Quân đội Hàn Quốc ngày càng nổi lên trong những năm sau Chiến tranh Lạnh, với tư cách là một trong những nhà sản xuất vũ khí theo chuẩn NATO hàng đầu thế giới.Trong số các đồng minh của Mỹ, Hàn Quốc đã liên tục sản xuất các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, từ tàu khu trục lớp Sejong Đại đế, được coi là có khả năng nhất trong sử dụng hệ thống chiến đấu AEGIS của Mỹ đến pháo tự hành K9 đã phổ biến ở châu Âu.Là quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn, Hàn Quốc đã phát triển mạnh ngành công nghiệp vũ khí, nên đã giảm bớt sự phụ thuộc vào vũ khí nhập khẩu và thu được lợi nhuận đáng kể từ các hợp đồng cung cấp vũ khí cho các lực lượng vũ trang của chính nước này.Một bước ngoặt lớn trong sự trỗi dậy của lĩnh vực quốc phòng Hàn Quốc là việc phát triển loại xe tăng chiến đấu hoàn toàn nội địa đầu tiên của nước này; Chương trình xe tăng chủ lực K2 Black Panther bắt đầu vào giữa những năm 1990, thiết kế hoàn thiện vào năm 2006, sản xuất loạt vào năm 2014.Xe tăng K2 là sự tiếp nối từ chương trình xe tăng K1, được phát triển vào cuối thời Chiến tranh Lạnh và đưa vào phục vụ lần đầu tiên trong Quân đội Hàn Quốc vào năm 1987. Chiếc K1 dựa trên cơ sở chiếc M1A1 Abrams của Mỹ, đã gia nhập biên chế Quân đội Mỹ 7 năm trước đó. Xe tăng K1 không chỉ là một phiên bản nhập mẫu thiết kế, mà còn là một thiết bị có hiệu suất chiến đấu dưới mức trung bình, khi K1 chỉ được trang bị pháo chính 105mm L7, một mẫu pháo đã lạc hậu trong kỷ nguyên chiến tranh hiện đại.Ngược lại, xe tăng chủ lực K2 là sự kết hợp các tính năng tốt nhất của các dòng xe tăng nổi tiếng trên thế giới (kể cả của Nga), như hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng Leclerc (Pháp), ống thở của T-80 (Nga), cho phép nó vượt sông sâu lên đến 4,2 mét nước, và pháo L55 120 mm của hãng Rheinmetall (Đức), cho sơ tốc đạn lớn hơn.K2 cũng sử dụng bộ nạp đạn tự động, giảm 1/4 quân số kíp xe, so với các thiết kế tương tự của phương Tây, nhưng tốc độ bắn tăng lên 10 phát/ phút (xe tăng M1A2 của Mỹ, nạp đạn bằng tay, tốc độ bắn chỉ 6 phát phút).Trước khi K2 được đưa vào trang bị, xe tăng T-80U của Nga đã được coi là loại xe tăng mạnh nhất trong Quân đội Hàn Quốc, và đáng chú ý là T-80 cũng sử dụng hệ thống nạp đạn tự động. Một số tính năng nội địa đáng chú ý của K2 bao gồm hệ thống treo khí nén tiên tiến, cho phép xe tăng có ẩn mình hiệu quả hơn trong các công sự; cũng như ứng dụng độc đáo của radar băng tần milimet, được tích hợp để quan sát ở địa hình không bằng phẳng, đặc biệt có giá trị trong địa hình miền núi của Hàn Quốc.Một hệ thống cảnh báo laser tiên tiến, kết nối với máy tính của xe, giúp quay tháp pháo của nó về phía các nguồn hỏa lực đối phương đang ngắm bắn cực kỳ nhanh chóng, do đó cho phép nó bắn trả trong thời gian ngắn hơn và tăng khả năng sống sót.Pháo chính của K2 được thiết kế để bắn các loại đạn “thông minh” KSTAM do nước này phát triển, có khả năng tiêu diệt mục tiêu đến 8 km. K2 còn có khả năng sử dụng thiết bị quan sát ảnh nhiệt, có thể “khóa” các mục tiêu cố định ở cự ly đến 9,8 km, cho phép pháo thủ bắn chính xác hơn và thậm chí có thể tiêu diệt máy bay bay thấp.Hệ thống điều khiển hỏa lực của K2, được kết nối với một radar tần số cao, được triển khai trên vòng cung phía trước của tháp pháo; hệ thống này cũng được trang bị các cảm biến khí tượng và máy đo xa laser. Về hệ thống giáp bảo vệ, K2 sử dụng giáp