Iran đã bắt đầu gửi đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu Su-35 tại Nga. Theo thông tin mới nhất, có thể Tehran đã quyết định mua 32 máy bay chiến đấu Su-35 từ Nga.Đáng chú ý là tất cả các máy bay chiến đấu có thể được chuyển giao cho Iran vào tháng 1 hoặc tháng 2 năm nay. Điều này hoàn toàn loại trừ ưu thế của Không quân Israel, so với Không quân Iran.Theo thông tin sơ bộ, số tiêm kích chiến đấu Su-35 này được cho là sẽ giao cho Ai Cập, nhưng do nước này từ chối hợp đồng (mặc dù đây chỉ là thông tin không chính thức). Do vậy những chiếc máy bay chiến đấu này, có thể đến tay một “khách hàng bất thường”; theo dự kiến có thể là Iran. Kênh TRT TV của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin: “Tehran dự kiến mua máy bay chiến đấu siêu cơ động đa năng Su-35. Sự nghiêm túc trong ý định của Iran được thể hiện qua việc Không quân Iran đã chọn hơn ba mươi phi công học lái Su-35 tại Nga. Các chuyên gia cho biết, nếu Moscow và Tehran đi đến một thỏa thuận trong tháng Một này, công việc chuẩn bị sẽ bắt đầu gần như ngay lập tức. Một vấn đề riêng nữa là yêu cầu của Iran, về tăng hạn và hiện đại hóa hai chục máy bay chiến đấu MiG-29 và 25 máy bay cường kích Su-24MK, trong biên chế của Không quân Iran”; hết lời dẫn. Hiện tại, cả Moscow và Tehran đều không bình luận về thông tin cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 của Nga cho quân đội Iran; nhưng khả năng Iran mua chiến đấu cơ Su-35 là rất lớn. Hiện nay, yêu cầu cung cấp chiến đấu cơ hạng nặng, thì ngoài Nga ra, Iran không thể chông chờ vào bất kỳ nhà cung cấp nào khác.Và nếu Iran sở hữu những chiến đấu cơ Su-35, việc này sẽ khiến Israel lo ngại, khi Không quân Israel thường xuyên đe dọa tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran bằng lực lượng không quân. Đồng thời việc Iran sở hữu Su-35, sẽ làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực.Trong khi thương vụ bán Su-35 cho Iran đang có chiều hướng thuận lợi, thì nhiều đối tác quốc phòng đã quay lưng với Su-35 của Nga. Theo truyền thông phương Tây, theo sau Indonesia từ chối mua máy bay Su-35, các nước như Algeria và Ai Cập cũng từ bỏ loại máy bay chiến đấu này.Việc ba đối tác quốc phòng quan trọng lần lượt bỏ chiến đấu cơ Su-35, việc này có ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực đến sự phổ biến của các máy bay chiến đấu của Nga và có thể dẫn đến việc giảm đáng kể tiềm năng xuất khẩu của máy bay chiến đấu Su-35.Theo thông tin mới nhất, Algeria trước đó đã có ý định mua một lô lớn máy bay chiến đấu siêu cơ động Su-35 của Nga; nhưng do Su-35 không được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (EASA), mà chỉ trang bị radar mảng pha quét thụ động (PESA), nên Algeria đã quyết định từ chối ký hợp đồng với Nga về việc mua Su-35.Tình cảnh tương tự cũng xảy ra với Ai Cập, quốc gia được cho là đã định mua ít nhất 24 máy bay chiến đấu Su-35, để đưa chiến đấu cơ của Nga trở thành xương sống chủ lực chiếm ưu thế trên không, của lực lượng không quân nước này.Tuy nhiên trong các trận đánh đối kháng thử nghiệm, máy bay chiến đấu Rafale của Pháp (có trong biên chế Không quân Ai Cập), có thể chế áp radar của Su-35, bằng hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay; vì vậy Su-35 của Nga ngay lập tức không còn được Cairo quan tâm. Theo theo trang The Aviation Geek Club nhận xét: “Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy, Ai Cập sẽ không bao giờ nhận máy bay chiến đấu Su-35. Lý do trước hết là do áp lực của Mỹ, vì Washington hằng năm viện trợ 3 tỷ USD cho Cairo (trong đó có khoảng 1,7 tỷ USD viện trợ quân sự); do vậy Ai Cập sẽ khó có cơ hội mua máy bay chiến đấu của Nga.Lý do tiếp nữa là có thông tin cho rằng. Không quân Ai Cập đã thử nghiệm radar Irbis-E (của Su-35), chống lại hệ thống tác chiến điện tử của tiêm kích Rafale, nhưng đã thất bại hoàn toàn trước chiến đấu cơ Rafale của Pháp; mặc dù chưa có những thông tin độc lập xác nhận”; hết lời dẫn. Hiện phía Nga chưa đưa ra bình luận nào về những thông tin trên, nhưng rõ ràng trong vài tháng qua, các đối tác quốc phòng nước ngoài đã hủy đơn đặt hàng hơn 50 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Điều này cực kỳ gây tổn hại rất lớn đến danh tiếng của máy bay Nga. Nguồn ảnh: QQ.
