Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu tàng hình J-20 tiên tiến nhất của mình dọc eo biển Đài Loan, trong động thái mới nhất nhằm đe dọa hòn đảo này. Theo thông tin, những chiếc J-20, cũng được triển khai đến gần khu vực Ladakh, trong căng thẳng biên giới với Ấn Độ năm ngoái.Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20, là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc, đã đưa vào biên chế chiến đấu hiện nay. Sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2011, J-20 đã gia nhập Lực lượng Không quân PLA vào năm 2017.Theo South China Morning Post, Bắc Kinh đã triển khai ít nhất 4 lữ đoàn không quân chiến đấu, gồm 150 máy bay chiến đấu J-20C (phiên bản tiên tiến của J-20) tới các đơn vị, để giám sát eo biển Đài Loan.Trung Quốc cũng đang có kế hoạch triển khai rộng rãi loại chiến đấu cơ tàng hình J-20, tới các khu vực mà Trung Quốc coi là nhạy cảm như khu vực biên giới Triều Tiên, eo biển Đài Loan, Biển Hoa Đông, Biển Đông và biên giới Ấn Độ. Trong đó tập trung hướng eo biển Đài Loan và biên giới Ấn Độ.Căng thẳng Trung Quốc-Đài Loan liên tục tăng cao trong thời gian qua, khi Trung Quốc cho rằng, Đài Loan đang có ý định độc lập. Trong đó, khu vực eo biển Đài Loan là trung tâm của căng thẳng.Cuộc khủng hoảng lớn cuối cùng tại eo biển Đài Loan, xảy ra vào năm 1995-1996, khi quân đội Trung Quốc tập trận, bắn một loạt tên lửa vào vùng nước hẹp, để nhắc lại cho Đài Loan nhớ chính sách “Một Trung Quốc” của họ.Ngoài việc phô trương sức mạnh quân sự, các cuộc xâm nhập liên tục vào vùng trời của Đài Loan, của các loại máy bay chiến đấu và máy bay ném bom; cùng với đó là việc triển khai chiến đấu cơ tàng hình J-20; đây là tín hiệu, để báo hiệu sự không hài lòng về việc Mỹ ngày càng ủng hộ hòn đảo này.Trong thông cáo của Hội nghị thượng đỉnh G7 mới đây, đã nêu lập trường thống nhất về Trung Quốc; trong đó có các vấn đề về Hồng Kông và Tân Cương; đồng thời cũng kêu gọi hòa bình ở eo biển Đài Loan và Biển Đông, cũng như giảm căng thẳng biên giới với Ấn Độ.Trung Quốc rõ ràng rất bực tức, trước sự "hòa hợp" ngày càng tăng giữa Mỹ và Đài Loan, đặc biệt là việc Mỹ bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, đã bán cho Đài Loan nhiều vũ khí hiện đại. Cùng với đó là việc Hải quân Mỹ tuần tra trên eo biển Đài Loan và các khu vực lân cận.Trong thời gian qua, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ; gần đây nhất là tàu khu trục USS Curtis Wilbur, đã tiến hành tuần tra thường lệ qua eo biển Đài Loan. Hành động này sau đó Trung Quốc gọi Mỹ là “kẻ tạo ra rủi ro lớn nhất”.Hành động thường xuyên nhất của Trung Quốc hiện nay là dùng máy bay chiến đấu J-11, J-16, máy bay ném bom H-6K, máy bay trinh sát…xâm phạm vùng cấm bay mà Đài Loan đặt ra.Đối với máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận, Đài Loan phải xuất kích máy bay chiến đấu để ngăn chặn; tuy nhiên nếu việc này kéo dài, sẽ làm tiêu hao số giờ hoạt động của máy bay chiến đấu của Đài Loan. Vì vậy gần đây, Đài Loan đã triển khai radar và tên lửa phòng không để theo dõi và giám sát máy bay Trung Quốc.