composite tiên tiến và cả giáp phản ứng nổ, đồng thời tích hợp hệ thống radar băng tần milimet, có khả năng hoạt động như một Hệ thống cảnh báo tên lửa tiếp cận; radar này kết nối với máy tính, kịp thời kích hoạt hệ thống ngụy trang, bằng phóng đạn màn khói. Với giá 8,5 triệu USD/chiếc, K2 là một trong những chiếc xe tăng đắt nhất được sản xuất trên toàn cầu, nhưng vẫn thu được sự quan tâm đáng kể của nước ngoài từ Trung Đông và Châu Âu khi Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triên một phiên bản nội địa từ K2 với tên gọi Atlay, nhằm thay thế xe tăng Leopard II, mua của Đức; nhưng đã bị bắn cháy nhiều ở chiến trường Iraq và Syria.Việc Hàn Quốc trở thành một nhà sản xuất quốc phòng lớn, dẫn đến việc các nhà sản xuất phương Tây phải rời bỏ các thị trường truyền thống của họ, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Indonesia, những nước đã mua được số lượng lớn vũ khí của Hàn Quốc và Hàn Quốc cũng giảm nhập khẩu vũ khí của Mỹ.Hàn Quốc cũng đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình KF-X, không những thay thế máy bay F-35 nhập khẩu từ Mỹ, mà tương lai còn là sản phẩm cạnh tranh với chính F-35. Điều này cũng đúng với xe tăng K2, nó thể hiện một phần chấm dứt sự phụ thuộc quá nhiều vào vũ khí trang bị của phương Tây từ lâu của Hàn Quốc. Trước đây, Trung Quốc và Triều Tiên là các quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn duy nhất ở Đông Á, nhưng từ khi áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với ngành xuất khẩu vũ khí của Triều Tiên, thì Hàn Quốc nổi lên như một điểm sáng thay thế “người anh em” láng giềng phương bắc.Nhưng điều này sẽ là “điều không vui” đối với các ngành công nghiệp vũ khí của phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ, nơi Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có lợi nhuận cao thứ hai về bán vũ khí của nước này. Nguồn ảnh: Foxt.
Quân đội Hàn Quốc ngày càng nổi lên trong những năm sau Chiến tranh Lạnh, với tư cách là một trong những nhà sản xuất vũ khí theo chuẩn NATO hàng đầu thế giới.
Trong số các đồng minh của Mỹ, Hàn Quốc đã liên tục sản xuất các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, từ tàu khu trục lớp Sejong Đại đế, được coi là có khả năng nhất trong sử dụng hệ thống chiến đấu AEGIS của Mỹ đến pháo tự hành K9 đã phổ biến ở châu Âu.
Là quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn, Hàn Quốc đã phát triển mạnh ngành công nghiệp vũ khí, nên đã giảm bớt sự phụ thuộc vào vũ khí nhập khẩu và thu được lợi nhuận đáng kể từ các hợp đồng cung cấp vũ khí cho các lực lượng vũ trang của chính nước này.
Một bước ngoặt lớn trong sự trỗi dậy của lĩnh vực quốc phòng Hàn Quốc là việc phát triển loại xe tăng chiến đấu hoàn toàn nội địa đầu tiên của nước này; Chương trình xe tăng chủ lực K2 Black Panther bắt đầu vào giữa những năm 1990, thiết kế hoàn thiện vào năm 2006, sản xuất loạt vào năm 2014.
Xe tăng K2 là sự tiếp nối từ chương trình xe tăng K1, được phát triển vào cuối thời Chiến tranh Lạnh và đưa vào phục vụ lần đầu tiên trong Quân đội Hàn Quốc vào năm 1987. Chiếc K1 dựa trên cơ sở chiếc M1A1 Abrams của Mỹ, đã gia nhập biên chế Quân đội Mỹ 7 năm trước đó.
Xe tăng K1 không chỉ là một phiên bản nhập mẫu thiết kế, mà còn là một thiết bị có hiệu suất chiến đấu dưới mức trung bình, khi K1 chỉ được trang bị pháo chính 105mm L7, một mẫu pháo đã lạc hậu trong kỷ nguyên chiến tranh hiện đại.
