếc xe tăng Tiger bị bắn hạ, bên cạnh là một thi thể của một lính bộ binh Đức, có lẽ người lính xấu số này đã "chết oan" khi vô tình ở quá gần chiếc Tiger khi nó bị dính đạn. Nguồn ảnh: Pinterest.Một xe tăng Tiger của Đức bị phá hủy, trước mặt nó là một chiếc Sherman của Mỹ cũng đã tan nát, rất có khả năng chiếc Sherman đó chính là nạn nhân của chiếc Tiger trước khi nó bị hạ. Xe tăng Sherman của Mỹ không có bất cứ cơ hội nào khi đối đầu trực diện với Tiger, dù có dí sát mặt, nòng phảo 75 mm của Sherman cũng không thể xuyên qua được lớp giáp của Tiger, những phiên bản Sherman cải tiến với pháo 76 mm mới có khả năng bắn hạ Tiger từ phía sau ở khoảng cách dưới 100 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.Xe tăng Tiger (bên trái) và một chiếc Panther (bên phải) cùng bị hạ gục. Nguồn ảnh: Historyimg.Một chiếc Tiger bị hạ gục giữa thành phố. Chiến tranh trong đô thị chưa bao giờ là thế mạnh của xe tăng, nhất là với những chiếc xe tăng to lớn, đồ sộ, kém cơ động như Tiger. Nguồn ảnh: Pinterest.Một chiếc Tiger khác bị hạ trong thành phố. Thậm chí với trọng lượng hơn 50 tấn của mình, không phải cây cầu nào ở châu Âu thời bấy giờ cũng có thể chịu được cân nặng "quá tải" của chiếc Tiger khiến nó nhiều khi phải... đi đường vòng dù rằng bản thân Tiger có tốc độ di chuyển quá chậm. Nguồn ảnh: Armor.Một chiếc xe tăng Tiger bị bắn lật tháp pháo trên đảo Sicily, Italia. Phát đạn hất tung tháp pháo của chiếc Tiger xấu số có lẽ được bắn từ phía sau và kíp lái cũng khó có thể sống sót sau phát đạn này được. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nặng nề, chậm chạm, khó sửa chữa, hay hỏng vặt và quá đắt tiền là lý do những chiếc xe tăng Tiger nhận kết cục thê thảm CTTG 2. Trên thực tế, so với xe tăng hạng trung T-34 của Liên Xô lúc bấy giờ, những chiếc Tiger "chỉ" vượt trội hơn về giáp và hỏa lực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được thiết kế để đối đầu với xe tăng đối phương ở khoảng cách lớn, xe tăng hạng nặng Tiger có giáp đứng, không nghiêng kèm theo đó là độ dày lớn đã khiến cho trọng lượng của xe lên tới hơn 50 tấn. Tốc độ tối đa trên lý thuyết của Tiger là 20 km/h nhưng trên thực tế chúng chỉ di chuyển được với vận tốc 12 km/h. Nguồn ảnh: Histomil.
Với những điểm yếu như vậy, các xe tăng Tiger sẽ không thể theo kịp những cuộc tấn công chớp nhoáng của thiết giáp Đức và sẽ trở thành "vật tế thần" khi không theo kịp tốc độ... rút lui của quân ta. Tính trong toàn bộ thời gian diễn ra chiến tranh, Đức đã sản xuất được 1.347 chiếc Tiger, tuy nhiên phần lớn trong số đó đã bị tiêu diệt và tới nay chỉ còn một vài chiếc còn nguyên vẹn trong các viện bảo tàng trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: American.
Tháp pháo của một chiếc xe tăng Tiger bị bắn tung ra ngoài. Có lẽ thùng đạn trên xe đã phát nổ, các thành viên kíp lái đã thiệt mạng trên xe. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hai chiến sĩ xe tăng T-34 của Liên Xô đang xem xét những vết đạn trên chiếc "Con cọp" vừa bị hạ, có lẽ họ chính là "tác giả" của những vết đạn này. Thực tế thì phiên bản T-34 với nòng 76 mm không thể bắn xuyên qua lớp giáp của Tiger, chỉ có T-34 cỡ nòng 85 mm mới có khả năng bắn xuyên giáp Tiger ở khoảng cách dưới 600 mét. Nguồn ảnh: Wio.
Một chiếc xe tăng Tiger bị bắn hạ, bên cạnh là một thi thể của một lính bộ binh Đức, có lẽ người lính xấu số này đã "chết oan" khi vô tình ở quá gần chiếc Tiger khi nó bị dính đạn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một xe tăng Tiger của Đức bị phá hủy, trước mặt nó là một chiếc Sherman của Mỹ cũng đã tan nát, rất có khả năng chiếc Sherman đó chính là nạn nhân của chiếc Tiger trước khi nó bị hạ. Xe tăng Sherman của Mỹ không có bất cứ cơ hội nào khi đối đầu trực diện với Tiger, dù có dí sát mặt, nòng phảo 75 mm của Sherman cũng không thể xuyên qua được lớp giáp của Tiger, những phiên bản Sherman cải tiến với pháo 76 mm mới có khả năng bắn hạ Tiger từ phía sau ở khoảng cách dưới 100 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe tăng Tiger (bên trái) và một chiếc Panther (bên phải) cùng bị hạ gục. Nguồn ảnh: Historyimg.
Một chiếc Tiger bị hạ gục giữa thành phố. Chiến tranh trong đô thị chưa bao giờ là thế mạnh của xe tăng, nhất là với những chiếc xe tăng to lớn, đồ sộ, kém cơ động như Tiger. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một chiếc Tiger khác bị hạ trong thành phố. Thậm chí với trọng lượng hơn 50 tấn của mình, không phải cây cầu nào ở châu Âu thời bấy giờ cũng có thể chịu được cân nặng "quá tải" của chiếc Tiger khiến nó nhiều khi phải... đi đường vòng dù rằng bản thân Tiger có tốc độ di chuyển quá chậm. Nguồn ảnh: Armor.
Một chiếc xe tăng Tiger bị bắn lật tháp pháo trên đảo Sicily, Italia. Phát đạn hất tung tháp pháo của chiếc Tiger xấu số có lẽ được bắn từ phía sau và kíp lái cũng khó có thể sống sót sau phát đạn này được. Nguồn ảnh: Pinterest.