Thông tin về kế hoạch điều AQS-24A đến Trung Đông được Hải quân Mỹ tiết lộ khi tuyên bố hợp đồng với nhà thầu Northrop Grumman đã hoàn thành và công việc triển đến những điểm nóng trên thế giới, trong đó có Trung Đông - nơi có lực lượng Mỹ hiện diện đã sẵn sàng.Khi chính thức được đưa vào trang bị, hệ thống AQS-24A sẽ được trang bị trên trực thăng MH-53 Sea Dragon. AQS-24A là một hệ thống săn ngầm bằng laser tiên tiến hàng đầu thế giới tốc độ cao và định vị chính xác mục tiêu trên biển, cho phép hoạt động cùng một lúc bằng hệ thống định vị dưới nước bằng sóng âm và tia laser.Hệ thống phát hiện thủy lôi nhờ có chức năng phát ra các tia laser công suất cao, hướng liên tục xuống mặt biển và cảm biến hình ảnh được truyền về trung tâm. Khi tác chiến, hệ thống này phối hợp với một số thiết bị khác để săn tìm mục tiêu.Hệ thống phát hiện thủy lôi nhờ có chức năng phát ra các tia laser công suất cao, hướng liên tục xuống mặt biển và cảm biến hình ảnh được truyền về trung tâm. Khi tác chiến, hệ thống này phối hợp với một số thiết bị khác để săn tìm mục tiêu.Việc Mỹ đổ tiền mua hệ thống săn tìm thủy lôi cho thấy sự nguy hiểm của vũ khí này. Bởi theo nhận định của trang Defence-blog, không phải tàu ngầm hay tàu chiến mà chính những quả thủy lôi mới là loại vũ khí khiến thủy thủ các nước sợ hãi nhất trong những trận hải chiến.Dù các tàu ngầm, tàu chiến trên mặt nước và máy bay thường thu hút sự chú ý của giới báo chí trong các trận hải chiến trên biển, thế nhưng trên thực tế những quả thủy lôi mới là mối nguy hiểm lớn nhất đối với bất cứ con tàu nào trên biển.So với các loại vũ khí trên biển khác, thủy lôi có chi phí triển khai ít tốn kém nhất, chúng có thể hoạt động trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm liền và kiểm soát được một vùng nước nhất định trong khi không cần tới bất cứ người lính hay tàu chiến nào để canh gác.Sự nguy hiểm với Hải quân Mỹ càng rõ hơn tại eo Biển Hormuz khi lực lượng Hải quân Iran đang có trong trang bị khoảng 6.000 quả thủy lôi, bao gồm các loại: tiếp xúc (chạm nổ), phi tiếp xúc (kích nổ bằng trường vật lý), thủy lôi phản lực RM-2 (cơ động lao đến mục tiêu), thủy lôi cơ động đáy MDS (tự cơ động đến vị trí đã định).Số lượng thủy lôi khổng lồ của Iran chính là nguyên nhân khiến Mỹ công bố kế hoạch điều AQS-24A đến Trung Đông. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể triển khai và số lượng AQS-24A tham gia nhiệm vụ tại khu vực này không được Mỹ công bố.
Thông tin về kế hoạch điều AQS-24A đến Trung Đông được Hải quân Mỹ tiết lộ khi tuyên bố hợp đồng với nhà thầu Northrop Grumman đã hoàn thành và công việc triển đến những điểm nóng trên thế giới, trong đó có Trung Đông - nơi có lực lượng Mỹ hiện diện đã sẵn sàng.
Khi chính thức được đưa vào trang bị, hệ thống AQS-24A sẽ được trang bị trên trực thăng MH-53 Sea Dragon. AQS-24A là một hệ thống săn ngầm bằng laser tiên tiến hàng đầu thế giới tốc độ cao và định vị chính xác mục tiêu trên biển, cho phép hoạt động cùng một lúc bằng hệ thống định vị dưới nước bằng sóng âm và tia laser.
Hệ thống phát hiện thủy lôi nhờ có chức năng phát ra các tia laser công suất cao, hướng liên tục xuống mặt biển và cảm biến hình ảnh được truyền về trung tâm. Khi tác chiến, hệ thống này phối hợp với một số thiết bị khác để săn tìm mục tiêu.
Hệ thống phát hiện thủy lôi nhờ có chức năng phát ra các tia laser công suất cao, hướng liên tục xuống mặt biển và cảm biến hình ảnh được truyền về trung tâm. Khi tác chiến, hệ thống này phối hợp với một số thiết bị khác để săn tìm mục tiêu.
Việc Mỹ đổ tiền mua hệ thống săn tìm thủy lôi cho thấy sự nguy hiểm của vũ khí này. Bởi theo nhận định của trang Defence-blog, không phải tàu ngầm hay tàu chiến mà chính những quả thủy lôi mới là loại vũ khí khiến thủy thủ các nước sợ hãi nhất trong những trận hải chiến.
Dù các tàu ngầm, tàu chiến trên mặt nước và máy bay thường thu hút sự chú ý của giới báo chí trong các trận hải chiến trên biển, thế nhưng trên thực tế những quả thủy lôi mới là mối nguy hiểm lớn nhất đối với bất cứ con tàu nào trên biển.
So với các loại vũ khí trên biển khác, thủy lôi có chi phí triển khai ít tốn kém nhất, chúng có thể hoạt động trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm liền và kiểm soát được một vùng nước nhất định trong khi không cần tới bất cứ người lính hay tàu chiến nào để canh gác.
Sự nguy hiểm với Hải quân Mỹ càng rõ hơn tại eo Biển Hormuz khi lực lượng Hải quân Iran đang có trong trang bị khoảng 6.000 quả thủy lôi, bao gồm các loại: tiếp xúc (chạm nổ), phi tiếp xúc (kích nổ bằng trường vật lý), thủy lôi phản lực RM-2 (cơ động lao đến mục tiêu), thủy lôi cơ động đáy MDS (tự cơ động đến vị trí đã định).
Số lượng thủy lôi khổng lồ của Iran chính là nguyên nhân khiến Mỹ công bố kế hoạch điều AQS-24A đến Trung Đông. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể triển khai và số lượng AQS-24A tham gia nhiệm vụ tại khu vực này không được Mỹ công bố.