Ngược lại, xe tăng chủ lực K2 là sự kết hợp các tính năng tốt nhất của các dòng xe tăng nổi tiếng trên thế giới (kể cả của Nga), như hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng Leclerc (Pháp), ống thở của T-80 (Nga), cho phép nó vượt sông sâu lên đến 4,2 mét nước, và pháo L55 120 mm của hãng Rheinmetall (Đức), cho sơ tốc đạn lớn hơn.
K2 cũng sử dụng bộ nạp đạn tự động, giảm 1/4 quân số kíp xe, so với các thiết kế tương tự của phương Tây, nhưng tốc độ bắn tăng lên 10 phát/ phút (xe tăng M1A2 của Mỹ, nạp đạn bằng tay, tốc độ bắn chỉ 6 phát phút).
Trước khi K2 được đưa vào trang bị, xe tăng T-80U của Nga đã được coi là loại xe tăng mạnh nhất trong Quân đội Hàn Quốc, và đáng chú ý là T-80 cũng sử dụng hệ thống nạp đạn tự động.
Một số tính năng nội địa đáng chú ý của K2 bao gồm hệ thống treo khí nén tiên tiến, cho phép xe tăng có ẩn mình hiệu quả hơn trong các công sự; cũng như ứng dụng độc đáo của radar băng tần milimet, được tích hợp để quan sát ở địa hình không bằng phẳng, đặc biệt có giá trị trong địa hình miền núi của Hàn Quốc.
Một hệ thống cảnh báo laser tiên tiến, kết nối với máy tính của xe, giúp quay tháp pháo của nó về phía các nguồn hỏa lực đối phương đang ngắm bắn cực kỳ nhanh chóng, do đó cho phép nó bắn trả trong thời gian ngắn hơn và tăng khả năng sống sót.
Pháo chính của K2 được thiết kế để bắn các loại đạn “thông minh” KSTAM do nước này phát triển, có khả năng tiêu diệt mục tiêu đến 8 km. K2 còn có khả năng sử dụng thiết bị quan sát ảnh nhiệt, có thể “khóa” các mục tiêu cố định ở cự ly đến 9,8 km, cho phép pháo thủ bắn chính xác hơn và thậm chí có thể tiêu diệt máy bay bay thấp.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của K2, được kết nối với một radar tần số cao, được triển khai trên vòng cung phía trước của tháp pháo; hệ thống này cũng được trang bị các cảm biến khí tượng và máy đo xa laser.
Về hệ thống giáp bảo vệ, K2 sử dụng giáp composite tiên tiến và cả giáp phản ứng nổ, đồng thời tích hợp hệ thống radar băng tần milimet, có khả năng hoạt động như một Hệ thống cảnh báo tên lửa tiếp cận; radar này kết nối với máy tính, kịp thời kích hoạt hệ thống ngụy trang, bằng phóng đạn màn khói.
Với giá 8,5 triệu USD/chiếc, K2 là một trong những chiếc xe tăng đắt nhất được sản xuất trên toàn cầu, nhưng vẫn thu được sự quan tâm đáng kể của nước ngoài từ Trung Đông và Châu Âu khi Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triên một phiên bản nội địa từ K2 với tên gọi Atlay, nhằm thay thế xe tăng Leopard II, mua của Đức; nhưng đã bị bắn cháy nhiều ở chiến trường Iraq và Syria.
Việc Hàn Quốc trở thành một nhà sản xuất quốc phòng lớn, dẫn đến việc các nhà sản xuất phương Tây phải rời bỏ các thị trường truyền thống của họ, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Indonesia, những nước đã mua được số lượng lớn vũ khí của Hàn Quốc và Hàn Quốc cũng giảm nhập khẩu vũ khí của Mỹ.
Hàn Quốc cũng đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình KF-X, không những thay thế máy bay F-35 nhập khẩu từ Mỹ, mà tương lai còn là sản phẩm cạnh tranh với chính F-35. Điều này cũng đúng với xe tăng K2, nó thể hiện một phần chấm dứt sự phụ thuộc quá nhiều vào vũ khí trang bị của phương Tây từ lâu của Hàn Quốc.
Trước đây, Trung Quốc và Triều Tiên là các quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn duy nhất ở Đông Á, nhưng từ khi áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với ngành xuất khẩu vũ khí của Triều Tiên, thì Hàn Quốc nổi lên như một điểm sáng thay thế “người anh em” láng giềng phương bắc.
Nhưng điều này sẽ là “điều không vui” đối với các ngành công nghiệp vũ khí của phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ, nơi Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có lợi nhuận cao thứ hai về bán vũ khí của nước này. Nguồn ảnh: Foxt.