Một cuộc tranh cãi báo chí đã nảy sinh giữa các chuyên gia quân sự Ấn Độ và Pakistan (họ là những quân nhân đã nghỉ hưu). Mọi chuyện bắt đầu từ việc báo chí Pakistan đăng bài phỏng vấn tướng không quân về hưu Shahzad Chaudhry.Tướng Chaudhry đã được yêu cầu bình luận về viễn cảnh xảy ra đối đầu trên không giữa tiêm kích J-20 do Trung Quốc sản xuất và chiếc Rafale do Pháp chế tạo và gần đây đã có trong biên chế không quân Ấn Độ.Trả lời câu hỏi này, Tướng Chaudhry nói rằng các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Chengdu J-20 của Trung Quốc có tính năng chiến đấu rất cao, "về cơ bản thay đổi cuộc chơi trong khu vực"."Đây là những máy bay có công nghệ và khả năng mới. Chúng không dễ bị phát hiện và còn được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại. J-20 mang tên lửa không đối không đủ sức tấn công máy bay đối phương mà không cần đi vào khu vực bị ảnh hưởng".Theo vị tướng Pakistan đã nghỉ hưu, tất cả những điều này cho phép máy bay chiến đấu tàng hình J-20 chiếm ưu thế vượt trội so với mọi tiêm kích thuộc thế hệ 4,5 trong thành phần tác chiến của không quân Ấn Độ.Vị chuyên gia quân sự trên còn lưu ý rằng các máy bay chiến đấu Rafale của không quân Ấn Độ "nên tránh gặp J-20 của Trung Quốc" nếu chưa muốn bị bắn hạ nhanh chóng và dễ dàng.Trước ý kiến trên, Nguyên soái hàng không Ấn Độ đã nghỉ hưu - ông Anil Chopra tỏ ra hoàn toàn không đồng ý với cách giải thích như vậy và cho rằng sự thật nên hiểu theo chiều hướng ngược lại.Theo vị Nguyên soái đã nghỉ hưu, người đã tham gia vào những trận không chiến thực sự thì "nhiều người tin rằng J-20 vượt trội so với Rafale của Pháp chỉ vì chiếc đầu tiên thuộc thế hệ thứ năm trong khi chiếc thứ hai thuộc thế hệ 4,5 (4+)".Nguyên soái Anil Chopra nói rõ: "Trong khi Trung Quốc rõ ràng đang hạ thấp khả năng của tiêm kích Rafale, tôi có lý do để nghi ngờ về năng lực thực sự của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm Chengdu J-20"."Chúng có động cơ không hoàn hảo và được thiết kế theo cách mà không cần phải nói về khả năng tàng hình trước radar. Và đối với việc giảm tín hiệu hồng ngoại, chúng 'tỏa sáng' như những mục tiêu rõ ràng".Ông Anil Chopra khẳng định rằng chiến đấu cơ Rafale của Pháp vượt trội so với J-20 của Trung Quốc về tốc độ và khả năng cơ động, cũng như hiệu quả chống lại những hệ thống tác chiến điện tử của đối phương."Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể thống trị bầu trời châu Á, bởi vì Rafale sẽ dễ dàng đánh bại chúng", Nguyên soái Anil Chopra kết luận.Tuy vậy những nhà phân tích trung lập lại cho rằng điều chính yếu trong cuộc tranh cãi giữa hai quân nhân nổi tiếng đã nghỉ hưu của Ấn Độ và Pakistan là cả hai rõ ràng không thể biết tất cả các đặc điểm của chiếc máy bay mà họ chỉ trích.Bên cạnh đó, không quân Ấn Độ còn đang đối diện nguy cơ Pháp dưới sức ép của Mỹ sẽ không bán vũ khí tối tân cho tiêm kích Rafale nếu New Delhi vẫn mua tổ hợp phòng không S-400, điều này khiến chiếc chiến đấu cơ Pháp trở nên thất thế hơn hẳn trước J-20.