Để đối phó với loại tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc, Đài Loan đã triển khai loại radar thụ động, chuyên bắt mục tiêu tàng hình. Theo Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Trung Sơn, Đài Loan, các tổ hợp radar này, sẽ tận dụng khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình, giúp Đài Loan nâng cao năng lực cảnh báo sớm của hệ thống phòng thủ.Còn đối với Ấn Độ, trong sự kiện căng thẳng biên giới năm ngoái giữa hai nước, có một số thông tin cho rằng, Trung Quốc triển khai các máy bay J-20, tại căn cứ không quân Hotan, ở tỉnh Tân Cương; nằm cách biên giới tranh chấp với Ấn Độ khoảng 200 km.Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), gần đây đã xác nhận, sự hiện diện của các máy bay J-20, tại Tuyến kiểm soát thực tế (LAC) giữa Trung Quốc và Ấn Độ, vào tháng 9/2020.Giám đốc DIA cho biết: “Lực lượng Không quân Trung Quốc tiếp tục trang bị thêm các máy bay chiến đấu hiện đại, bao gồm việc triển khai máy bay chiến đấu tàng hình J-20 vào tháng 9 tại biên giới Trung Quốc với Ấn Độ, trong thời gian quân đội của họ đang bế tắc”.Diễn biến này được đưa ra, sau khi có thông tin về việc Ấn Độ triển khai máy bay chiến đấu Rafale mới nhập từ Pháp, trên tuyến biên giới Trung-Ấn. Đây mặc dù là chiến đấu cơ thế hệ 4++, nhưng đủ sức đương đầu với J-20.Tờ EurAsian Times của Ấn Độ đưa tin, Không quân Ấn Độ khi đó đã triển khai các máy bay chiến đấu Su-30 MKI, MiG-29 và MiG-29K ở khu vực biên giới, cùng với các máy bay chiến đấu Rafale mới nhập; sẵn sàng đối phó với các hành động leo thang của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh con bài ngoại giao răn đe của Không quân Trung Quốc. Nguồn: CCTV.
Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu tàng hình J-20 tiên tiến nhất của mình dọc eo biển Đài Loan, trong động thái mới nhất nhằm đe dọa hòn đảo này. Theo thông tin, những chiếc J-20, cũng được triển khai đến gần khu vực Ladakh, trong căng thẳng biên giới với Ấn Độ năm ngoái.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20, là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc, đã đưa vào biên chế chiến đấu hiện nay. Sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2011, J-20 đã gia nhập Lực lượng Không quân PLA vào năm 2017.
Theo South China Morning Post, Bắc Kinh đã triển khai ít nhất 4 lữ đoàn không quân chiến đấu, gồm 150 máy bay chiến đấu J-20C (phiên bản tiên tiến của J-20) tới các đơn vị, để giám sát eo biển Đài Loan.
Trung Quốc cũng đang có kế hoạch triển khai rộng rãi loại chiến đấu cơ tàng hình J-20, tới các khu vực mà Trung Quốc coi là nhạy cảm như khu vực biên giới Triều Tiên, eo biển Đài Loan, Biển Hoa Đông, Biển Đông và biên giới Ấn Độ. Trong đó tập trung hướng eo biển Đài Loan và biên giới Ấn Độ.
Căng thẳng Trung Quốc-Đài Loan liên tục tăng cao trong thời gian qua, khi Trung Quốc cho rằng, Đài Loan đang có ý định độc lập. Trong đó, khu vực eo biển Đài Loan là trung tâm của căng thẳng.
Cuộc khủng hoảng lớn cuối cùng tại eo biển Đài Loan, xảy ra vào năm 1995-1996, khi quân đội Trung Quốc tập trận, bắn một loạt tên lửa vào vùng nước hẹp, để nhắc lại cho Đài Loan nhớ chính sách “Một Trung Quốc” của họ.
