Ngoài các thiết kế nâng cấp dòng xe BTR của Liên Xô cũ, Cục thiết kế chế tạo máy Kharkiv Morozov còn phát triển một số thiết kế xe thiết giáp dựa trên xe tăng nhằm phục vụ xuất khẩu. Nhưng đáng thương thay, hầu hết chúng không thành công. Trong ảnh là xe thiết giáp chở quân hạng nặng BMP-55 được giới thiệu lần đầu năm 2007 nhằm phục vụ cho thị trường xuất khẩu, nhưng tới năm 2014 vẫn chẳng ai thèm mua nó.BMP-55 được phát triển từ khung thân xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 với việc thay thế cấu trúc bên trong khoang thân, đưa động cơ lên đầu, khoang chở quân ra sau, gỡ bỏ tháp pháo 100mm. Phần thân xe thừa hưởng lớp giáp cũ của T-55 và có thể lắp thêm giáp phản ứng nổ khi cần. Theo các đánh giá, giáp hông BMP-55 có thể chống đạn B41, giáp trước chống được đạn xuyên 90mm; toàn thân xe chống chịu vụ nổ của 10kg TNT.Với phần giáp khủng như vậy, BMP-55 đảm bảo an toàn cho 10 binh sĩ ngồi trong khoang thân, cửa ra đặt ở đuôi. Trên xe được lắp đại liên 12,7mm điều khiển từ xa cùng tên lửa chống tăng hoặc tên lửa đối không.Cùng phương án thiết kế như BMP-55, nhưng BMP-K-64 được phát triển dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-64. Dự án đã đưa ra nguyên mẫu vào năm 2005 nhưng tới thời điểm hiện tại cũng chẳng ai đoái hoài tới mẫu thiết giáp hạng nặng này. Khác với BMP-55 giữ nguyên hệ truyền động bánh xích, BMP-K-64 được thay đổi mạnh khung thân với việc thay đổi hoàn toàn bánh xích bằng bánh lốp, bên trong thay đổi cấu trúc để đưa khoang chở 8 binh sĩ vào.Khả năng chống đạn và kháng mìn của xe thiết giáp hạng nặng BMP-K-64 tương đương T-54/55 với việc bổ sung thêm giáp phản ứng nổ ERA. Vũ khí được trang bị đại liên 12,7mm hoặc pháo 30mm hoặc 90mm cùng tên lửa chống tăng.Cũng dựa trên T-64, một công ty vũ khí tư nhân ở Ukraine năm 2005 cũng cho ra mắt mẫu xe thiết giáp chở quân hạng nặng BMPV-64 tồn tại nhiều khác biệt so với BMP-K-64. Dẫu vậy, chúng có chung kết cục đó là không được ai mua, kể cả Quân đội Ukraine.BMPV-64 được thiết kế cho nhiệm vụ chở quân và chi viện cho bộ binh tác chiến trong môi trường đô thị. Bên trong xe được bố trí lại để chở tối đa 12 binh sĩ cùng vũ khí.Phần thân xe được giữ nguyên như T-64 gốc, bổ sung thêm giáp phản ứng nổ Nozh và hệ thống phòng vệ chủ động Zaslon tăng khả năng chống mìn, đạn diệt tăng. Vũ khí có một đại liên 12,7mm điều khiển từ xa hoặc tùy chọn pháo 30mm cùng đại liên 7,62mm.Không chỉ T-55, T-62 mà các nhà thiết kế Ukraine còn thực hiện cả với dòng tăng mạnh mẽ hơn như T-72 và T-84. Cục thiết kế Morozov cách đây vài năm đã thực hiện phương án tương tự như cách đã làm với T-55 nhưng giữ nguyên cấu hình vũ khí của xe tăng, bổ sung thêm khoang chở quân để cho ra đời mẫu xe chiến đấu bộ binh hạng nặng mạnh nhất thế giới BMT-72. BMT-72 sử dụng khung thân cơ sở xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 cho nhiệm vụ vận chuyển binh sĩ trên chiến trường, chi viện hỏa lực bộ binh và tiêu diệt xe tăng địch bằng hỏa lực sẵn có. BMT-72 cơ bản thì giữ nguyên hình dáng xe tăng T-72 với tháp pháo lắp pháo nòng trơn 125mm tích hợp bắn tên lửa qua nòng (cơ số đạn 30 viên).Nhưng phần thân được kéo dài ra, bổ sung thêm một bánh đỡ mỗi bên xích nhằm tăng khoảng không gian cho một khoang chở thêm 5 binh sĩ nằm ngay sau tháp pháo. Điều đó biến nó trở thành xe chiến đấu bộ binh trong lốt xe tăng chủ lực có sức mạnh tương đương các dòng tăng phương Tây, Nga.Cận cảnh 3 cửa ra vào cho 5 binh sĩ kèm theo đặt sau tháp pháo BMT-72.Trong ảnh, pháo chính 125mm trên BMT-72 khai hỏa tấn công mục tiêu, khẩu pháo này được trang bị đủ loại đạn để phá hủy mọi loại xe tăng hiện đại.Morozov cũng thực hiện phát triển tương tự với dòng xe tăng T-84 để tạo xe mẫu xe chiến đấu bộ binh hạng nặng BTMP-84. Tất nhiên, nó cũng chịu chung số phận với BMT-72 khi mà ra đời cách đây hơn 10 năm nhưng tất cả chỉ dừng lại ở nguyên mẫu, không một quốc gia nào muốn mua loại xe chiến đấu như vậy.