Iran đã bắt đầu gửi đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu Su-35 tại Nga. Theo thông tin mới nhất, có thể Tehran đã quyết định mua 32 máy bay chiến đấu Su-35 từ Nga.
Đáng chú ý là tất cả các máy bay chiến đấu có thể được chuyển giao cho Iran vào tháng 1 hoặc tháng 2 năm nay. Điều này hoàn toàn loại trừ ưu thế của Không quân Israel, so với Không quân Iran.
Theo thông tin sơ bộ, số tiêm kích chiến đấu Su-35 này được cho là sẽ giao cho Ai Cập, nhưng do nước này từ chối hợp đồng (mặc dù đây chỉ là thông tin không chính thức). Do vậy những chiếc máy bay chiến đấu này, có thể đến tay một “khách hàng bất thường”; theo dự kiến có thể là Iran.
Kênh TRT TV của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin: “Tehran dự kiến mua máy bay chiến đấu siêu cơ động đa năng Su-35. Sự nghiêm túc trong ý định của Iran được thể hiện qua việc Không quân Iran đã chọn hơn ba mươi phi công học lái Su-35 tại Nga.
Các chuyên gia cho biết, nếu Moscow và Tehran đi đến một thỏa thuận trong tháng Một này, công việc chuẩn bị sẽ bắt đầu gần như ngay lập tức. Một vấn đề riêng nữa là yêu cầu của Iran, về tăng hạn và hiện đại hóa hai chục máy bay chiến đấu MiG-29 và 25 máy bay cường kích Su-24MK, trong biên chế của Không quân Iran”; hết lời dẫn.
Hiện tại, cả Moscow và Tehran đều không bình luận về thông tin cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 của Nga cho quân đội Iran; nhưng khả năng Iran mua chiến đấu cơ Su-35 là rất lớn. Hiện nay, yêu cầu cung cấp chiến đấu cơ hạng nặng, thì ngoài Nga ra, Iran không thể chông chờ vào bất kỳ nhà cung cấp nào khác.
Và nếu Iran sở hữu những chiến đấu cơ Su-35, việc này sẽ khiến Israel lo ngại, khi Không quân Israel thường xuyên đe dọa tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran bằng lực lượng không quân. Đồng thời việc Iran sở hữu Su-35, sẽ làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực.
Trong khi thương vụ bán Su-35 cho Iran đang có chiều hướng thuận lợi, thì nhiều đối tác quốc phòng đã quay lưng với Su-35 của Nga. Theo truyền thông phương Tây, theo sau Indonesia từ chối mua máy bay Su-35, các nước như Algeria và Ai Cập cũng từ bỏ loại máy bay chiến đấu này.
Việc ba đối tác quốc phòng quan trọng lần lượt bỏ chiến đấu cơ Su-35, việc này có ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực đến sự phổ biến của các máy bay chiến đấu của Nga và có thể dẫn đến việc giảm đáng kể tiềm năng xuất khẩu của máy bay chiến đấu Su-35.
Theo thông tin mới nhất, Algeria trước đó đã có ý định mua một lô lớn máy bay chiến đấu siêu cơ động Su-35 của Nga; nhưng do Su-35 không được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (EASA), mà chỉ trang bị radar mảng pha quét thụ động (PESA), nên Algeria đã quyết định từ chối ký hợp đồng với Nga về việc mua Su-35.
Tình cảnh tương tự cũng xảy ra với Ai Cập, quốc gia được cho là đã định mua ít nhất 24 máy bay chiến đấu Su-35, để đưa chiến đấu cơ của Nga trở thành xương sống chủ lực chiếm ưu thế trên không, của lực lượng không quân nước này.
Tuy nhiên trong các trận đánh đối kháng thử nghiệm, máy bay chiến đấu Rafale của Pháp (có trong biên chế Không quân Ai Cập), có thể chế áp radar của Su-35, bằng hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay; vì vậy Su-35 của Nga ngay lập tức không còn được Cairo quan tâm.
Theo theo trang The Aviation Geek Club nhận xét: “Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy, Ai Cập sẽ không bao giờ nhận máy bay chiến đấu Su-35. Lý do trước hết là do áp lực của Mỹ, vì Washington hằng năm viện trợ 3 tỷ USD cho Cairo (trong đó có khoảng 1,7 tỷ USD viện trợ quân sự); do vậy Ai Cập sẽ khó có cơ hội mua máy bay chiến đấu của Nga.
Lý do tiếp nữa là có thông tin cho rằng. Không quân Ai Cập đã thử nghiệm radar Irbis-E (của Su-35), chống lại hệ thống tác chiến điện tử của tiêm kích Rafale, nhưng đã thất bại hoàn toàn trước chiến đấu cơ Rafale của Pháp; mặc dù chưa có những thông tin độc lập xác nhận”; hết lời dẫn.
Hiện phía Nga chưa đưa ra bình luận nào về những thông tin trên, nhưng rõ ràng trong vài tháng qua, các đối tác quốc phòng nước ngoài đã hủy đơn đặt hàng hơn 50 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Điều này cực kỳ gây tổn hại rất lớn đến danh tiếng của máy bay Nga. Nguồn ảnh: QQ.