Ngoài việc phô trương sức mạnh quân sự, các cuộc xâm nhập liên tục vào vùng trời của Đài Loan, của các loại máy bay chiến đấu và máy bay ném bom; cùng với đó là việc triển khai chiến đấu cơ tàng hình J-20; đây là tín hiệu, để báo hiệu sự không hài lòng về việc Mỹ ngày càng ủng hộ hòn đảo này.
Trong thông cáo của Hội nghị thượng đỉnh G7 mới đây, đã nêu lập trường thống nhất về Trung Quốc; trong đó có các vấn đề về Hồng Kông và Tân Cương; đồng thời cũng kêu gọi hòa bình ở eo biển Đài Loan và Biển Đông, cũng như giảm căng thẳng biên giới với Ấn Độ.
Trung Quốc rõ ràng rất bực tức, trước sự "hòa hợp" ngày càng tăng giữa Mỹ và Đài Loan, đặc biệt là việc Mỹ bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, đã bán cho Đài Loan nhiều vũ khí hiện đại. Cùng với đó là việc Hải quân Mỹ tuần tra trên eo biển Đài Loan và các khu vực lân cận.
Trong thời gian qua, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ; gần đây nhất là tàu khu trục USS Curtis Wilbur, đã tiến hành tuần tra thường lệ qua eo biển Đài Loan. Hành động này sau đó Trung Quốc gọi Mỹ là “kẻ tạo ra rủi ro lớn nhất”.
Hành động thường xuyên nhất của Trung Quốc hiện nay là dùng máy bay chiến đấu J-11, J-16, máy bay ném bom H-6K, máy bay trinh sát…xâm phạm vùng cấm bay mà Đài Loan đặt ra.
Đối với máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận, Đài Loan phải xuất kích máy bay chiến đấu để ngăn chặn; tuy nhiên nếu việc này kéo dài, sẽ làm tiêu hao số giờ hoạt động của máy bay chiến đấu của Đài Loan. Vì vậy gần đây, Đài Loan đã triển khai radar và tên lửa phòng không để theo dõi và giám sát máy bay Trung Quốc.
Để đối phó với loại tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc, Đài Loan đã triển khai loại radar thụ động, chuyên bắt mục tiêu tàng hình. Theo Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Trung Sơn, Đài Loan, các tổ hợp radar này, sẽ tận dụng khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình, giúp Đài Loan nâng cao năng lực cảnh báo sớm của hệ thống phòng thủ.
Còn đối với Ấn Độ, trong sự kiện căng thẳng biên giới năm ngoái giữa hai nước, có một số thông tin cho rằng, Trung Quốc triển khai các máy bay J-20, tại căn cứ không quân Hotan, ở tỉnh Tân Cương; nằm cách biên giới tranh chấp với Ấn Độ khoảng 200 km.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), gần đây đã xác nhận, sự hiện diện của các máy bay J-20, tại Tuyến kiểm soát thực tế (LAC) giữa Trung Quốc và Ấn Độ, vào tháng 9/2020.
Giám đốc DIA cho biết: “Lực lượng Không quân Trung Quốc tiếp tục trang bị thêm các máy bay chiến đấu hiện đại, bao gồm việc triển khai máy bay chiến đấu tàng hình J-20 vào tháng 9 tại biên giới Trung Quốc với Ấn Độ, trong thời gian quân đội của họ đang bế tắc”.
Diễn biến này được đưa ra, sau khi có thông tin về việc Ấn Độ triển khai máy bay chiến đấu Rafale mới nhập từ Pháp, trên tuyến biên giới Trung-Ấn. Đây mặc dù là chiến đấu cơ thế hệ 4++, nhưng đủ sức đương đầu với J-20.
Tờ EurAsian Times của Ấn Độ đưa tin, Không quân Ấn Độ khi đó đã triển khai các máy bay chiến đấu Su-30 MKI, MiG-29 và MiG-29K ở khu vực biên giới, cùng với các máy bay chiến đấu Rafale mới nhập; sẵn sàng đối phó với các hành động leo thang của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh con bài ngoại giao răn đe của Không quân Trung Quốc. Nguồn: CCTV.