Ngoài các thiết kế nâng cấp dòng xe BTR của Liên Xô cũ, Cục thiết kế chế tạo máy Kharkiv Morozov còn phát triển một số thiết kế xe thiết giáp dựa trên xe tăng nhằm phục vụ xuất khẩu. Nhưng đáng thương thay, hầu hết chúng không thành công. Trong ảnh là xe thiết giáp chở quân hạng nặng BMP-55 được giới thiệu lần đầu năm 2007 nhằm phục vụ cho thị trường xuất khẩu, nhưng tới năm 2014 vẫn chẳng ai thèm mua nó.
BMP-55 được phát triển từ khung thân xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 với việc thay thế cấu trúc bên trong khoang thân, đưa động cơ lên đầu, khoang chở quân ra sau, gỡ bỏ tháp pháo 100mm. Phần thân xe thừa hưởng lớp giáp cũ của T-55 và có thể lắp thêm giáp phản ứng nổ khi cần. Theo các đánh giá, giáp hông BMP-55 có thể chống đạn B41, giáp trước chống được đạn xuyên 90mm; toàn thân xe chống chịu vụ nổ của 10kg TNT.
Với phần giáp khủng như vậy, BMP-55 đảm bảo an toàn cho 10 binh sĩ ngồi trong khoang thân, cửa ra đặt ở đuôi. Trên xe được lắp đại liên 12,7mm điều khiển từ xa cùng tên lửa chống tăng hoặc tên lửa đối không.
Cùng phương án thiết kế như BMP-55, nhưng BMP-K-64 được phát triển dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-64. Dự án đã đưa ra nguyên mẫu vào năm 2005 nhưng tới thời điểm hiện tại cũng chẳng ai đoái hoài tới mẫu thiết giáp hạng nặng này. Khác với BMP-55 giữ nguyên hệ truyền động bánh xích, BMP-K-64 được thay đổi mạnh khung thân với việc thay đổi hoàn toàn bánh xích bằng bánh lốp, bên trong thay đổi cấu trúc để đưa khoang chở 8 binh sĩ vào.
Khả năng chống đạn và kháng mìn của xe thiết giáp hạng nặng BMP-K-64 tương đương T-54/55 với việc bổ sung thêm giáp phản ứng nổ ERA. Vũ khí được trang bị đại liên 12,7mm hoặc pháo 30mm hoặc 90mm cùng tên lửa chống tăng.
Cũng dựa trên T-64, một công ty vũ khí tư nhân ở Ukraine năm 2005 cũng cho ra mắt mẫu xe thiết giáp chở quân hạng nặng BMPV-64 tồn tại nhiều khác biệt so với BMP-K-64. Dẫu vậy, chúng có chung kết cục đó là không được ai mua, kể cả Quân đội Ukraine.
BMPV-64 được thiết kế cho nhiệm vụ chở quân và chi viện cho bộ binh tác chiến trong môi trường đô thị. Bên trong xe được bố trí lại để chở tối đa 12 binh sĩ cùng vũ khí.
Phần thân xe được giữ nguyên như T-64 gốc, bổ sung thêm giáp phản ứng nổ Nozh và hệ thống phòng vệ chủ động Zaslon tăng khả năng chống mìn, đạn diệt tăng. Vũ khí có một đại liên 12,7mm điều khiển từ xa hoặc tùy chọn pháo 30mm cùng đại liên 7,62mm.
Không chỉ T-55, T-62 mà các nhà thiết kế Ukraine còn thực hiện cả với dòng tăng mạnh mẽ hơn như T-72 và T-84. Cục thiết kế Morozov cách đây vài năm đã thực hiện phương án tương tự như cách đã làm với T-55 nhưng giữ nguyên cấu hình vũ khí của xe tăng, bổ sung thêm khoang chở quân để cho ra đời mẫu xe chiến đấu bộ binh hạng nặng mạnh nhất thế giới BMT-72.
BMT-72 sử dụng khung thân cơ sở xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 cho nhiệm vụ vận chuyển binh sĩ trên chiến trường, chi viện hỏa lực bộ binh và tiêu diệt xe tăng địch bằng hỏa lực sẵn có. BMT-72 cơ bản thì giữ nguyên hình dáng xe tăng T-72 với tháp pháo lắp pháo nòng trơn 125mm tích hợp bắn tên lửa qua nòng (cơ số đạn 30 viên).
Nhưng phần thân được kéo dài ra, bổ sung thêm một bánh đỡ mỗi bên xích nhằm tăng khoảng không gian cho một khoang chở thêm 5 binh sĩ nằm ngay sau tháp pháo. Điều đó biến nó trở thành xe chiến đấu bộ binh trong lốt xe tăng chủ lực có sức mạnh tương đương các dòng tăng phương Tây, Nga.
Cận cảnh 3 cửa ra vào cho 5 binh sĩ kèm theo đặt sau tháp pháo BMT-72.
Trong ảnh, pháo chính 125mm trên BMT-72 khai hỏa tấn công mục tiêu, khẩu pháo này được trang bị đủ loại đạn để phá hủy mọi loại xe tăng hiện đại.
Morozov cũng thực hiện phát triển tương tự với dòng xe tăng T-84 để tạo xe mẫu xe chiến đấu bộ binh hạng nặng BTMP-84. Tất nhiên, nó cũng chịu chung số phận với BMT-72 khi mà ra đời cách đây hơn 10 năm nhưng tất cả chỉ dừng lại ở nguyên mẫu, không một quốc gia nào muốn mua loại xe chiến đấu như vậy.