Một cuộc tranh cãi báo chí đã nảy sinh giữa các chuyên gia quân sự Ấn Độ và Pakistan (họ là những quân nhân đã nghỉ hưu). Mọi chuyện bắt đầu từ việc báo chí Pakistan đăng bài phỏng vấn tướng không quân về hưu Shahzad Chaudhry.
Tướng Chaudhry đã được yêu cầu bình luận về viễn cảnh xảy ra đối đầu trên không giữa tiêm kích J-20 do Trung Quốc sản xuất và chiếc Rafale do Pháp chế tạo và gần đây đã có trong biên chế không quân Ấn Độ.
Trả lời câu hỏi này, Tướng Chaudhry nói rằng các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Chengdu J-20 của Trung Quốc có tính năng chiến đấu rất cao, "về cơ bản thay đổi cuộc chơi trong khu vực".
"Đây là những máy bay có công nghệ và khả năng mới. Chúng không dễ bị phát hiện và còn được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại. J-20 mang tên lửa không đối không đủ sức tấn công máy bay đối phương mà không cần đi vào khu vực bị ảnh hưởng".
Theo vị tướng Pakistan đã nghỉ hưu, tất cả những điều này cho phép máy bay chiến đấu tàng hình J-20 chiếm ưu thế vượt trội so với mọi tiêm kích thuộc thế hệ 4,5 trong thành phần tác chiến của không quân Ấn Độ.
Vị chuyên gia quân sự trên còn lưu ý rằng các máy bay chiến đấu Rafale của không quân Ấn Độ "nên tránh gặp J-20 của Trung Quốc" nếu chưa muốn bị bắn hạ nhanh chóng và dễ dàng.
Trước ý kiến trên, Nguyên soái hàng không Ấn Độ đã nghỉ hưu - ông Anil Chopra tỏ ra hoàn toàn không đồng ý với cách giải thích như vậy và cho rằng sự thật nên hiểu theo chiều hướng ngược lại.
Theo vị Nguyên soái đã nghỉ hưu, người đã tham gia vào những trận không chiến thực sự thì "nhiều người tin rằng J-20 vượt trội so với Rafale của Pháp chỉ vì chiếc đầu tiên thuộc thế hệ thứ năm trong khi chiếc thứ hai thuộc thế hệ 4,5 (4+)".
Nguyên soái Anil Chopra nói rõ: "Trong khi Trung Quốc rõ ràng đang hạ thấp khả năng của tiêm kích Rafale, tôi có lý do để nghi ngờ về năng lực thực sự của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm Chengdu J-20".
"Chúng có động cơ không hoàn hảo và được thiết kế theo cách mà không cần phải nói về khả năng tàng hình trước radar. Và đối với việc giảm tín hiệu hồng ngoại, chúng 'tỏa sáng' như những mục tiêu rõ ràng".
Ông Anil Chopra khẳng định rằng chiến đấu cơ Rafale của Pháp vượt trội so với J-20 của Trung Quốc về tốc độ và khả năng cơ động, cũng như hiệu quả chống lại những hệ thống tác chiến điện tử của đối phương.
"Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể thống trị bầu trời châu Á, bởi vì Rafale sẽ dễ dàng đánh bại chúng", Nguyên soái Anil Chopra kết luận.
Tuy vậy những nhà phân tích trung lập lại cho rằng điều chính yếu trong cuộc tranh cãi giữa hai quân nhân nổi tiếng đã nghỉ hưu của Ấn Độ và Pakistan là cả hai rõ ràng không thể biết tất cả các đặc điểm của chiếc máy bay mà họ chỉ trích.
Bên cạnh đó, không quân Ấn Độ còn đang đối diện nguy cơ Pháp dưới sức ép của Mỹ sẽ không bán vũ khí tối tân cho tiêm kích Rafale nếu New Delhi vẫn mua tổ hợp phòng không S-400, điều này khiến chiếc chiến đấu cơ Pháp trở nên thất thế hơn hẳn trước J-20.